Khái quát về chính sách giáo dục

Khái quát về chính sách giáo dục

Chính sách giáo dục là những định hướng, những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, nội dung, phương pháp giáo dục và tổ chức hệ thống giáo dục, đào tạo.
Khái quát về chính sách văn hóa

Khái quát về chính sách văn hóa

Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết của cuộc sống. Văn hóa còn được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần hoặc đó là tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật, cách sống, cách tổ chức xã hội của một đất nước hay một nhóm xã hội. 
Khái quát về chính sách xã hội

Khái quát về chính sách xã hội

Chính sách xã hội được hiểu là bộ phận cấu thành chính sách chung của đảng hay chính quyền nhà nước trong việc giải quyết và quản lí các vấn đề xã hội bên cạnh các vấn đề chính trị, kinh tế. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt đời sống của con người, từ điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa đến quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội.
Khái quát về chính sách kinh tế

Khái quát về chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế là kế hoạch hành động nhằm sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu thụ hàng hóa, của cải trong xã hội hay hiểu một cách đơn giản hơn, chính sách kinh tế là chính sách tạo ra của cải làm giàu cho xã hội.
Một số khái niệm cơ bản về chính quyền địa phương

Một số khái niệm cơ bản về chính quyền địa phương

Ở bất kì quốc gia nào trên thế giới, khi cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành chính sách cho toàn quốc thì chính sách đó cũng phải được thực hiện ở địa phương. Mặt khác, ở mỗi địa phương đều có những công việc cần sự tham gia quyết định và tố chức thực hiện của người dân địa phương để xây dựng cuộc sống ổn định và tươi đẹp ở địa phương. Đây là hai yếu tố quan trọng nhất định hình sự tồn tại của chính quyền địa phương trong các nhà nước hiện đại. Chương này trình bày những vấn đề pháp lí cơ bản nhất về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay theo pháp luật hiện hành.
Hệ thống pháp luật quốc gia

Hệ thống pháp luật quốc gia

Mỗi quốc gia thường ban hành rất nhiều các quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các quy định pháp luật được ban hành không tồn tại độc lập và biệt lập, mà giữa chúng luôn có mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại với nhau trong quá trình điều chỉnh quan hệ xã hội. Nghiên cứu hệ thống quy phạm pháp luật sẽ không thể đầy đủ, toàn diện nếu không xem xét hệ thống nguồn pháp luật, đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật, bởi các quy phạm pháp luật được chứa đựng, thể hiện, tồn tại trong các nguồn pháp luật.
Khái quát về Quốc hội Việt Nam

Khái quát về Quốc hội Việt Nam

Nhân dân có thế thực hiện quyền lực của mình bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp, bán trực tiếp và gián tiếp. Bằng biện pháp dân chủ gián tiếp, nhân dân bầu ra các cơ quan đại diện (Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp) để thực hiện quyền lực của mình. Vì vậy, Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp thuờng đuợc gọi là cơ quan quyền lực nhà nuớc.
Hệ thống pháp luật của nhóm quốc gia

Hệ thống pháp luật của nhóm quốc gia

Hệ thống pháp luật của nhóm quốc gia còn gọi là dòng họ hay gia đình pháp luật là khái niệm dùng để chỉ tập hợp pháp luật của một nhóm quốc gia có những điểm đặc thù giống nhau về lịch sử hình thành, phát triển, về nguồn pháp luật, về việc phân định các bộ phận pháp luật trong quốc gia, về các thiết chế thực thi và bảo vệ pháp luật...
Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam tồn tại khá nhiều các ngành luật như ngành luật hiến pháp, ngành luật hành chính, ngành luật dân sự, ngành luật tố tụng dân sự, ngành luật hình sự, ngành luật tố tụng hình sự, ngành luật tài chính, ngành luật ngân hàng, ngành luật hôn nhân và gia đình. Cùng với sự phát triển của đất nước, các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng nhiều hơn, đa dạng, phức tạp hơn, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật chặt chẽ, chính xác hơn, dẫn đến số lượng quy phạm pháp luật ngày một nhiều hơn và các ngành luật mới làn lượt được hình thành, phát triển như ngành luật lao động, ngành luật đất đai, ngành luật kinh tế, ngành luật môi trường...
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.12612 sec| 820.148 kb