Khái quát về Quốc hội Việt Nam

28/02/2023
Everest Law Firm
Everest Law Firm
Nhân dân có thế thực hiện quyền lực của mình bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp, bán trực tiếp và gián tiếp. Bằng biện pháp dân chủ gián tiếp, nhân dân bầu ra các cơ quan đại diện (Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp) để thực hiện quyền lực của mình. Vì vậy, Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp thuờng đuợc gọi là cơ quan quyền lực nhà nuớc.

1- Khái quát sự ra đời và phát triển của Quốc hội nước ta

Ngày 16 và ngày 17 tháng 8 năm 1945, tại Tân Trào, Quốc dân đại hội đã được triệu tập gồm có 60 đại biểu của các tổ chức đoàn thể cách mạng đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, lập ra Uỷ ban dân tộc giải phóng trung ương (tức Chính phủ lâm thời). Vì vậy, Quốc dân đại hội được coi là tiền thân của Quốc hội nước ta, đã động viên toàn thể nhân dân đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công.

Ngày 08 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ tịch đã kí sắc lệnh số 14 mở cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước để bầu Quốc dân đại hội. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo, trước nguy cơ mất nước nhưng ngày 06 tháng 01 năm 1946, nhân dân ta trong cả nước đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử tự do thắng lợi, bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đó là Quốc hội đầu tiên, Quốc hội khóa I của nước ta.

Trong kì họp thứ nhất của Quốc hội ngày 02 tháng 3 năm 1946, Chính phủ liên hiệp kháng chiến đã được thành lập và Quốc hội cũng đã cử ra Ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Tại kì họp thứ hai (cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 1946), Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của  nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong phiên họp ngày 09 tháng 11 năm 1946, vạch ra những nhiệm vụ chính trị của nhân dân và chính quyền trong giai đoạn trước mắt.

Lẽ ra, sau khi thông qua Hiến pháp thì Quốc hội phải giải tán và bầu ra Nghị viện nhân dân. Bởi vì, trong sắc lệnh số 14 ngày 08 tháng 9 năm 1945 của Hồ Chủ tịch có nói: “Tống tuyển cử bầu Quốc hội lập hiến” nhưng do tình hình khẩn cấp lúc bấy giờ nên Quốc hội chưa giải tán. Tại kì họp, nhiều đại biểu đề nghị Quốc hội lãnh trách nhiệm trong một thời gian nữa cho đến khi bầu ra Nghị viện mới theo quy định của Hiến pháp năm 1946. Tháng 12 năm 1946, thực dân Pháp gây chiến tranh trên toàn cõi Việt Nam.

Vì hoàn cảnh kháng chiến và theo yêu cầu của các đại biếu, Quốc hội khóa I vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến năm 1959, Quốc hội cũng đã bầu ra Ban thường trực; nhưng nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thường trực chỉ hạn chế ở một số việc như liên lạc với Chính phủ; cùng với Chính phủ ban bố và thi hành Hiến pháp; triệu tập Quốc hội. Ban thường trực Quốc hội chưa thực sự là cơ quan thay mặt cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất giữa hai kì họp.

Kì họp thứ sáu của Quốc hội khóa I từ ngày 29 tháng 12 năm 1956 đến ngày 25 tháng 01 năm 1957 đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946 cho phù họp với giai đoạn mới của cách mạng. Tại kì họp thứ 11 của Quốc hội, ngày 31 tháng 12 năm 1959 bản Hiến pháp sửa đổi đã được thông qua, Hiến pháp năm 1959 ra đời.

Theo Hiến pháp năm 1959, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất không gọi là Nghị viện nhân dân như trong Hiến pháp năm 1946, mà gọi là Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Cũng tại kì họp thứ 11, ngày 31 tháng 12 năm 1959 Quốc hội đã ra nghị quyết khẳng định rằng: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam ỉà một. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tiêu biểu cho tính chất thắng nhất của nước ta và tiêu biểu cho ý chí tranh đấu của nhân dân cả haỉ miền Nam - Bắc".

Các nhiệm kì tiếp theo:

(i) Quốc hội khóa II (1960 - 1964): Tiếp tục truyền thống của Quốc hội khóa I, đã củng cố và tăng cường Nhà nước dân chủ nhân dân, Nhà nước làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản.

(ii) Quốc hội khóa III (1964 - 1971): Là Quốc hội đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm tròn nghĩa vụ đối với cách mạng miền Nam.

(iii) Quốc hội khóa V (từ tháng 4 nám 1975 đến tháng 4 năm 1976). Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước được độc lập thống nhất. Ngày 25 tháng 4 năm 1976 nhân dân cả nước đã bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, làm nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, đó là Quốc hội khóa VI của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

(iv) Quốc hội khóa VI, kì họp thứ bảy đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1980 trong phiên họp ngày 18/12/1980.

(v) Quốc hội khóa VII (tháng 6 năm 1981 đến tháng 4 năm 1987). Tiếp tục làm nhiệm vụ trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

(vi) Quốc hội khóa VIII (tháng 4 năm 1987 đến tháng 6 năm 1992) là Quốc hội của thời kì đổi mới. Tại kì họp thứ 11 của Quốc hội khóa VIII, bản Hiến pháp thứ 4 của nước ta đã được thông qưa trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992.

(vii) Sau khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành, nhân dân ta đã bầu ra Quốc hội khóa IX (tháng 7 năm 1992 đến tháng 7 năm 1997). Quốc hội khóa IX đã động viên nhân dân cả nước tiếp tục công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

(viii) Quốc hội khóa X (tháng 7 năm 1997 đến tháng 5 năm 2002) là Quốc hội tiếp tục của công cuộc đổi mới đất nước. Tại kì họp thứ 10 Quốc hội đã ban hành nghị quyết về việc sửa đổi, bố sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.

(ix) Quốc hội khóa XI (2002 - 2007) tiếp tục sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

(x) Ngày 20 tháng 5 năm 2007, nhân dân cả nước đã bầu ra Quốc hội khóa XII (2007 - 2011). Đây là Quốc hội của thời kì hội nhập và phát triển toàn diện của đất nước sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

(xi) Tháng 5 năm 2011, nhân dân cả nước đã bầu ra Quốc hội khóa XIII (2011 - 2016) là Quốc hội tiếp tục thời kì hội nhập và phát triển toàn diện của đất nước. Tại kì họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã thông qua bản Hiến pháp thứ 5 của Việt Nam vào ngày 28 tháng 11 năm 2013.

(xii) Ngày 22 tháng 5 năm 2016, nhân dân Việt Nam tiến hành bầu cử Quốc hội khóa XIV nhiệm kì 2016 - 2021.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest 

2- Vị trí, tính chất và chức năng của Quốc Hội

Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Theo Hiến pháp năm 2013, ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2).

Nhân dân có thế thực hiện quyền lực của mình bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp, bán trực tiếp và gián tiếp. Bằng biện pháp dân chủ gián tiếp, nhân dân bầu ra các cơ quan đại diện (Quốc hội và HĐND các cấp) để thực hiện quyền lực của mình. Vì vậy, Quốc hội và HĐND các cấp thuờng đuợc gọi là cơ quan quyền lực nhà nuớc.

Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nguyên tắc này được quy định lần đầu tiên trong Hiến pháp năm 1946. Điều 22 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Nghị viện nhân dân ỉà cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”. Tiếp đó nguyên tắc này được củng cố và quy định rõ ràng hơn trong Hiến pháp năm 1959: “Tất cả quyền ỉực trong nước Vỉệt Nam Dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Qụổc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” (Điều 4).

Đến Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 thì vai trò của Quốc hội được tăng cường và phát triển hơn nữa trong việc quy định cơ cấu tổ chức Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nhất là trong việc quy định vị trí, tính chất, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quyền lực nhà nước. Hiến pháp năm 2013 đã nêu rõ vị trí và tính chất của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 69).

Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước như thông qua Hiến pháp, các đạo luật, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm  những chức vụ cao nhất của bộ máy nhà nước; giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước; Quốc hội biểu hiện tập trung ý chí và quyền lực của nhân dân trong phạm vi toàn quốc.

Về tính chất, Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Các đại biểu Quốc hội là những công nhân, nông dân, trí thức và những người lao động thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân cả nước bầu cử ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và hoạt động vì lợi ích của những người mà họ làm đại diện. Nhiệm kì của Quốc hội là 5 năm, việc tuyển cử các đại biểu Quốc hội mới bảo đảm cho nhân dân có thể lựa chọn và bổ sung những đại diện mới vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của mình.

Với vị trí, tính chất như trên, Quốc hội thực sự là cơ quan đại biếu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước.

Với tinh thần nói trên, Điều 69 Hiến pháp năm 2013 đã quy định chức năng của Quốc hội bao gồm những phương diện lớn sau đây:

(i) Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.

(ii) Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

(iii) Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp và pháp luật được thi hành triệt để và thống nhất, bộ máy nhà nước hoạt động đồng bộ, có hiệu lực và hiệu quả.

Chức năng nói trên của Quốc hội được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc Hội

Các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định trong Điều 70 Hiến pháp năm 2013 và đã được quy định cụ thể trong Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được phân thành các lĩnh vực sau đây:

[a] Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp

Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội xuất phát từ vị trí, tính chất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Vì vậy, chỉ có Quốc hội mới có quyền định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất của xã hội ta. Các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước khác ban hành không được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp và luật.

ở một số nước tư bản có sự phân biệt quốc hội lập hiến và quốc hội lập pháp. Quốc hội lập hiến được bầu ra để làm hiến pháp, khi hiến pháp được ban hành thì quốc hội lập hiến giải thể. Còn quốc hội lập pháp không có quyền làm hiến pháp mà chỉ căn cứ vào hiến pháp để ra các đạo luật cần thiết nhằm thi hành hiến pháp và các đạo luật bổ sung cho hiến pháp.

Ở nước ta, quyền lập hiến cũng như quyền lập pháp đều thuộc về Quốc hội. Quốc hội giữ quyền làm hiến pháp thì cũng có quyền sửa đổi hiến pháp; Quốc hội có quyền làm luật thì cũng có quyền sửa đổi luật. Để đảm bảo cho hoạt động này của Quốc hội được tiến hành thuận lợi và hiệu quả, pháp luật đã quy định cụ thể các bước chuẩn bị và quy trình thực hiện.

Còn sáng kiến lập pháp (sáng kiến pháp luật), tức là quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội được giao cho nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và những người có chức trách trong bộ máy nhà nước như: Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; các đại biểu Quốc hội ngoài quyền trình dự án luật còn có quyền trình kiến nghị về luật ra trước Quốc hội.

Cơ quan trình dự án luật phải chuẩn bị, xây dựng hoàn chỉnh và trình bày trước Quốc hội dự án đó để Quốc hội xem xét.

[b] Trong lĩnh vực quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước

Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội có quyền quyết định nhũng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; nhũng vấn đề quốc kế, dân sinh; nhũng vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.

Trong lĩnh vực kinh tế, Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giói hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

Quốc hội quyết định những vấn đề hệ trọng đối với vận mệnh của đất nước như quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; quyết định đại xá; quyết định việc trưng cầu ý dân.

Quốc hội còn có nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng là quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa XHCN Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.

Quốc hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Bộ máy nhà nước ta từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan quyền lực nhà nước đến các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát được tổ chức theo mô hình nào, nguyên tắc tổ chức hoạt động ra sao đều do Quốc hội xem xét lựa chọn, quyết định tại các kì họp của mình và được thể hiện trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức CQĐP.

Ngoài việc quy định chung về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, Quốc hội còn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên Ủy ban thường vụ quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng KTNN, Tổng thư kí Quốc hội, người đứng đầu các cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia; sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Theo quy định của Hiến pháp năm 1980, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng đều do Quốc hội bầu và bãi miễn; đến Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định về vấn đề này đã được thay đổi. Quốc hội chỉ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; còn các Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ do Thủ tướng lựa chọn, đề nghị trình Quốc hội xem xét. Neu tán thành đề nghị đó của Thủ tướng thì Quốc hội ra nghị quyết phê chuẩn. Trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bố nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định này của Hiến pháp năm 1992.

Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật; Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

Quốc hội còn quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước.

[c] Trong lĩnh vực giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật

Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật do nhiều cơ quan nhà nước tiến hành như: HĐND, Viện kiểm sát nhân dân. Nhưng sự giám sát của Quốc hội là sự giám sát cao nhất. Quốc hội thực hiện quyền giám sát nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp, pháp luật được thi hành triệt để, nghiêm minh và thống nhất. Quốc hội giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm cho các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, làm cho bộ máy nhà nước ta hoạt động nhịp nhàng, có hiệu lực và hiệu quả, không chồng chéo, chống các biểu hiện tham nhũng, quan liêu, hách dịch và cửa quyền.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua các hình thức xem xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông qua Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội và hoạt động của bản thân các đại biếu Quốc hội, đặc biệt là hoạt động chất vấn tại các kì họp của Quốc hội, các phiên họp của Ủy ban thường vụ quốc hội và các phiên giải trình tại Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội; thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Trong một số nhiệm kì gần đây, hoạt động giám sát của Quốc hội đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên trên thực tế hoạt động này còn một số hạn chế, hiệu quả chưa cao. Hoạt động giám sát của Qưốc hội mới chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện và phân tích vấn đề, vụ việc rồi động viên, đôn đốc, nhắc nhở các ngành, các cấp ở địa phương quan tâm, xem xét giải quyết mà chưa có những biện pháp hữu hiệu, chưa có các chế tài cần thiết. Để Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, hoạt động giám sát của Quốc hội cần được đặt đúng tầm, tổ chức chu đáo và phải thường xuyên tăng cường thì mới mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được mong muốn của nhân dân. 

Trong Hiến pháp năm 1980, sau khi quy định những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Quốc hội, Hiến pháp còn cho phép Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết. Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội là không hạn chế. Điều này có thể dẫn đến sự tùy tiện, lạm quyền, vi phạm pháp chế. Để tạo cơ sở pháp lí cho việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp, từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền, Hiến pháp năm 1992 và nay là Hiến pháp năm 2013 không còn giữ quy định đó nữa. Hiến pháp là do Quốc hội thông qua thể hiện ý chí của toàn dân.

Cho nên khi Hiến pháp được ban hành, nó đòi hỏi tất cả các cơ quan nhà nước (kể cả Quốc hội), tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải quán triệt và thi hành nghiêm chỉnh. Không một cơ quan nào, kể cả cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có thể đứng trên Hiến pháp, quyết định những vấn đề ngoài Hiến pháp. Trong trường hợp Quốc hội xét thấy cần thiết có thêm nhiệm vụ, quyền hạn thì phải tiến hành sửa đổi Hiến pháp để bổ sung. Đây là một trong những đòi hỏi đầu tiên để xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nói trên, Quốc hội sinh hoạt theo chế độ hội nghị, các vấn đề được thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số. Các hình thức hoạt động của Quốc hội là thông qua hoạt động của các kì họp của Quốc hội, thông qua hoạt động của các cơ quan của Quốc hội trong đó Ủy ban thường vụ quốc hội đóng vai trò quan trọng nhất vì đó là cơ quan thường trực của Quốc hội và thông qua hoạt động của các đại biểu Quốc hội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

 

0 bình luận, đánh giá về Khái quát về Quốc hội Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.34884 sec| 1041.703 kb