Cơ quan thực hiện và cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DNNN
1- Chính phủ
Theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước thông qua các quyền, trách nhiệm sau:
- Quy định hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
- Quy định việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp, bao gồm: phương thức xác định vốn điều lệ; huy động vốn; đầu tư, xây dựng, mua, bán, quản lý , sử dụng tài sản cố định; quản lý nợ phải thu, nợ phải trả; đầu tư, chuyển nhượng vốn ra ngoài doanh nghiệp; phân phối lợi nhuận sau thuế, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp; bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp; thẩm quyền ban hành quy chế tài chính của doanh nghiệp nhà nước;
- Quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên; quy định việc giám sát, kiểm tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; quy định việc công khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp;
- Quy định về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên;
- Quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên;
- Quy định quy chế hoạt động của Kiểm soát viên;
- Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;
- Báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của năm trước trong phạm vi toàn quốc.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp
2- Thủ tướng Chính phủ
Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 quy định Thủ tướng Chính phủ có quyền, trách nhiệm sau:
- Quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp trong các trường hợp: Doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản xuất, kinh doanh được hình thành từ việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; Doanh nghiệp thực hiện dự án có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
- Quyết định những vấn đề sau đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập:
- Tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp;
- Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động;
- Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm của doanh nghiệp;
- Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Phê duyệt đề án thành lập doanh nghiệp, đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập;
- Quyết định chủ trương chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp
3- Cơ quan đại diện chủ sở hữu
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là Bộ quản lý ngành), UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
Quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, gồm:
- Quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước (trừ những doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ);
- Đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập, cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền quyết định việc: Tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản; chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương; Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; quyết định, điều chỉnh vốn điều lệ; Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; quyết định quỹ tiền lương, thù lao hằng năm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên; Phê duyệt đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp; Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp; cấp vốn để thực hiện việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quyết định việc chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất vốn đầu tư; Quyết định chủ trương góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; quyết định chủ trương tiếp nhận công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty con, công ty lý ên kết của doanh nghiệp; Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp; Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý , sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, việc tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp; Có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý , sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong quản lý , điều hành của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp
4- Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp nhà nước
Một trong những nguyên tắc đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp là việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp. Các cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Luật Quản lý , sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 đã quy định rõ quyền, trách nhiệm cũng như tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp thông qua các công việc sau:
- Đề nghị cấp có thẩm quyền (Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu) quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản doanh nghiệp; Hội đồng thành viên đề nghị cấp cổ thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên.
- Quyết định sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt về các nội dung sau: Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp; Góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Tiếp nhận công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty con, công ty lý liên kết của doanh nghiệp; Báo cáo tài chính; phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp.
- Tự quyết định các nội dung sau: Quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp; Tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, các chức danh khác do Hội đồng thành viên bổ nhiệm; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng; Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định thuộc thẩm quyền.
- Quản lý, điều hành doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn; báo cáo kịp thời cơ quan đại diện chủ sở hữu khi doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của doanh nghiệp.
- Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có lý liên quan.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp
5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Cơ quan thực hiện và cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DNNN của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Cơ quan thực hiện và cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DNNN có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm