Đặc điểm của công ty cổ phần cần nắm rõ

17/06/2021

Ngoài công ty trách nhiệm hữu hạn thì công ty cổ phần cũng cần nắm rõ khi tư vấn luật doanh nghiệp. Đặc điểm công ty cổ phần gồm những gì?

 

phiên tòa hình sự có yếu tố nước ngoài Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Công ty cổ phần có những đặc điểm sau:

 

 

- Số lượng  thành viên tối thiểu trong suốt quá trình hoạt động, của Công ty là ba và không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

 

 

- Vốn điều lệ của công ty được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Đó là đặc điểm công ty cổ phần quan trong nhất.

 

 

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

 

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

 

 

- Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

 

 

Tổ chức quản lý công ty cổ phần 

 

 

 So với các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần là loại | hình doanh nghiệp thường có sự tham gia của rất nhiều thành viên. Do đó, hoạt động của công ty cổ phần được đặt dưới sự quản lý và điều hành của một bộ máy có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ. Theo Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

 

 

(i) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cố phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; 

 

 

(ii) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý, điều hành công ty. 

 

 

 Đại hội đồng cổ đông, Đặc điểm công ty cổ phần

 

 

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp hoặc lấy ý kiến của các cổ đông có quyền biểu quyết bằng văn bản. Đại hội cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng. Kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trong trường hợp không tiến hành họp trong thời hạn trên. Hội đồng quản trị có thể đề nghị cơ quan đăng kí kinh doanh gia hạn việc tổ chức cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nhưng không được quá 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

 

 

Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông:

 

 

Được hiện thực bởi Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát hoặc cổ đông/ nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, các trường hợp khác theo quy định pháp luật và Điều lệ công ty.

 

 

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp

 

 

 Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều Luật Doanh nghiệp 2014 thì được triệu tập họp lần thứ hai , thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đô triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều là công ty quy định.

 

 

Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trong trường hợp này, cuộc họp của Đại | hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp.

 

 

Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông:

 

 

Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết của Đại hội

 

 

động cơ động về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông: (i) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (ii) Định hướng phát triển công ty; (iii) Loại cô phân và tổng số cổ phần của từng loại; (iv) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; (v) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn Điều lệ công ty quy định; (vi) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; (vii) Tổ chức lại, giải thể công ty

 

 

Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây:

 

 

+ Được sổ cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

 

 

+ Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.

 

 

Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.

 

 

+ Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

 

 

Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời , kể từ ngày nghị quyết được thông qua, trường hợp có trang thông tin điện tử của công ty.

 

Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ trong các vụ án xâm phạm trật quản lý kinh tế phần hai

Làm trái quy định của nhà nước về quản kinh tế gây hậu quả như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Đặc điểm của công ty cổ phần cần nắm rõ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.77297 sec| 958.008 kb