Đặc điểm pháp lý chung của các tội xâm phạm an ninh quốc gia

10/04/2023
Bùi Quang Long
Bùi Quang Long
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Một đất nước muốn bền vững, giàu mạnh thì cần trừng trị nghiêm khắc những tư tưởng, hành động nhằm chống phá chính quyền nhà nước, phá hủy hệ thống cơ quan chính quyền. Do vậy, mỗi quốc gia đều ban hành quy định về tội phạm này.

 

1- Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Tội phạm của các tội xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm đến các quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia bao gồm:Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;Chế độ chính trị, khả năng quốc phòng, an ninh đối nội và đối ngoại;Sự tồn tại và vững mạnh của chính quyền nhân dân.

Khách thể trực tiếp của mỗi loại tội phạm được cụ thể trong từng điều luật như: khách thể của tội phản bội Tổ quốc (điều 78 Bộ luật Hình sự năm 2015) là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc….

2- Mặt khách quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các khách thể nêu trên. Những hành vi này rất đa dạng có thể bằng hành động hoặc không hành động, nhưng thực tiễn xét xử cho thấy nói chung đa số các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thực hiện bằng hành động.

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là các tội phạm đặc biệt nghiêm trong có tính chất và mức độ nguy hiểm cao cho xã hội nên hầu hết là những tội có cấu thành tội phạm hình thức.

Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của các cấu thành tội phạm này. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm khi hành vi phạm tội được thực hiện. Bên cạnh đó, có một số ít tội xâm phạm an ninh quốc gia có cấu thành tội phạm vật chất.

3- Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Chủ thể của tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia có thể là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch có năng lực có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

4- Mặt chủ quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Lỗi của người thực hiện tội xâm phạm anh ninh quốc gia bao giờ cũng được thể hiện dưới hình thức cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là xâm hại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấy trước khả năng là xảy ra hậu quả nguy hại cho xã hội là hành vi đó có thể đe dọa, làm suy yếu hoặc lật đổ chính quyền nhân dân, nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tức là nhằm “chống chính quyền nhân dân” – chống lại hoặc làm suy yếu chính quyền nhân dân. (vì nếu như không xác định được là người phạm tội nhằm mục đích “chống chính quyền nhân dân”, thì tội danh phải được thay đổi hoặc là không có tội phạm).

Động cơ phạm tội có thể rất khác nhau nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành các tội xâm phạm an ninh quốc gia, mà chỉ là căn cứ để đánh giá tính chất và mức đọ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời là cơ sở để các cở quan bảo vệ pháp luật và Tòa án áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp đối với người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể.

5- Mức xử phạt cao nhất của các tội xâm phạm an ninh quốc gia theo Bộ luật Hình sự

Theo quy định từ các Điều 108 đến 121 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì mức xử phạt cao nhất của các tội xâm phạm an quốc gia như sau:

(i) Đối với Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tử hình.

(ii) Đối với Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tử hình.

(iii) Đối với Tội gián điệp (Điều 110): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tử hình.

(iv) Đối với Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là chung thân.

(v) Đối với Tội bạo loạn (Điều 112): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tử hình.

(vi) Đối với Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tử hình.

(vii) Đối với Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tử hình.

(viii) Đối với Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều 115): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là 15 năm tù.

(xix) Đối với Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là 15 năm tù.

(x) Đối với Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là 20 năm tù.

(xi) Đối với Tội phá rối an ninh (Điều 118): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là 15 năm tù.

(xii) Đối với Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tù chung thân.

(xiii) Đối với Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là 15 năm tù.

(xiv) Đối với Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là 20 năm tù.

Ngoài hình thức phạt tù theo quy định trên, người phạm tội còn có thể chịu các hình phạt bổ sung theo quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

0 bình luận, đánh giá về Đặc điểm pháp lý chung của các tội xâm phạm an ninh quốc gia

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.90566 sec| 951.086 kb