Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Hãy để công lý được thực hiện cho dù bầu trời có sụp đổ".
John Adams (Mỹ)
Tâm lý người bị buộc tội và bị hại là những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc người bị buộc tội và bị hại nên không thể “đo lường” trực tiếp bóng các đại lượng vật lý, do đó khó nhận biết và đánh giá. Tuy nhiên, tâm lý người bị buộc tội và bị hại gắn liền và chi phối tâm lý của mỗi cá nhân của họ trước, trong và sau khi thực hiện hành vi bị coi là tội phạm. Để thực hiện tốt việc bào chữa, bảo vệ của mình khi tham gia giải quyết vụ án hình sự, Luật sư cần nghiên cứu, nắm bắt được tâm lý của khách hàng, việc này giúp Luật sư tìm hiểu được bản chất của sự việc, diễn biến của tâm lý để có phương án, kế hoạch bào chữa, bảo vệ hiệu quả nhất.
Một là, Tâm lý người bị buộc tội và bị hại là những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc người bị buộc tội và bị hại nên không thể “đo lường” trực tiếp bóng các đại lượng vật lý, do đó khó nhận biết và đánh giá. Tuy nhiên, tâm lý người bị buộc tội và bị hại gắn liền và chi phối tâm lý của mỗi cá nhân của họ trước, trong và sau khi thực hiện hành vi bị coi là tội phạm. Để thực hiện tốt việc bào chữa, bảo vệ của mình khi tham gia giải quyết vụ án hình sự, Luật sư cần nghiên cứu, nắm bắt được tâm lý của khách hàng, việc này giúp Luật sư tìm hiểu được bản chất của sự việc, diễn biến của tâm lý để có phương án, kế hoạch bào chữa, bảo vệ hiệu quả nhất.
Theo đó, khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, cũng như thực hiện các công việc bào chữa, bảo vệ cho khách hàng của mình, Luật sư cần có phương pháp để nghiên cứu về tâm lý chung của khách hàng là người bị buộc tội và bị hại trong vụ án hình sự. Luật sư có thể nghiên cứu tâm lý của người bị buộc tội và bị hại thông qua các phương pháp sau:
Phương pháp quan sát: Tri giác một cách có tổ chức, có mục đích các biểu hiện bề ngoài của người bị buộc tội và bị hại như: Hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, vẻ mặt, ánh mắt, cách nói năng, âm điệu ngôn ngữ... để không chỉ thu thập thông tin mà còn nhận biết được ý nghĩ, thái độ, tâm lý và các thành phần tâm lý khác của khách hàng.
Phương pháp trò chuyện: Sự trao đổi bằng lời một cách trực tiếp với khách hàng, qua đó giúp Luật sư hiểu biết về tâm lý của khách hàng. Vấn đề lưu ý ở đây là để cuộc tiếp xúc, trao đổi đạt hiệu quả cao nhất thì Luật sư cần tạo ra được không khí thoải mái và tin tưởng khiến khách hàng hoàn toàn yên tâm cởi mở chia sẻ.
Phương pháp nghiên cứu lai lịch, tiểu sử của khách hàng là người bị buộc tội và bị hại cũng rất quan trọng đối với Luật sư bào chữa, bảo vệ: Nghiên cứu tâm lý người bị buộc tội và bị hại thông qua việc hệ thống hóa các quan hệ xã hội của họ (quan hệ gia đình, bạn bè, quan hệ trong công việc...) để có cơ sở hiểu biết về các đặc điểm tâm lý của khách hàng.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của khách hàng: Là phương pháp nghiên cứu tâm lý đối tượng trên cơ sở kết quả của các mặt hoạt động cũng như hiệu quả hoàn thành các công việc nào đó của khách hàng. Phương pháp này dựa trên luận điểm cho rằng con người là một chủ thể hoạt động có mục đích, nên tâm lý con người luôn được ghi dấu trên những sản phẩm mà họ làm ra. Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của khách hàng trong chừng mực nhất định cho phép Luật sư biết được về nhu cầu, nguyện vọng, tư tưởng, quan điểm, trình độ, khả năng và những đặc điểm tâm lý khác của khách hàng. Cần chú ý nghiên cứu và sản phẩm hoạt động tư duy (các tài liệu do khách hàng viết ra, các sáng kiến...) và các sản phẩm vật chất (công cụ, phương tiện, đo đạc do khách hàng tự làm...) điều này rất có ý nghĩa để Luật sư biết phân loại diện người mà mình nhận lời bào chữa, bảo vệ. Theo đó, mỗi diện người khác nhau, tâm lý sẽ khác nhau, trình độ cũng khác nhau và do đó Luật sư biết cách làm việc với họ hiệu quả nhất.
Phương pháp thực nghiệm: Luật sư chủ động tạo ra hoàn cảnh, tình huống buộc khách hàng phải bộc lộ các đặc điểm tâm lý, phái lựa chọn quyết định, qua đó giúp cho Luật sư có được đánh giá, kết luận về tâm lý của khách hàng mà họ trợ giúp cho phù hợp.
Xem thêm: Quy trình tư vấn pháp luật
Hai là, Tâm lý của người bị buộc tội và bị hại có nguồn gốc chính là từ những tác động tích cực vàtiêu cực của môi trường sống, trong đó chú ý gia đình chính là nơi hình thành nhân cách gốc của họ. Trong tâm lý người bị buộc tội và bị hại bao gồm cả tâm lý tích cực và tâm lý tiêu cực, có người có cả tâm lý tội phạm. Vì vậy, trong tiếp xúc với người bị buộc tội và người bị hại, Luật sư không chỉ phải nhận diện được tâm lý tiêu cực của khách hàng mà việc khơi dậy và sử dụng tâm lý tích cực ở khách hàng cũng hết sức cần thiết.
Ba là, Tâm lý người bị buộc tội và bị hại mang tính chủ thể, thể hiện ở việc cùng phản ánh về một sự việc, hiện tượng nhưng những người liên quan trong vụ việc và hiện tượng đó sẽ có “hình ảnh tâm lý” về vụ việc, hiện tượng đó với mức độ, sắc thái khác nhau bởi mỗi người phản ánh về vụ việc đó thông qua “lăng kính chủ quan” của mình. Ngay bản thân một người bị buộc tội, bị hại ở những thời điểm, giai đoạn khác nhau trong hoạt động tố tụng hình sự, sẽ xuất hiện những đặc điểm tâm lý khác nhau, thái độ khác nhau về cùng một vụ việc phạm tội mà hoạt động tố tụng buộc họ phải tham gia; trong những hoàn cảnh khác nhau của hoạt động tố tụng (khi tiếp xúc riêng với Luật sư, trong buổi lấy lời khai có cả Luật sư và Cán bộ điều tra, trong phiên tòa xét xử...) thì người bị buộc tội cũng có trạng thái tâm lý khác nhau.
Bốn là, Tâm lý người bị buộc tội và bị hại cũng diễn ra theo các quy luật, cơ chế của đời sống tâm lý con người nói chung, bao gồm các quy luật của hoạt động nhận thức (thích ứng, tác động lẫn nhau, quy luật ngưỡng của cảm giác tức là: Giới hạn của cường độ mà ở đó kích thích gây ra cảm giác thì gọi là ngưỡng của cảm giác; Quy luật lựa chọn, tổng giác, tính đối tượng của tri giác...); Các quy luật của đời sống tình cảm (thích ứng, chai sạn, pha trộn, di chuyển, lây lan...), các quy luật của trí nhớ (nhận biết, hứng thú, tích lũy, ý thức, liên kết, nối tiếp liên tục, mạnh mẽ), thể hiện sự sinh động, phức tạp và biên đổi không ngừng trong tâm lý của các chủ thể tâm lý này.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Người bị bắt, người bị tạm giữ có tâm trạng hoang mang, lo lắng: Đây là biểu hiện tâm lý phổ biến nhất ở người bị bắt, người bị tạm giữ trong các vụ án hình sự; Là trạng thái tâm lý biểu hiện sự bất ổn, sự xáo trộn trong đời sống tinh thần của họ. Thông thường, tâm trạng này xuất hiện ở cá nhân ngay sau khi bị bắt và có thế kéo dài trong suốt quá trình tham gia tố tụng. Tâm trạng hoang mang, lo lắng là trạng thái không có lợi cho hoạt động chủ động, sáng suốt của chú thê. Ở trạng thái này, khi khách hàng trình bày thông tin về sự việc xảy ra trong quá trình tiếp xúc với Luật sư thường thiếu logic, dễ bộc lộ các điểm mâu thuẫn. Cùng với việc người bị buộc tội là người bị bắt, bị tạm giữ xuất hiện tâm trạng hoang mang, lo lắng, bất an khi bị khống chế, giám sát bởi các cơ quan tiến hành tố tụng thì ở trong họ cũng nảy sinh cảm giác cô độc, mất phương hướng, tự ti. Nắm vững trạng thái và đặc điểm tâm lý này của khách hàng là điều vô cùng quan trọng đối với Luật sư bào chữa.
Người bị bắt, người bị tạm giữ có trạng thái tâm lý hay quan sát, thăm dò, đánh giá người bào chữa trong lần tiếp xúc đầu tiên: Trong lần tiếp xúc đầu tiên với Luật sư, người bị bắt luôn quan sát, nhận xét về thái độ, cách đặt câu hỏi và mọi biểu hiện khác nhau của Luật sư để phán đoán tình hình và căn cứ vào nhận định đó để lựa chọn cách thức làm việc với Luật sư. Ở người bị bắt, người bị tạm giữ sẽ xuất hiện ấn tượng ban đầu về Luật sư, đó là hình ảnh tâm lý khái quát về người bào chữa xuất hiện ở người bị bắt sau lần tiếp xúc, gặp gỡ đầu tiên. Ấn tượng ban đầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giao tiếp giữa Luật sư và người bị bắt, người bị tạm giữ. Do vậy, Luật sư cần chú ý đến cơ chế hình thành ấn tượng ban đầu để có sự thận trọng khi tiếp xúc lần đầu với người bị bắt, người bị tạm giữ.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest
2- Một số đặc điểm tâm lý riêng của bị can
Đặc điểm tâm lý của bị can ảnh hưởng trực tiếp tới lời khai cũng như sự tham gia của họ trong các hoạt động tố tụng. Luật sư nhận lời bào chữa cho bị can cần phải nắm được những đặc điểm tâm lý của bị can, từ đó Luật sư sẽ chủ động tác động điều chỉnh để thực hiện các hoạt động bào chữa đạt được kết quả như mong muốn. Luật sư cũng cần chú ý một số nguyên nhân phổ biến của việc bị can từ chối khai báo trong các buổi lấy lời khai của Cơ quan điều tra, đó là:
Bị can có niềm tin vào khả năng che giấu tội lỗi, làm giảm trách nhiệm hình sự của mình bằng cách không khai hoặc khai gian dối. Tâm lý này thường xuất hiện ở những bị can có nhiều tiền án, tiền sự, có kinh nghiệm đối phó, hoặc xuất hiện ở những bị can có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực phạm tội cao, tin rằng những che giấu của mình, Cơ quan điều tra khó có thể tìm ra.
Bị can có tâm lý lo sợ hành vi phạm tội của mình sẽ làm liên lụy, ảnh hưởng tới uy tín, danh dự, quyền lợi của gia đình, người thân của họ. Đây cũng là nguyên nhân tâm lý phổ biến ở bị can thúc đẩy họ không khai báo hành vi phạm tội của ban thân. Bị can lo sợ việc khai nhận sự thật, thừa nhận tội lỗi sẽ làm cuộc sống của gia đình, người thân bị ảnh hưởng. Đây là một nguyên nhân tâm lý cản trờ việc khai báo thành khẩn của bị can nhưng đó là biểu hiện của tình cảm gia đình, một cơ sở quan trọng để Luật sư đặt niềm tin vào khả năng thuyết phục nhằm tác động khơi dậy những điều tốt đẹp của bị can, làm chuyển đổi thái độ, hành vi của họ theo hướng có lợi cho hoạt động bào chữa.
Đặc điểm tính cách ngang bướng của bị can: Ở một số bị can, việc không khai báo thành khẩn là xuất phát từ đặc điểm tâm lý bền vững đã có ở bị can từ trước, đó là tính cách ngang bướng, muốn làm ngược ý người khác, muốn chứng tỏ sự khác người. Nguyên nhân tâm lý này thường thấy ở những bị can ít tuổi, bị can là những người dưới 18 tuổi, có trình độ văn hoá thấp hoặc ở bị can có định hướng và quan điểm sống đi ngược với chuẩn mực chung.
Trạng thái tâm lý bi quan, thất vọng dẫn đến việc bị can bất hợp tác không khai báo ngày bất lợi cho bị can: Trong nhiều trường hợp bị can từ chối khai báo với Cơ quan điều tra, từ chối tiếp xúc với Luật sư do nguyên nhân bị can quá bi quan, thất vọng về cuộc sống của mình, từ đó tỏ ra tiêu cực không quan tâm đến hoạt động điều tra, không khai báo hoặc ngược lại có trường hợp nhận tội một cách tùy tiện cho xong, dẫn đến ngày rất nhiều bất lợi cho họ. Nguyên nhân tâm lý này thường gặp ở những bị can phạm tội lần đầu, do bị lôi kéo, lừa dối, cưỡng ép mà phạm tội, do hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà phạm tội, hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà bị can thấy phải chịu hình phạt cao nhất là điều không tránh khỏi.
Tâm lý quá tự tin, cho rằng mình đã có người che chắn, cứu giúp ở bên ngoài hoặc hy vọng vào khả năng mua chuộc, hối lộ được Cán bộ điều tra và Cơ quan điều tra nên thái độ khá ngạo mạn, thách đố. Luật sư bào chữa cho những bị can là đối tượng này, hiểu được bản chất của vấn đề, sẽ có phương pháp, kỹ năng khéo léo tác động đạt hiệu quả.
Bị can có ý thức coi thường pháp luật, coi thường sự trừng phạt: Nguyên nhân này thường gặp phổ biến ở các bị can có nhiều tiền án, tiền sự, đặc biệt là các bị can phạm tội có tính chuyên nghiệp, hoạt động phạm tội diễn ra thường xuyên, liên tục trong cuộc sống của họ. Sự coi thường pháp luật, coi thường sự trừng phạt dẫn tới thái độ trâng tráo, khai báo gian dối, khiêu khích, thách thức và thiếu tôn trọng đối với Cán bộ điều tra và không hợp tác với Luật sư.
Bị can sợ bị đồng bọn xử phạt, trả thù: Nguyên nhân này thường gặp ở những bị can trong vụ án đồng phạm, những bị can là thành viên của các ổ nhóm phạm tội được đặc trưng bởi sự liên kết, ràng buộc lẫn nhau trên cơ sở “luật rừng”. Trong hỏi cung, bị can mặc dù muốn khai báo để hưởng sự khoan hồng của pháp luật song lại sợ nếu mình là người khai báo trước thì sẽ bị thủ lĩnh hoặc đồng bọn trả thù không chỉ nguy hại với bản thân mà còn cả với gia đình, do đó thường khai báo loanh quanh nhỏ giọt, lời khai không ổn định.
Bị can sợ phải bồi thường thiệt hại: Đặc điểm này thường gặp ở những bị can phạm các tội mà hậu quả tội phạm gây thiệt hại lớn về kinh tế. Giá trị thiệt hại có thể không lớn nhưng đối với khả năng kinh tế của bị can thì việc bồi thường sẽ khó khăn hoặc bị can nhận thức rằng thiệt hại họ gây ra quá lớn. Đây không phải là nguyên nhân chính nhưng cũng là một yếu tố cản trở sự khai báo thành khẩn của bị can. Phát hiện chính xác và tác động giúp cho bị can thoát khỏi sự lo sợ này là rất cần thiết trong quá trình tiếp xúc.
Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest.
Đặc điểm tâm lý của bị cáo trong hoạt động xét hỏi tại phiên tòa rất da dạng tùy thuộc vào lứa tuổi; nghề nghiệp; trình độ học vấn; lần đầu phạm tội hay nhiều lần phạm tội; tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội... song có thể khái quát một số đặc điểm tâm lý phổ biến của bị cáo như sau:
Bị cáo luôn mong muốn được Tòa án tuyên án với mức án nhẹ hơn tội danh và hình phạt mà Viện kiểm sát đã truy tố (trừ trường hợp án oan) để kết thúc sớm việc thi hành án và được tự do nên sẵn sàng khai báo tại Tòa. Khi tham gia phiên tòa, bị cáo thường có tâm lý căng thẳng, hoạt động tư duy của bị cáo diễn ra với tốc độ cao theo các diễn biến tại phiên tòa. Do đó, không trình bày được một cách thuyết phục những vấn đề có liên quan đến vụ án như đã thống nhất với Luật sư trước đó; không trả lời được một cách logic, rõ ràng và mạch lạc các câu hỏi của những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa đặt ra.
Nhiều bị cáo ít kinh nghiệm sống, ít va chạm trong cuộc sống, tính tự chủ và kiềm chế cảm xúc yếu khi tham gia phiên tòa có đông người tham gia, nhất là các phiên tòa xét xử lưu động. Trước thái độ của bị hại, người bào chữa và nhân thân bị hại, dư luận xã hội về vụ án nên có thể xuất hiện các cảm xúc, lời nói và hành vi bột phát, thiếu sáng suốt.
Bị hại thường có tâm trạng căm tức kẻ phạm tội: Do bị thiệt hại trực tiếp về thể chất, tinh thần, tài sản bởi tội phạm, do đó, bị hại luôn mong muốn chú thể tội phạm phải bị trừng phạt thật nặng. Hơn nữa, họ đang ở vị trí tố tụng là bên có quyền đưa ra chứng cứ và những yêu cầu, có quyền đề nghị mức bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội đã gây ra cho mình. Do đó, đặc điểm tâm lý chung của bị hại là thường phóng đại các tinh tiết của sự việc phạm tội và hậu quả thiệt hại, thậm chí bịa đặt thêm chi tiết với mục đích làm cho người phạm tội bị trừng phạt nặng hơn và mình được “bồi thường” nhiều hơn.
Luật sư cần phải nắm rõ đặc điểm tâm lý này để xác định rõ dược sự thật khách quan của vụ án, không bị kéo theo tâm lý chủ quan của người bị hại, bảo đảm việc bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Bị hại có tâm lý dễ bị kích động, giảm khả năng kiềm chế cảm xúc: Sự thiệt hại về thể chất, tinh thần hay tài sản đều có tác động rất mạnh tới trạng thái thần kinh - tâm lý của bị hại dẫn đến việc suy giảm khả năng kiềm chế cảm xúc. Đặc biệt, có những trường hợp bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về mặt tâm lý (sợ hãi, suy nhược về tinh thần và thể chất, rối loạn tâm thần và hành vi) do tác động tới hành vi phạm tội gây ra. Vì vậy, khi tiếp xúc với Luật sư, phần lớn bị hại thuộc trường hợp này khi yêu cầu cung cấp các thông tin về vụ việc mà họ phải trải qua thì có thế xuất hiện sự xúc động, hoảng loạn cảm xúc và hành vi. Do đó, họ không thể tự mình cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về vụ việc, Luật sư cần có tác động tâm lý để giúp họ trấn tĩnh, tác động gợi nhớ theo dấu mốc về thời gian và trình tự vụ việc để người bị hại bình tĩnh nhớ lại vụ việc.
Bị hại có tâm lý lo sợ khiến bị hại rơi vào trạng thái bất hợp tác, từ chối khai báo: Lý do từ chối khai báo có thể là do bị hại có quan hệ đặc biệt với kẻ phạm tội, do đó, có tâm lý không muốn người thân bị trừng phạt, có thể do bị hại có tâm trạng xấu hồ (trong những vụ án bị hại bị kẻ phạm tội xâm hại tình dục nên không muốn những người khác biết), hoặc người bị hại lo sợ sự khai báo sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc hoặc làm lộ những điều bí mật về đời tư hoặc tội lỗi khác của họ. Trong những trường hợp bị hại bị hành vi phạm tội xâm hại khi đang có hành vi phạm tội khác hoặc khi đang có hành vi không trong sáng, nếu thiệt hại đối với họ không quá lớn, họ thường từ chối khai báo (bị đánh, bị cướp tài sản khi đang thực hiện hành vi phi đạo đức, khi đang có hành vi trái pháp luật, tài sản bị mất là tài sản do hành vi phạm pháp mà có...). Vì vậy, khi tiếp xúc với bị hại thuộc dạng này phải tế nhị, không hỏi về các tình tiết diễn biến cụ thể, khi tiếp xúc phái xác định chính xác nguyên nhân tâm lý cản trở sự khai báo của họ để lựa chọn cách thức bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ.
Trạng thái tâm lý thổi phồng sự thật, khai sai lệch về vụ việc phạm tội: Bị hại cung cấp thông tin, tài liệu về những tình tiết của vụ án cho Luật sư phải dựa trên trí nhớ về vụ án đó của họ. Thực tế cho thấy, thông tin do bị hại cung cấp không phải trong mọi trường hợp đều phù hợp với chân lý khách quan của vụ án hình sự đã xảy ra. Nguyên nhân của những trường hợp này có thể do bị hại có động cơ khai báo không đúng đắn, mang tính vụ lợi cá nhân. Bên cạnh đó, cũng thường xảy ra những trường hợp bị hại mặc dù mong muốn trình bày một cách khách quan, trung thực những tình tiết của vụ án xảy ra nhưng không nhớ được hoặc nhớ không chính xác, đầy đủ những tình tiết mà họ đã tri giác trước đây. Trong quá trình tiếp xúc bị hại để lấy thông tin phục vụ hoạt động bảo vệ quyền lợi của bị hại, Luật sư cần hỏi bị hại về cùng một vấn đề nhưng ở các thời điểm khác nhau để xác định sự mâu thuẫn, không hợp lý trong cách cung cấp thông tin.
Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự - Học viện Tư pháp và các nguồn khác.)
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm