Đặc điểm tâm lý trong hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại

11/03/2023
Hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại là một dạng hoạt động điều tra sử dụng các phương pháp tác động tâm lý đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can, người làm chứng, người bị hại trong khuôn khô pháp luật thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác nhau như ánh mẳt, cử chỉ, nét mặt... giữa điểu tra viên với bị can, người làm chứng, người bị hại nhằm thu thập chứng cứ do họ đưa ra góp phần giải quyết vụ án hình sự.

1- Khái niệm

Hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại là một dạng hoạt động điều tra sử dụng các phương pháp tác động tâm lý đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can, người làm chứng, người bị hại trong khuôn khô pháp luật thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác nhau như ánh mẳt, cử chỉ, nét mặt... giữa điều tra viên với bị can, người làm chứng, người bị hại nhằm thu thập chứng cứ do họ đưa ra góp phần giải quyết vụ án hình sự.

2- Đặc trưng tâm lý

Mục đích cơ bản của hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại là thu thập các chứng cứ của vụ án đã xảy ra. Mục đích này chỉ có thể đạt được trong quá trình trao đổi thông tin giữa điều tra viên và các đương sự. Vì vậy, trong quá trình cung cấp thông tin của điều tra viên không được phép xa rời mục đích cơ bản này. Việc cung cấp thông tin của điều tra viên chủ yếu là nhằm:

- Kích thích sự chú ý và mong muốn cung cấp thông tin của bị can, người làm chứng, người bị hại;

- Xác định nhiệm vụ tư duy cụ thể cho bị can, người làm chứng, người bị hại;

- Giúp bị can, người làm chứng, người bị hại nhớ lại sự kiện một cách nhanh chóng, thuận lợi và duy trì trạng thái tâm lý tích cực trong khai báo ở họ.

Hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại là giao tiếp tâm lý hai chiều. Đó là giao tiếp giữa điều tra viên với bị can, với người làm chứng, với người bị hại.

Cơ sở của quá trình giao tiếp trong hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại là sự trao đổi những thông tin có liên quan đến vụ án đang tiến hành điều tra mà cả hai bên cùng quan tâm.

Quá trình giao tiếp là quá trình có tổ chức, có kế hoạch, có dự đoán trước và được thực hiện bàng những phương pháp nhất định.

Điều tra viên luôn chủ động định hướng và điều khiển giao tiếp để đạt được các mục đích đã đề ra. Vai trò chủ đạo của điều tra viên trong giao tiếp khi tiến hành hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại được thể hiện ở các điểm sau:

- Điều tra viên luôn chủ động xác định các mục đích và vạch ra kế hoạch trong giao tiếp;

- Điều tra viên chủ động tạo ra các điều kiện cần thiết cho giao tiếp, chủ động thiết lập tiếp xúc tâm lý với bị can, người làm chứng, người bị hại;

- Điều tra viên chủ động lựa chọn các phương pháp tác động tâm lý đến bị can, người làm chứng, người bị hại trong giao tiếp.

Bị can, người làm chứng, người bị hại luôn đóng vai trò bị động trong giao tiếp. Họ không thể xác định được mục đích của giao tiếp và cũng không biết được chính xác những thông tin mà điều tra viên sẽ trao đổi với mình trong giao tiếp. Quá trình tư duy ở bị can, người làm chứng, người bị hại luôn diễn ra rất căng thẳng. Bởi vì, một mặt, họ luôn phải đặt ra nhiệm vụ tư duy cho bản thân; mặt khác, họ phải tiếp nhận những câu hỏi của điều tra viên và phải suy nghĩ lựa chọn cách trả lời, cách xử sự. Đặc biệt, ở bị can luôn diễn ra trạng thái tâm lý rất căng thẳng, lo sợ.

Kết quả của hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại phụ thuộc rất nhiều vào những tác động, kích thích tâm lý đúng đắn của điều tra viên đối với bị can, người làm chứng, người bị hại.

Trong hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, điều tra viên thường sử dụng các phương pháp tác động tâm lý, như phương pháp truyền đạt thông tin, phương pháp thuyết phục, phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy, phương pháp ám thị gián tiếp, phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển.

Khi giao tiếp với bị can, người làm chứng, người bị hại, điều tra viên phải đặt ra những nhiệm vụ tư duy rõ ràng chính xác, cung cấp thông tin một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ và điều chỉnh lượng thông tin một cách hài hòa, khoa học nhằm tạo cho bị can, người làm chứng, người bị hại trạng thái tâm lý tích cực, từ đó hình thành những lời khai đúng sự thật. Việc cung cấp thông tin dồn dập, nhồi nhét đều có thể gây ra trạng thái chán nản và bị động ở bị can, người làm chứng, người bị hại trong khai báo.

Trong giao tiếp, điều tra viên và bị can, người làm chứng, người bị hại đều ở trong trạng thái mong chờ thông tin. Điều tra viên mong thông tin từ người khai để rồi có những nhận định đúng đắn về vụ án. Còn bị can, người làm chứng, người bị hại... mong tin tức từ điều tra viên để định hướng khai báo, giải quyết tốt các nhiệm vụ tư duy đặt ra, khôi phục nhanh chóng mô hình của sự kiện đã xảy ra.

Điều tra viên cần phải nắm được các đặc điểm về cá nhân bị can, người làm chứng, người bị hại như quan điểm, xu hướng, trình độ, tích cách, khí chất, khả năng khai báo của họ, từ đó mới có thể chủ động tiến hành xét hỏi và đánh giá đúng chất lượng lời khai của họ.

Tổng hợp từ Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác.

0 bình luận, đánh giá về Đặc điểm tâm lý trong hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.23036 sec| 951.961 kb