Đặc điểm tâm lý trong lấy lời khai của người làm chứng

11/03/2023
Trong điều tra tội phạm, việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án là trách nhiệm của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, để đi đến kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, cơ quan điều tra cũng rất cần sự hỗ trợ của những người và các cơ quan hữu quan khác. Việc thông qua những người đã trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến vụ án để khôi phục lại các tình tiết của vụ án là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng.

Trong điều tra tội phạm, việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án là trách nhiệm của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, để đi đến kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, cơ quan điều tra cũng rất cần sự hỗ trợ của những người và các cơ quan hữu quan khác. Việc thông qua những người đã trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến vụ án để khôi phục lại các tình tiết của vụ án là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng.

Xuất phát từ tính quan trọng này, đòi hỏi điều tra viên cần phải hết sức chú ý đến việc nghiên cứu quy luật tâm lý của quá trình hình thành lời khai của người làm chứng. Trên cơ sở đó sẽ giúp cho điều tra viên có khả năng làm chủ quá trình thu thập lời khai, loại bỏ những điều kiện bất lợi cho việc hình thành lời khai, tạo điều kiện tốt nhất để người làm chứng cung cấp lời khai đúng và đầy đủ.

Lời khai của người làm chứng được hình thành thông qua các giai đoạn sau đây:

1- Giai đoạn người làm chứng cảm thấy các sự việc, sự kiện về hành vi phạm tội

Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng, bằng sự tác động trực tiếp lên các giác quan. Thông thường người ta bắt đầu chia từ giai đoạn tri giác trong đó bao gồm cả cảm giác. Tuy nhiên chia như vậy là chưa chính xác. Bởi vì, bất kỳ một sự tri giác nào cũng chính là sự tổng họp các cảm giác được bổ sung vào các khái niệm nhất định bằng kinh nghiệm xã hội hay kinh nghiệm bản thân. Tuy nhiên, để kiểm tra tính chất đúng đắn của tri giác điều trước tiên là phải kiểm tra tính đầy đủ của cảm giác. Ket quả của tri giác là hình ảnh nhận được từ cơ sở tổng hợp các cảm giác. Các hình ảnh này có thể là sai lầm nếu như không tổng họp đúng các cảm giác thực tế. Tính đúng đắn của tri giác chỉ có thể được xác nhận trên cơ sở phân tích tổng hợp các cảm giác riêng biệt. Trong những điều kiện khác nhau sự cảm giác có thể là rõ ràng hoặc mờ nhạt. Thông thường các quan hệ qua lại của một số cảm giác có thể làm tăng hoặc giảm đi những cảm giác nào đó. Như vậy, chính thông qua cảm giác mà chúng ta đánh giá đúng đắn chất lượng của tri giác.

2- Giai đoạn người làm chứng tri giác các sự việc, sự kiện về hành vi phạm tội

Là giai đoạn hình thành những hình ảnh trọn vẹn về các sự kiện trên cơ sở những cảm giác được tổng hợp trong quá trinh tư duy. Trong lời khai của mình, người làm chứng không chỉ khai về sự theo dõi đối tượng, cũng như các tình tiết liên quan khác, mà họ còn luôn bộc lộ cả hành động của bản thân nữa. Quá trình tri giác thường được thực hiện trong khi tiếp xúc với người khác. Trong những trường hợp như vậy, người làm chứng thường trình bày các thông tin về vụ án, cũng như những đánh giá nhận định của bản thân.

Quá trình tri giác diễn ra rất phức tạp. Nó thường là sự tổng hợp của những tri giác khác nhau. Tri giác còn mang tính kế thừa sâu sắc có nghĩa là sự tri giác này chính là kết quả của sự tri giác khác, được nâng lên về chất.

Kết quả của quá trình tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ, trạng thái tâm lý, kinh nghiệm bản thân, thái độ, động cơ của người làm chứng và điều kiện khách quan. Kết quả của các cảm giác càng chính xác, cụ thể bao nhiêu thì sự tri giác về sự vật, hiện tượng nào đó càng đạt được mức độ tin cậy bấy nhiêu trong điều tra.

3- Giai đoạn người làm chứng sử dụng kết quả tri giác vào hoạt động của bản thân

Sự tri giác thực tế khách quan diễn ra trong suốt thời gian hoạt động tích cực của con người, đồng thời các kết quả của hoạt động này được con người sử dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Khi chứng kiến các sự việc xảy ra trong thế giới khách quan, người ta thường suy nghĩ, phân tích đánh giá, để rồi cuối cùng đi đến việc ra quyết định mình phải làm gì để ngăn chặn tội phạm (cứu người bị hại, bắt giữ người phạm tội...) Tất cả những tri giác gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho người làm chứng ghi nhớ các sự kiện của tội phạm một cách đầy đủ, chính xác.

Sự tri giác trong mọi trường hợp liên quan chặt chẽ với tư duy. Quá trình tư duy này có thể phân thành hai giai đoạn.

- Tư duy trong quá trình tự tri giác;

- Hành động và suy nghĩ về các kết quả tri giác sự kiện phạm tội nhằm sử dụng các kết quả tri giác này vào kinh nghiệm và hoạt động của cá nhân.

Sau khi tri giác một sự kiện nào đó, không ít trường hợp người làm chứng còn thông báo cho người khác những tình tiết và sự đánh giá của mình về sự kiện đã xảy ra. Chính quá trình thông tin này cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định sự thật về vụ án. Sự tri giác thông thường được so sánh, đối chiếu với những kinh nghiệm mà con người đã có hoặc bổ sung vào kinh nghiệm sống của họ. Trong quá trình này đã xuất hiện sự hồi tưởng, so sánh, phân tích kinh nghiệm cũ với những kết quả tri giác hiện tại.

4- Giai đoạn người làm chứng đánh giá các sự kiện xảy ra về phương diện đạo đức và pháp luật

Sau khi đã tri giác một sự kiện nào đó, người làm chứng sẽ đi đến kết luận rằng sự kiện đó có trái với đạo đức và pháp luật hay không.

Việc đánh giá của người làm chứng về các sự kiện, sự việc trên phương diện đạo đức và pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trí nhớ và việc khai báo của họ.

Nếu sự kiện, sự việc mà người người làm chứng tri giác được phù hợp với pháp luật và đạo đức, thì họ thường không ghi nhớ một cách đầy đủ, chính xác. Ngược lại, nếu người làm chứng cho rằng sự kiện, sự việc đã xảy ra trái với đạo đức và pháp luật thì họ sẽ ghi nhớ một cách đầy đủ và chính xác về nó, thậm chí còn kích thích họ hành động.

Ngoài ra, sự đánh giá không chính xác về sự kiện, sự việc cũng dễ dàng dẫn người làm chứng đến những sai lầm trong trí nhớ. Như vậy, sự đánh giá của người làm chứng về sự kiện đã xảy ra phải được kiểm tra về mặt cơ sở thực tế. Bởi vì, sự đánh giá của người làm chứng có thể là đã chịu những tác động nhất định của bên ngoài, của người khác, hoặc có thể là do yếu tổ chủ quan tự phát hay xuất phát từ mục đích cá nhân nào đó.

5- Giai đoạn người làm chứng ghi nhớ những sự kiện mà mình đã chứng kiến

Thông thường, người làm chứng sẽ nhớ lâu và chính xác các tình tiết mà họ nhận thấy nó có ý nghĩa lớn đối với họ. Sự kiện có ý nghĩa là sự kiện gây ra những chú ý hoặc những phản xạ đặc biệt đối với người làm chứng. Giai đoạn ghi nhớ là giai đoạn phân tích các sự kiện xảy ra một cách lôgic có trách nhiệm.

Kết quả ghi nhớ của người làm chứng về các sự kiện đã xảy ra phụ thuộc rất nhiều vào loại trí nhớ, phương pháp nhớ của họ và sự tác động của cơ quan điều tra.

6- Giai đoạn xác định cách xử sự trong khi bị lấy lời khai

Việc xác định hướng xử sự đúng đắn trong khi bị lấy lời khai có tác động rất lớn đến tính chân thực của lời khai. Thông thường người làm chứng chỉ cung cấp các nhận định của cá nhân về sự kiện xảy ra. Họ phân tích, đánh giá các sự kiện này theo nhận thức chủ quan của họ, chính vì vậy, chỉ cần điều tra viên thiếu chú ý về một phương diện nào đó của quá trình khai báo thì sẽ dẫn đến sự sai lệch nghiêm trọng giữa thực tế của sự kiện và hình ảnh của sự kiện trong lời khai.

Điều quan trọng là phải tạo ra cho người làm chứng một trạng thái tâm lý tích cực, chủ động và thiện chí. Một khi họ cố tình lẩn tránh trách nhiệm khai báo, vì không muốn làm người làm chứng và sợ bị trả thù... thì sẽ dẫn đến những hoạt động khai báo kém hiệu quả.

Để người làm chứng có thái độ khai báo đúng đắn và tránh được những sai sót thiếu thận trọng trong khai báo, điều tra viên cần phải xác định tốt quan hệ khai báo giữa cơ quan điều tra với họ. Điều này có nghĩa là phải coi giai đoạn xác định hành vi xử sự trong khi bị lấy lời khai là một giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành lời khai của người làm chứng.

Để người làm chứng có thái độ khai báo đúng đắn và tránh được những sai sót thiếu thận trọng trong khai báo, điều tra viên cần phải xác định tốt quan hệ khai báo giữa cơ quan điều tra với họ. Điều này có nghĩa là phải coi giai đoạn xác định hành vi xử sự trong khi bị lấy lời khai là một giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành lời khai của người làm chứng.

Việc lựa chọn cách xử sự cửa người làm chứng phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

- Sự tri giác các sự kiện, sự việc;

- Đánh giá sự kiện, sự việc xảy ra về phương diện đạo đức và pháp luật;

- Nhận định về người đã thực hiện hành vi phạm tội;

- Nhận thức giá trị lời khai của mình đối với người đã có hành vi phạm tội;

Nhận thức giá trị lời khai của mình đối với bản thân...

Có thể nói giai đoạn xác định cách xử sự trong khi người làm chứng bị lấy lời khai chịu ảnh hưởng rất lớn của các phẩm chất tâm lý cá nhân, như tính tự chủ, tự tin, kiên quyết có ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành lời khai; tính chu đáo, quán xuyến có tác động rất lớn đối với chất lượng lời khai. Khả năng tư duy và tính nhạy bén trong tư duy có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ quá trình hình thành lời khai...

7- Giai đoạn thiết lập tiếp xúc tâm lý với người làm chứng

Quá trình hình thành lời khai của người làm chứng chịu ảnh hưởng rất lớn của việc xác định quan hệ tiếp xúc giữa cơ quan điều tra và người làm chứng. Trong khi tiếp xúc, điều ta viên cần phải giúp cho người làm chứng suy nghĩ, khôi phục lại trong trí nhớ của mình sự kiện đã xảy ra, sắp xếp các sự kiện này lại và khai báo kịp thời. Kết quả tư duy của người làm chứng sẽ kém hiệu quả nếu điều tra viên không loại bỏ được những thái độ như rút rè, nhút nhát, đề phòng, mất lòng tin trong khi khai báo. Sự trình bày lại các sự kiện đã xảy ra sẽ bị lộn xộn, thiếu chính xác không đáp ứng yêu cầu của hoạt động lấy lời khai nếu điều tra viên để người làm chứng trở nên thụ động và miễn cưỡng trong khai báo...

Tóm lại, cơ quan điều tra cần thiết lập tiếp xúc tâm lý tích cực đối với người làm chứng nhằm giảm bớt các trạng thái tâm lý tiêu cực, đồng thời tăng tính năng động tích cực trong khai báo. Sự tiếp xúc thoải mái, tin cậy lẫn nhau sẽ làm cho quá trình khai báo sau này trở nên thuận lợi và có kết quả.

8- Giai đoạn tiếp nhận nhiệm vu tư duy

Toàn bộ quá trình tư duy là quá trình giải quyết các nhiệm vụ tư duy do điều tra viên đặt ra đối với người làm chứng. Trong quá trình hình thành lời khai, giai đoạn này có một vị trí hết sức quan trọng. Đó là giai đoạn mà người làm chứng nhận nhiệm vụ nhớ lại các sự kiện mà họ biết. Việc hoàn thành các nhiệm vụ tư duy phụ thuộc vào khối lượng và tính cụ thể của các nhiệm vụ tư duy đã đặt ra. Nhiệm vụ tư duy đặt ra càng cụ thể thì việc giải quyết các nhiệm vụ tư duy diễn ra càng thuận lợi.

9- Giai đoạn người làm chứng hồi tưởng lại

Trong giai đoạn này người làm chứng phải nhớ lại những sự kiện liên quan trực tiếp đến vụ án đã xảy ra. Giai đoạn này bao giờ cũng xảy ra trước giai đoạn mô tả lại. Trong quá trình khai báo giai đoạn hồi tưởng có ý nghĩa rất quan trọng.

Cần phân biệt quá trình hồi tưởng với quá trình nhận dạng. Nếu như hồi tưởng là hình thức tái hiện lại để khôi phục lại hình trượng nhằm diễn tả lại bằng lời nói thì nhận dạng chính là sự xem xét đối tượng sau đó thông qua hình tượng đã tri giác để khẳng định đối tượng đã được mình tri giác hay chưa. Như vậy sự nhận dạng một đối tượng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động hồi tưởng diễn ra một cách thuận lợi. Trong điều tra tội phạm hoạt động nhận dạng thường được sử dụng để kích thích quá trình hồi tưởng. Ví dụ, trao cho người làm chứng một số ảnh của đối tượng để rồi người làm chứng thông qua đó mà hồi tưởng lại những hành vi của đối tượng trong khi gây án.

10- Giai đoạn người làm chứng mô tả lại

Là giai đoạn mà người làm chứng kể lại bằng lời các sự kiện của vụ án mà họ được chứng kiến, đồng thời điều tra viên ghi lại vào biên bản

Hoạt động mô tả của người làm chứng chỉ đạt được kết quả mong muốn trong trường họp, nếu điều tra viên nắm bắt được các chứng cứ, đồng thời đưa vào biên bản nội dung chính xác của các chứng cứ này. Rõ ràng, người làm chứng là người đưa ra các chứng cứ về vụ án, chính vì vậy mà hoạt động của họ được coi là cơ bản song không có tính quyết định. Điều quyết định của chất lượng lời khai là sự phối họp đúng đắn giữa điều tra viên và những người làm chứng trong toàn bộ quá trình hình thành lời khai.

Bên cạnh sự mô tả lại sự kiện đã xảy ra, người làm chứng còn có trách nhiệm kiểm tra lại tính đúng đắn và đầy đủ trong lời khai của mình trước khi ký vào các biên bản lấy lời khai.

Tổng hợp từ Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác.

0 bình luận, đánh giá về Đặc điểm tâm lý trong lấy lời khai của người làm chứng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.33928 sec| 1010.008 kb