Đảm bảo chất lượng chuyên môn trong bài viết

25/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Người hành nghề luật cần lưu ý những gì khi viết vài để đảm bảo chất lượng chuyên môn tốt nhất

Khi viết, người viết phải cẩn trọng đảm bảo chất lượng từ nội dung đến hình thức của bài viết, nếu dễ dãi trong việc viết chính là lúc uy tín của người viết có nguy cơ bị xói mòn. Một bài viết cẩn trọng và thể hiện sự kiên trì là bài viết có chiều sâu chuyên môn, thể hiện sự đầu tư tìm tòi để giải quyết vấn đề một các.

1- Đảm bảo chất lượng chuyên môn trong bài viết

Khi viết, người viết phải cẩn trọng đảm bảo chất lượng từ nội dung đến hình thức của bài viết, nếu dễ dãi trong việc viết chính là lúc uy tín của người viết có nguy cơ bị xói mòn. Một bài viết cẩn trọng và thể hiện sự kiên trì là bài viết có chiều sâu chuyên môn, thể hiện sự đầu tư tìm tòi để giải quyết vấn đề một cách toàn diện, các quan điểm của người viết thể hiện đúng mực, nghiêm túc và có căn cứ, không có sự luộm thuộm, cấu thả trong nội dung, hình thức, văn phong và ngôn từ.

Để bài viết đảm bảo chất lượng chuyên môn, người viết cần: Luôn suy nghĩ từng nội dung một cách thấu đáo, lật đi lật lại vấn đề. Đánh giá vấn đề một cách toàn diện, tránh cách nhìn phiến diện, võ đoán; Chỉ chấp nhận đưa vào bài viết một quan điểm, lập luận nếu có căn cứ và xác thực; Sắp đặt ti mi cho từng ý tưởng, từng câu viết; Luôn tìm tòi, học hỏi những cách nhìn nhận khác biệt đối với vấn đề đang được giải quyết để tìm ra những ý hay, xác đảng và sẵn sàng thay đổi quan điểm của mình để lựa chọn quan điểm khác phù hợp hơn; Không tự hài lòng với những gì mình đã viết ra, luôn tìm kiếm cơ hội chỉnh sửa, không ngại xóa đi để viết lại những nội dung mà mình chưa thực sự hải lòng về chất lượng; Rà soát kỹ càng kết cấu bài viết, văn phong, câu chữ, từ ngữ của bài viết.

2- Đảm bảo tính trang trọng, lịch sự

Văn phạm khi viết phải thể hiện sự nghiêm túc, lịch sự. Ngôn ngữ trong văn bản viết thể hiện sự tôn trọng độc giả, phản ánh trình độ giao tiếp, văn hoá, văn minh trong hành nghề. Theo đó, người viết cần lưu ý:

Sử dụng các cách diễn đạt và từ ngữ thể hiện cảm nghĩ, quan điểm của mình một cách nhã nhặn, lịch thiệp; Hết sức tránh việc thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ cá nhân của mình trong bài viết; Xưng danh phải khiêm tốn, sử dụng các đại từ nhân xưng trong bài viết một cách hợp lý; Câu chữ sử dụng trong bài viết cần phù hợp với ngữ cảnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam nhưng không được dùng tử dân dã, xô bồ; Những ý kiến đánh giá, kiến nghị trực tiếp cần đúng mực, tránh sự thổi phồng, nói quá hoặc sự gay gắt, quyết liệt thái quá.

Tuân thủ kỹ thuật trình bày văn bản và có hình thức văn bản phù hợp. Một văn bản viết pháp lý cần được trình bày một cách cẩn thận, sáng sủa, không có lỗi kỹ thuật, lỗi chính tả, có hình thức phù hợp. Cách trình bày cần đảm bảo tính khoa học, nên chia đoạn và xuống dòng theo từng ý nhằm giúp độc giả dễ dàng nắm bắt nội dung của văn bản. Một nguyên tắc mà người soạn thảo cần phải biết là mỗi trang đánh máy phải được chia tối thiểu thành hai đoạn.

Sau khi soạn thảo văn bản xong, cần rà soát toàn bộ nội dung văn bản để chỉnh sửa những sai sót. Nếu có thể, với những văn bản quan trọng, hãy nhờ người khác đọc lại văn bản vì người ngoài sẽ dễ dàng phát hiện những sai sót mà nhiều khi người soạn thảo không thấy.

Một số lưu ý về kỹ thuật trình bày văn bản:

  • Viết tắt hợp lý, cần có giải thích, ghi chú về từ viết tắt đó trong lần đầu tiên sử dụng trong văn bản. Cần có sự thống nhất về phông chữ trong toàn bộ văn bản, tránh sử dụng các phông chữ khác nhau. Lưu ý, trong trường hợp cắt dán một đoạn trích dẫn nào thì cũng cần đổi phông chữ, màu nền của cả đoạn trích dẫn đó cho phù hợp với tổng thể văn bản, tránh cảm tưởng người soạn thảo sao chép, cắt dán khi soạn thảo văn bản;
  • Không được quên đánh số trang. Tuân thủ mẫu văn bản cả về phông chữ, cỡ chữ, cách trình bày (đối với văn bản yêu cầu mẫu theo quy định pháp luật hoặc theo mẫu của tổ chức hành nghề Luật sư). Trường hợp không có yêu cầu về mẫu, cần chủ động lựa chọn phông chữ, cỡ chữ phù hợp, thông thường là cỡ chữ 12 hoặc 13; chú ý cách đoạn, cách dòng, lùi đầu dòng hợp lý để đảm bảo văn bản sáng sủa, dễ theo dõi. Hạn chế sử dụng chữ in hoa quá dài (vài dòng) vì sử dụng chữ in hoa liên tục giống như bạn đang "quát" lên thông điệp của mình với độc giả.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

 

0 bình luận, đánh giá về Đảm bảo chất lượng chuyên môn trong bài viết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.13762 sec| 942.445 kb