Dịch vụ pháp lý dành cho doanh nghiệp, một số lưu ý khi sử dụng
Chức năng pháp chế doanh nghiệp quan trọng, không thế thiếu, nhưng phần lớn doanh nghiệp không tự xây dựng được bộ phận pháp chế đạt tiêu chuẩn: 'tinh' và 'gọn'. Nhiều doanh nghiệp vì thế đã lựa chọn giải pháp sử dụng dịch vụ pháp lý (còn gọi là: 'pháp chế thuê ngoài', 'luật sư nội bộ') do các công ty luật, văn phòng luật sư cung cấp, để có bộ phận pháp chế chuyên nghiệp.
Đối với doanh nghiệp đã có bộ phận pháp chế (nội bộ), thì sử dụng dịch vụ pháp lý (thuê ngoài) là giải pháp để bổ trợ, nâng cao năng lực. Thông thường, pháp chế nội bộ của doanh nghiệp sẽ xử lý những vấn đề pháp lý phát sinh thường xuyên, lặp đi lặp lại, trong những phạm vi nhất định. Đối với những vấn đề pháp lý chuyên biệt, phát sinh không thường xuyên, mức độ phức tạp cao, thì sử dụng dịch vụ pháp lý (thuê ngoài) là giải pháp kinh tế, hiệu quả đối với doanh nghiệp. (xem thêm: hợp đồng hợp tác kinh doanh)
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
- Phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật:
Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.
- Dịch vụ tham gia tố tụng:
Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng (đương sự) trong các vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại, hành chính. Luật sư cũng tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho khách hàng (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) hoặc người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng (đương sự) trong vụ án hình sự.
- Dịch vụ đại diện ngoài tố tụng:
Luật sư đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
- Dịch vụ pháp lý khác:
Luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch. (đọc thêm: dịch vụ tư vấn doanh nghiệp)
- Các lĩnh vực pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp:
Các lĩnh vực pháp luật mà luật sư thường xuyên cung cấp dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp:
- Pháp luật về doanh nghiệp: thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp;
- Pháp luật về lao động: tiêu chuẩn lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động; quản lý nhà nước về lao động;
- Pháp luật về sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó;
- Pháp luật về đầu tư: hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài;
- Pháp luật về thương mại: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại và các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi khác;
- Các lĩnh vực pháp luật phổ biến có liên quan: tài chính, thuế, kế toán; ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; xây dựng, nhà ở, bất động sản; đấu thầu; giao dịch, hợp đồng; hình sự, hành chính.
- Nhiệm vụ cụ thể của pháp chế doanh nghiệp:
Nhiệm vụ cụ thể của pháp chế doanh nghiệp, có thể tạm thời chia theoh 03 mức độ:
- Sơ cấp:
Bộ phận pháp chế hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp (Chủ tịch, Giám đốc): (i) rà soát và chuẩn hóa hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp; (ii) thu thập thông tin pháp lý, văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; (iii) thực hiện thủ tục pháp lý đơn giản: đăng ký bản quyền, đăng ký kinh doanh, đăng ký nội quy lao động…; (iv) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp tới người lao động. Đây là những nhiệm vụ cơ bản nhất của pháp chế doanh nghiệp. Doanh nghiệp siêu nhỏ, mới thành lập ít nhất phải đảm bảo chức năng này.(tìm hiểu thêm: dịch vụ thành lập doanh nghiệp)
Lãnh đạo doanh nghiệp có thể cân nhắc kết hợp bộ phận pháp chế với bộ phận hành chính: (i) soạn thảo văn bản, quản lý văn bản; (ii) lập hồ sơ, lưu hồ sơ, tài liệu, thiết bị văn phòng và công tác văn thư; (iii) lập kế hoạch, sắp xếp lịch cuộc họp, hội nghị.
- Trung cấp:
Đây là công việc chính của bộ phận pháp chế doanh nghiệp: (i) chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các loại mẫu hợp đồng; (ii) có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo; (iii) tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng; (iv) chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp; (v) tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động; (vi) tư vấn pháp luật hoặc tham mưu thuê tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; (vii) chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận liên quan tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động; (viii) tham gia tố tụng hoặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
- Cao cấp:
Trong trường hợp người phụ trách pháp chế doanh nghiệp này thực hiện nhiệm vụ của chuyên gia (cao cấp) hoặc tham gia vào hoạt động quản trị cấp doanh nghiệp (i) phân tích, tổng hợp đưa ra dự báo môi trường pháp lý; (ii) đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp; ý kiến (về mặt pháp lý) đối với các quyết định về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.
Tìm hiểu ngay về giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp - Dịch vụ pháp chế thuê ngoài
- Ưu điểm khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý:
Khi sử dụng dịch vụ pháp lý do công ty luật, văn phòng luật sư cung cấp, doanh nghiệp sẽ nhận được các lợi ích:
- Chuyên môn hóa:
Các công ty luật, văn phòng luật sư có điều kiện thu hút, phát triển, duy trì đội ngũ nhân sự có chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, không nhiều doanh nghiệp xây dựng được bộ phận pháp chế nội nội có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, chuyên biệt, kể cả đã chi trả mức lương cạnh tranh để thu hút nhân tài. Bởi tại doanh nghiệp, nhiệm vụ chính của bộ phận pháp chế xử lý những công việc phát sinh thường xuyên, lặp đi lặp lại, trong những phạm vi nhất định.
- Sự chuyên nghiệp:
Luật sư là cấp độ chuyên gia. Công ty luật, văn phòng luật sư có hệ thống đào tạo bài bản, có quy trình và các hệ thống giám sát, đánh giá chất lượng công việc. Đây là lợi thế của công ty luật, văn phòng luật sư so với bộ phận pháp chế của doanh nghiệp.
- Sự linh hoạt:
Sử dụng dịch vụ pháp lý (pháp chế thuê ngoài), doanh nghiệp chủ động nhân sự, bù đắp nhanh nhất sự thiếu hụt nhân sự cho dự án mới hoặc để phục vụ cho công việc phát sinh đột xuất.
- Tiết kiệm thời gian:
Sử dụng pháp chế thuê ngoài giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian tìm kiếm nhân lực. Doanh nghiệp có nhiều lựa chọn nhân lực thuê ngoài có chuyên môn tốt phù hợp với nhu cầu, việc hòa nhập với công việc do đó thường nhanh và hiệu quả hơn.
- Giảm chi phí:
Ngoài tiền lương, doanh nghiệp chi trả thường xuyên các khoản cho nhân sự như: thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, chi phí quản lý… Trường hợp sử dụng nhân sự chuyên gia, doanh nghiệp cần cân nhắc giữa chi phí lương (chi thường xuyên) để giải quyết những công việc chuyên biệt và không phát sinh thường xuyên. Nếu tính toán đầy đủ, phương án sử dụng dịch vụ pháp lý thuê ngoài, sẽ có hiệu quả cao hơn.
Có thể bạn quan tâm tới: dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh
- Thù lao luật sư khi sử dụng dịch vụ pháp lý:
- Căn cứ tính thù lao:
Thù lao của luật sư được tính dựa trên các căn cứ: (a) nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; (b) thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; (c) kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
- Phương thức tính thù lao:
Thù lao của luật sư được tính theo các phương thức: (a) giờ làm việc của luật sư; (b) vụ, việc với mức thù lao trọn gói; (c) vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; (d) hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
- Thỏa thuận về thù lao:
Mức thù lao được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Đối với vụ án hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định. Tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ pháp lý do các bên thỏa thuận.(xem thêm: dịch vụ giải thể doanh nghiệp)
Lưu ý cuối cùng: pháp chế doanh nghiệp là chức năng không thể thiếu, cần đạt được tiêu chuẩn không 'to' nhưng phải 'tinh', giúp doanh nghiệp 'an toàn', 'khỏe mạnh'. Tùy theo nhu cầu, ngân sách, trong từng giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức sử dụng dịch vụ pháp lý cụ thể.
“Khi hòn đá lăn xuống đồi, người chiến binh giỏi sẽ vận dụng được đà lăn, người yếu đuối sẽ trốn chạy và người không biết sẽ bị đè bẹp” (Binh pháp Tôn tử).
"Hướng dẫn khách hàng tuân thủ pháp luật, luật sư giúp họ duy trì sự an toàn, phát triển bền vững. Đồng hành cùng khách hàng, luật sư giúp họ nhận diện cơ hội và rủi ro pháp lý. Cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng, luật sư giúp họ sử dụng pháp luật thông minh để nhận lại những giá trị vượt trội".
Thực hiện bởi: Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty Luật TNHH Everest
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm