"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Vậy nếu chọn làm Luật sư, bạn hãy là một Luật sư tử tế".
- Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest
Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest gồm: tư vấn pháp luật, đại diện khách hàng, giải quyết tranh chấp, các thủ tục hành chính - hỗ trợ thương nhân (khách hàng) trong hoạt động thương mại - giảm rủi ro pháp lý, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, hoạt động an toàn, phát triển bền vững.
VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG
CÔNG VIỆC CỦA LUẬT SƯ
Hướng dẫn, đưa ra ý kiến pháp lý; soạn thảo, rà soát, thẩm định dự thảo hợp đồng thương mại, quy trình, quy chế trong hoạt động thương mại của thương nhân.
Đại diện theo ủy quyền của thương nhân tham gia thương lượng, đàm phán, ký kết hợp đồng, hoặc xử lý vấn đề pháp lý có liên quan với khách hàng, đối tác, cơ quan có thẩm quyền.
Người bào chữa trong vụ án hình sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người đại diện theo ủy quyền của thương nhân trong vụ án dân sự, hành chính, hình sự.
Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, hoạt động thương mại của thương nhân.
Phổ biến kiến thức pháp luật, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của thương nhân và người lao động.
Phân tích, tổng hợp đưa ra dự báo môi trường pháp lý; đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp.
I- KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Thương mại - theo nghĩa hẹp - là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ... giữa hai hay nhiều đối tác và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.
Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động được. Tiền - một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa thương mại. Trong trao đổi quốc tế người ta gọi các loại tiền khác nhau là tiền tệ. Giá trị của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng.
Thương mại có nguyên nhân cơ bản từ sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó, để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác. Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực (ví dụ như dân số) cho phép có lợi thế do sản xuất hàng loạt.
Thương mại - theo nghĩa rộng - bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng (hình thức văn bản). Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.
Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI PHỔ BIẾN
[1] Mua bán hàng hoá: hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
[2] Cung ứng dịch vụ: hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
[3] Xúc tiến thương mại: là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
[4] Trung gian thương mại: là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.
[5] Một số hoạt động thương mại khác: (1) gia công trong thương mại; (2) đấu giá hàng hoá, (3) đấu thầu hàng hoá, (4) dịch vụ logistics, (5) quá cảnh hàng hóa, (6) cho thuê hàng hoá, (6) nhượng quyền thương mại.
Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest.
III- TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
[1] Tranh chấp thương mại: những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại như (i) Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, cho thuê, mua nhà, xây dựng, vận chuyển hành hóa, mua bán cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư tài chính, ngân hàng; (ii) Tranh chấp về quyền ở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau vầ đều có mục đích lợi nhuận; (iii) tranh chấp khác nhau về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động thương mại có thể từ hành vi vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật của các bên tham gia quan hệ hợp đồng thương mại làm thiệt hại đến lợi ích bên còn lại.
[2] Chế tài trong thương mại: (1) buộc thực hiện đúng hợp đồng, (2) phạt vi phạm, (3) buộc bồi thường thiệt hại, (4) tạm ngừng thực hiện hợp đồng, (5) đình chỉ thực hiện hợp đồng, (6) huỷ bỏ hợp đồng.
[3] Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại: (1) thương lượng giữa các bên, (2) hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải, (3) giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
[4] Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại: (1) vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài; (2) vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh; (3) vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán; (4) vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ; (5) vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; (6) buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép; (7) vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; (8) gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; (9) vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; (10) vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu; (11) vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa; (12) các vi phạm khác trong hoạt động thương mại.
[5] Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại: (1) Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; (2) trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; (3) trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại.
Xem thêm: Ứng dụng Công nghệ luật (Lawtech) tại Công ty Luật TNHH Everest
QUY TRÌNH CỦA CHÚNG TÔI:
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
- Công ty khởi nghiệp (Start-up), nhân sự tinh, gọn,
- Doanh nghiệp siêu nhỏ, ngân sách hạn chế,
- Doanh nghiệp nhỏ chưa có bộ phận pháp chế,
- Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam,
- Doanh nghiệp cần thư ký, pháp chế tạm thời để thay thế nhân viên nghỉ việc hoặc bổ sung cho dự án.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm