Điều tra vụ án hình sự - Đặc điểm hoạt động nhận thức

10/03/2023
Đối với điều tra các vụ án hình sự, hoạt động nhận thức được coi là thành phần chủ yếu trong cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra tội phạm. Trong quá trình điều tra, hoạt động nhận thức gắn liền với việc thu thập, nghiên cứu các sự kiện đã xảy ra, nghiên cứu nhân cách bị can. Thông qua hoạt động nhận thức điều tra viên thu thập, lựa chọn, đánh giá các nguồn tin nhận được, đồng thời đề ra những giả định về mối liên quan giữa các sự kiện.

Đối với điều tra các vụ án hình sự, hoạt động nhận thức được coi là thành phần chủ yếu trong cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra tội phạm. Trong quá trình điều tra, hoạt động nhận thức gắn liền với việc thu thập, nghiên cứu các sự kiện đã xảy ra, nghiên cứu nhân cách bị can. Thông qua hoạt động nhận thức điều tra viên thu thập, lựa chọn, đánh giá các nguồn tin nhận được, đồng thời đề ra những giả định về mối liên quan giữa các sự kiện.

Đối với điều tra các vụ án hình sự, các kiến thức về điều tra, cũng như kinh nghiệm hoạt động điều tra được coi là những yếu tố hết sức quan trọng trong việc khôi phục lại mô hình của tội phạm đã xảy ra. Một điều tra viên có kiến thức chuyên môn vững, có kinh nghiệm phong phú thì sẽ đề ra được nhiều phương án điều tra, xác định sự thật khách quan.

Hoạt động nhận thức của điều tra viên đôi khi còn phải thông qua sự nhận thức của các nhà chuyên môn và các giám định viên có uy tín.

Nét đặc trưng của hoạt động nhận thức của điều tra viên thể hiện ở chỗ, trong quá trình nhận thức họ không những chỉ tự mình giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình tư duy mà còn tự mình đề ra những nhiệm vụ tư duy, nhằm khôi phục lại sự kiện đã xảy ra, hoặc ủy nhiệm cho người khác khôi phục lại sự kiện đã xảy ra (những người có trình độ chuyên môn, người chứng kiến sự kiện xảy ra). Những người được ủy nhiệm này sẽ dùng kiến thức chuyên môn của mình hoặc bằng sự chứng kiến trực tiếp sự việc xảy ra xác nhận, đánh giá về mối quan hệ giữa các tình tiết của vụ án...

Việc nhận thức các sự kiện của vụ án đã xảy ra được thực hiện bằng cách xây dựng mô hình tội phạm trên cơ sở những thông tin thu thập được và các thông tin được bổ sung trong quá trình nghiên cứu.

Việc nhận thức về sự kiện đã xảy ra được hình thành trên những sự kiện thực tại... Mặt khác cũng cần xây dựng mô hình tư duy về mối liên hệ biện chứng giữa các sự kiện đã xảy ra với sự kiện thực tại, điều này đòi hỏi điều tra viên phải nghiên cứu kỹ lưỡng các thông tin, đánh giá chính xác các sự kiện, đề ra hướng hành động và kiểm tra các giả định.

Trong quá trình nhận thức, điều tra viên phải luôn luôn chủ động để phân tích các nguồn thông tin. Thông thường số lượng thông tin được đưa vào hồ sơ vụ án rất lớn so với những thông tin có liên quan trực tiếp đến tội phạm. Nếu trong quá trình điều tra càng có nhiều thông tin về vụ án thì chúng ta càng có điều kiện đề ra những giả thiết, càng có thể kiểm tra kỹ càng các giả thiết này, đồng thời đi đến xác minh vụ án một cách chắc chắn.

Sự phong phú về thông tin của vụ án khi được kết hợp một cách hài hòa với những tin tức chưa đầy đủ hiện có, sẽ tạo cho hoạt động tư duy được tiến hành một cách thuận lợi, đồng thời nhanh chóng xây dựng được mô hình chính xác về vụ án đã xảy ra.

Quá trình nhận thức của điều tra viên là quá trình tâm lý phức tạp vì vậy không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Những hạn chế này thể hiện rất rõ trong từng giai đoạn nhận thức. Đó là sự nảy sinh căng thẳng trong tâm lý điều tra viên, bởi vì, điều tra viên mong muốn đạt được mục đích của nhận thức trong thời gian ngắn nhất.

Đặc điểm của hoạt động nhận thức của điều tra viên được thể hiện ở sự tập trung thần kinh cao độ trong quá trình điều tra. Tính căng thẳng, sự tập trung thần kinh cao độ được xác định bởi những yếu tố sau:

- Tính căng thẳng và tập trung của hoạt động tư duy;

- Việc thu thập dấu vết tội phạm, sự tiếp xúc với những người làm chứng, người bị hại;

- Ra quyết định hành động nhằm xác định, theo dõi hay bắt giữ bị can;

- Tri giác các đối tượng gây căng thẳng (xác chết, vật bị hủy hoại...);

- Các tình tiết bất ngờ bị đảo lộn (bị can bỏ trốn, tự sát).

Hoạt động điều tra trong điều kiện căng thẳng thần kinh như vậy đòi hỏi điều tra viên phải có sự chuẩn bị tâm lý. Thông qua hoạt động nhận thức, việc khôi phục lại mô hình của sự kiện đã xảy ra có thể thực hiện bằng những cách thức sau đây:

- Trực tiếp nhận thức những sự kiện của thực tế khách quan (khám xét nhà ở, đồ vật, tài liệu);

- Nhận thức về các nguồn thông tin do người khác cung cấp khi không có điều kiện trực tiếp xem xét.

Như vậy, khi thực hiện hoạt động nhận thức, ở điều tra viên thường nảy sinh hai quá trình liên quan mật thiết với nhau:

- Nhận thức sự kiện cần thiết cho việc xây dựng mô hình vụ án xảy ra.

Nhận thức về những người cung cấp thông tin có liên quan tới vụ án (nhận thức quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và phẩm chất tâm lý của người cung cấp thông tin). Sự nhận thức về cá nhân có thể thực hiện được bằng sự trực tiếp gặp gỡ cá nhân hoặc thu thập tin tức, đánh giá về cá nhân. Khi tiến hành trực tiếp nhận thức về cá nhân cần phải chú ý quan sát hành vi,  cử chỉ của người đó.

Hoạt động nhận thức của điều tra viên thông thường được thực hiện thông qua nhiều hoạt động tích cực nhằm tìm ra những chứng cứ và những hoạt động phức tạp khác của bị can. Điểu tra viên phải luôn luôn nhận thức được ràng đối tượng của mình là đặc biệt nguy hiểm. Đó là những người có ý đồ che giấu hành vi phạm tội và có thể dùng nhiều cách đánh lừa dư luận, đánh lạc hướng điều tra... Vì vậy, khi tiến hành điều tra, điều tra viên cũng cần chú ý sử dụng phương pháp phản xạ. Trong trường hợp hoạt động điều tra vấp phải sự chống đối.của đối tượng thì điều tra viên phải đảm bảo hoạt động nhận thức của mình theo kế hoạch. Mặc khác, điều tra viên cần giữ bí mật về các quá trình nhận thức. Tính bí mật trong quá trình nhận thức của điều tra viên được thể hiện như sau:

- Điều tra viên cần kiềm chế xúc cảm, tình cảm của mình trước những người tham gia tố tụng. Không bộc lộ sự nhấn mạnh giá trị của một thông tin nào;

- Thu hẹp số lượng người tham gia vào quá trình xác minh, phân tích, đánh giá các chứng cứ;

- Điều tra viên cần chú ý hạn chế việc trao đổi ý kiến về các chứng cứ của vụ án.

Tổng hợp từ Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác.

0 bình luận, đánh giá về Điều tra vụ án hình sự - Đặc điểm hoạt động nhận thức

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.53178 sec| 961.984 kb