Đo lường thu nhập của một quốc gia

05/06/2024
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm quốc nội hay còn gọi là tổng sản phẩm nội địa. Đây là chỉ số đo lường tổng giá trị thị trường của hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi quốc gia tại một thời điểm nhất định.

1- Đo lường thu nhập một quốc gia

Khi bạn tốt nghiệp và bắt đầu đi tìm việc làm, thì phần lớn kinh nghiệm mà bạn tích luỹ được là nhờ điều kiện kinh tế hiện tại. Trong một số năm, các doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế mở rộng sản xuất hàng hóa và dịch vụ, việc làm tăng và bạn dễ dàng tìm được việc làm. Trong một số năm khác, các doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, việc làm giảm và bạn mất nhiều thời gian mới tìm được việc làm tốt.

Không có gì đáng ngạc nhiên là tất cả sinh viên tốt nghiệp đại học đều muốn gia nhập lực lượng lao động vào năm hoạt động kinh tế mở rộng, chứ không phải khi nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái. Do điều kiện của toàn nền kinh tế ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả chúng ta, cho nên những thay đổi trong điều kiện kinh tế thường được thông báo rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Trên thực tế, rất hiếm khi chúng ta cầm một tờ báo lên mà không nhìn thấy số liệu thống kê mới về nền kinh tế. Số liệu thống kê có thể phản ánh tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế (tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm nội địa, tiếng Anh: Gross Domestic Product, viết tắt: GDP), tốc độ tăng giá bình quân (lạm phát), phần trăm lực lượng lao động không có việc làm (thất nghiệp), tổng mức chi tiêu tại các cửa hàng (doanh số bán lẻ), hoặc sự mất cân bằng của hoạt động thương mại giữa Mỹ và các nước khác trên thế giới (thâm hụt thương mại).

Tất cả những số liệu thống kê này đều là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Thay vì đề cập đến một hộ gia đình hoặc một doanh nghiệp riêng lẻ, chúng cho ta biết điều gì đó về toàn bộ nền kinh tế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Kinh tế học được chia thành hai phân ngành: kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. 

Kinh tế vi mô là bộ môn nghiên cứu về việc các hộ gia đình và doanh nghiệp riêng lẻ đưa ra quyết định và tương tác với nhau như thế nào trên các thị trường cụ thể. Kinh tế vĩ mô là bộ môn nghiên cứu về nền kinh tế với tư cách một tổng thể.

Mục tiêu của kinh tế vĩ mô là lý giải những biến động kinh tế đồng thời tác động tới các hộ gia đình doanh nghiệp và thị trường.

Kinh tế vĩ mô nêu ra nhiều câu hỏi rất khác nhau:

- Tại sao thu nhập bình quân cao ở một số nước, trong khi lại thấp ở những nước khác?

- Tại sao giá cả tăng nhanh trong một số thời kỳ, nhưng lại ổn định hơn ở những thời kỳ khác?

- Tại sao sản lượng và việc làm tăng trong một số năm, nhưng lại giảm trong những năm khác?

- Chính phủ có thể làm gì để thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh của thu nhập, cắt giảm lạm phát và ổn định việc làm?

Những câu hỏi này mang bản chất kinh tế vĩ mô, bởi vì chúng liên quan đến quá trình vận hành của toàn bộ nền kinh tế. Do nền kinh tế với tư cách một tổng thể chẳng qua chỉ là tập hợp của rất nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác với nhau trên nhiều thị trường, nên kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối liên hệ cực kỳ chặt chẽ với nhau.

Ví dụ, các công cụ cơ bản của cung và cầu đóng vai trò trung tâm trong phân tích kinh tế vĩ mô, cũng như trong phân tích kinh tế vi mô. Song việc nghiên cứu nền kinh tế với tư cách một tổng thể cũng đặt ra những thách thức mới và hấp dẫn. Chúng ta sẽ thảo luận về một vài số liệu mà các nhà kinh tế và nhà hoạch định chính sách thường sử dụng để theo dõi sự vận hành của toàn nền kinh tế. Những số liệu này phản ánh những biến động kinh tế mà các nhà kinh tế vĩ mô.

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Vòng chu chuyển

Biểu đồ này mô tả tất cả các giao dịch giữa hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế giản đơn. Trong nền kinh tế đó, các hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ từ doanh nghiệp; các khoản chi tiêu này đi qua thị trường hàng hóa và dịch vụ. Sau đó các doanh nghiệp sử dụng tiền nhận được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ để trả tiền lương cho công nhân, tiền thuê cho chủ đất và lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp; các khoản thu nhập này chảy qua thị trường các nhân tố sản xuất.

Như vậy, tiền liên tục chảy từ khu vực hộ gia đình sang khu vực doanh nghiệp, sau đó quay trở lại khu vực hộ gia đình. Chúng ta có thể tính GDP cho nền kinh tế này theo hai cách: cộng tất cả các khoản chi tiêu của các hộ gia đình lại với nhau hoặc cộng các khoản thu nhập (tiền lương, tiền thuê và lợi nhuận) mà các doanh nghiệp thanh toán.

Bởi vì mọi khoản chi tiêu trong nền kinh tế cuối cùng đều trở thành thu nhập của ai đó, nên GDP là như nhau, bất kể nó được tính theo cách nào. Tất nhiên, nền kinh tế trong thực tế phức tạp hơn nhiều so với nền kinh tế. Cụ thể, các hộ gia đình không chi tiêu hết thu nhập của mình. Họ nộp một phần thu nhập cho chính phủ dưới dạng thuế, cũng như tiết kiệm và đầu tư một phần thu nhập để sử dụng trong tương lai.

Ngoài ra, các hộ gia đình không mua tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Một số hàng hóa và dịch vụ được chính phủ mua, còn một số khác được các doanh nghiệp mua, vì họ dự kiến trong tương lại sẽ sử dụng chúng vào việc sản xuất ra sản phẩm của riêng họ. Tuy nhiên, bất kể hộ gia đình, chính phủ, hay doanh nghiệp mua một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, thì giao dịch đó vẫn có bên mua và bên bán. Do vậy, khi xem xét nền kinh tế với tư cách một tổng thể thì chi tiêu và thu nhập là luôn luôn bằng nhau.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Đo lường thu nhập của một quốc gia được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

[b] Bài viết Đo lường thu nhập của một quốc gia có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê  luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:  (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Đo lường thu nhập của một quốc gia

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.58679 sec| 962.906 kb