Động cơ phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
1-Khái niệm của Động cơ phạm tội
Đông cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.
Trước hết, cần phân biệt giữa động cơ phạm tội và động cơ của xử sự. Hành vi của con người trong trạng thái tâm lý bình thường đều được thực hiện do sự thúc đẩy của một hoặc một số động cơ nhất định. Không những trong trường hợp phạm tội cố ý mà ngay cả trong trường hợp phạm tội vô ý, hành vi của người phạm tội cũng đều do động cơ nhất định thúc đẩy. Chỉ trong một số trường hợp phạm tội vô ý vì cẩu thả, hành vi mới không có động cơ rõ rệt. Tuy nhiên, ở các tội phạm vô ý chỉ có thể nói đến động cơ của xử sự mà không thể nói đến động cơ phạm tội vì người phạm tội với lỗi vô ý hoàn toàn không mong muốn thực hiện tội phạm, họ hoặc không biết hành vi của mình là hành vi phạm tội hoặc tin hành vi của mình không trở thành hành vi phạm tội.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
2-Ý nghĩa của Động cơ phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
Động cơ phạm tội trong hầu hết các trường hợp đều không có ý nghĩa quyết định đến tính chất nguy hiểm của tội phạm, không thể làm thay đổi hẳn tính chất của hành vi phạm tội. Do vậy, động cơ phạm tội trong hầu hết các trường hợp không phải là căn cứ để phân biệt giữa tội phạm với không phải là tội phạm, giữa tội phạm này với tội phạm khác. Trong những trường hợp như vậy, động cơ phạm tội không được mô tả trong cấu thành tội phạm cơ bản. Tuy nhiên, khi động cơ phạm tội có tính đặc trưng cho tội phạm nhất định và là dấu hiệu phân biệt tội này với các tội khác hoặc với trường hợp không phải là tội phạm thì nó phải được mô tả trong cấu thành tội phạm (cơ bản) của tội này như động cơ phòng vệ, động cơ bắt giữ người phạm tội ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tôi (Điều 126 BLHS); động cơ vụ lợi ở tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS);...
Động cơ phạm tội còn có thể dược phản ánh trong các cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu định khung hình phạt tăng năng hoặc giảm nhẹ. Ví dụ: Động cơ đê hèn là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được phản ánh trong cấu thành tội phạm tăng nặng của tội giết người (điểm q khoản 1 Điều 123 BLHS).
Ngoài ra, động cơ phạm tội còn có thể được xem là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt. Trong những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 51 và Điều 52 có nhiều tình tiết thuộc động cơ phạm tội.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest
3-Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Động cơ phạm tội trong luật hình sự Việt Nam được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Động cơ phạm tội trong luật hình sự Việt Nam có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm