Kỹ năng khi gặp, trao đổi với các đương sự khác của Luật sư

21/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Luật sư cần lưu ý những gì khi gặp người bị hại? Cần chuẩn bị gì khi gặp, trao đổi với người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự 

Gặp, trao đổi với các đương sự khác là công việc luật sư tiến hành tiếp xúc với người bị buộc tội, bị hại, đương nhằm làm rõ các thông tin cần thiết liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho thân chủ.

1- Luật sư khi gặp người bị hại:

Trong các vụ án xâm phạm sở hữu, bị hại trong các vụ án này đa số là cá nhân, trừ bị hại trong tội “thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước , cơ quan , tổ chức , doanh nghiệp ” (Điều 179 Bộ luật hình sự năm 2015) . Trong các vụ án này, mục tiêu quan trọng nhất của bị hại là mong muốn lấy lại được tài sản. Do đó, Luật sư sẽ có một vai trò hết sức quan trọng trong việc làm cầu nối giữa gia đình bị can, bị cáo và bị hại. Khi bị can, bị cáo đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả đã gây ra cho bị hại thì Luật sư nên cùng với người nhà của bị can, bị cáo gặp bị hại để trao đổi về mức bồi thường này giúp bị can, bị cáo, như vậy sẽ khách quan hơn.

Luật sư nên tư vấn pháp luật cho cả hai bên và tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết cho các bên . Ngoài ra, rất nhiều trường hợp bị cáo vì những hoàn cảnh nhất định mà phạm tội , sau khi bị hại đã nhận được đủ mức bồi thường tương xứng với tài sản bị xâm phạm , Luật sư có thể đề nghị gia đình bị hại viết giấy xin Tòa án giảm nhẹ hình phạt cho bị can, bị cáo. Điều này sẽ là tình tiết giảm nhẹ cho bị can, bị cáo và làm giảm căng thăng tại phiên tòa.

Ví dụ : Có những vụ án sau khi bị hại  hiểu được hoàn cảnh gia đình bị can, bị cáo không những đã viết giấy xin giảm nhẹ hình phạt co bị can, bị cáo trước Tòa, mà còn có sự giúp đỡ với gia đình bị can, bị cáo.

2- Gặp, trao đổi với người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự 

Trong một số vụ án sau khi thấy có những tình tiết chưa đúng, nhiều điểm mâu thuẫn, có thể dẫn đến oan sai, vi phạm tố tụng ... Luật sư sẽ đến gặp gỡ những người này để trình bày và đề nghị được biết và lắng nghe sự việc, thu thập thêm các chứng cứ cần thiết có lợi cho khách hàng để làm sáng tỏ thêm sự thật của vụ án . Luật sư phải có thái độ nhã nhặn, hợp tác, khách quan để có được lòng tin của các đương sự.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng khi gặp, trao đổi với các đương sự khác của Luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.32674 sec| 938.422 kb