Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần là người điều hành các công việc kinh doanh của công ty; Giám đốc và Tổng giám đốc chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị công ty; đồng thời chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cũng có thể là người kiêm nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần, trừ trường hợp công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết và trong quy định của Điều lệ công ty hay quy định của pháp luật về chứng khoán không có quy định khác. Những quy định về giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần được quy định rõ ràng tại Luật Doanh nghiệp 2020. Cùng tìm hiểu một số vấn đề về giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần.
1- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Công ty cổ phần:
Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp dồng, quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác dối với Giám đốc (Tổng giám đốc). Thủ tục ra quyết định của Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, Giám đốc (Tổng giám đốc) thực hiện theo thủ tục ra quyết định chung của Hội đồng quản trị quy định tại Điều lệ công ty và quy định pháp luật có liên quan.
Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm, ký hợp đồng, phê duyệt hợp đồng lao động, quyết định mức lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác ghi trong hợp đồng lao động phải được thông qua trước khi ký hợp đồng lao dộng. Nghị quyết, quyết định cần nêu rõ về việc: (i) bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám dốc) với các thông tin về nhân thân đầy đủ, nhiệm kỳ, phạm vi công việc; (ii) thông qua hợp đồng lao động, với phạm vi công việc của Giám đốc (Tổng giám đốc) được giao rõ ràng; (iii) quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Giám đốc (Tổng giám dốc); và (iv) giao cho ai là người đại diện cho công ty ký hợp đồng lao động với Giám đốc (Tổng giám đốc).
Xem thêm: Dịch vụ Pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài
2- Đối với thẩm quyền đại diện cho Công ty cổ phần ký hợp đồng lao động với Giám đốc:
Nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật nhưng không kiêm nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) thi nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị giao cho Chủ tịch Hội đồng quản trị ký hợp đồng lao động là phù hợp với thẩm quyền ký hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao dộng năm 2019 và cũng phù hợp nhất về thẩm quyền thay mặt cho Hội đồng quản trị, đại diện cho công ty ký kết hợp đồng thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật nhưng kiêm nhiệm Giám dốc (Tổng giám đốc) thì Hội đồng quản trị giao cho Chủ tịch Hội đồng quản trị đại diện cho công ty ký hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, sẽ phát sinh trường hợp đại diện công ty ký hợp đồng lao dộng với chính mình, trái quy định về việc người dại diện “không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người dại diện của người đó ” theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tương tự như phân tích tại các nội dung có liên quan đối với loại hình công ty TNHH, để đảm bảo áp dụng văn bản pháp luật đúng quy định về hiệu lực áp dụng văn bản pháp luật, đồng thời dảm bảo yêu cầu cao nhất của quản trị công ty cổ phần là bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của cổ đông, nên nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị về việc ký kết hợp đồng lao động với Giám đốc (Tổng giám đốc) cần phải giao cho một thành viên Hội dồng quản trị khác không phải là Chủ tịch Hội đồng quản trị ký kết hợp đồng lao động với Giám đốc (Tổng giám dốc).
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị không phải là người đại diện theo pháp luật mà Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật, nếu để Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật ký hợp đồng lao động là phù hợp với thẩm quyền ký kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, nhưng lại trái quy định về việc người đại diện “không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó” theo Bộ luật Dân sự năm 2015. Tương tư như phân tích ở trên, Hội đồng quản trị cần giao cho Chủ tịch Hội đồng quản trị thay mặt công ty ký kết hợp đồng lao động với Giám đốc (Tổng giám đốc).
Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật, thì nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị cần giao cho người đại diện theo pháp luật không nắm giữ chức vụ Giám đốc (Tổng giám đốc) ký kết hợp đồng lao động với Giám đôc (Tổng giám đốc) để đảm bảo phù hợp đồng thời với các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Bộ luật Lao động năm 2019 như đã trình bày.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp
3- Đối với việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với Giám đốc Công ty cổ phần:
Luật Doanh nghiệp năm 2020 yêu cầu việc chấm dứt họp đồng lao động cần phải được Hội đông quản trị quyết định. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Giám đốc (Tổng giám đốc) bị bãi nhiệm cũng dẫn đến hợp đồng lao động chấm dứt. Do đó, trong trường hợp nếu Giám đốc (Tông giám đốc) bị bãi nhiệm, mà dẫn đến chấm dứt họp đông lao động giữa công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) thì nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị về việc bãi nhiệm cần có thêm nội dung quyết định về việc chấm dứt hợp đồng lao động, nếu việc bãi nhiệm không dẫn đen chấm dứt hợp đồng lao động, mà dẫn đến sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, thì nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc bãi nhiệm cần có nội dung về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động, ngoài thủ tục nội bộ này, công ty còn phải thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 và quy định về đại diện theo Bộ luật Dân sự năm 2015, nên công ty cần thực hiện đầy đủ quy định về thẩm quyền ký kết thỏa thuận, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động như trường hợp ký kết hợp đồng lao động.
Đối với công ty cổ phần là công ty đại chúng, cân phải thực hiện công bố thông tin bất thường khi có sự thay đôi, bô nhiệm mới người nội bộ là Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty.
Xem thêm: Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp,chủ doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm