Dịch vụ pháp lý về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp (M&A)

"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Nhưng trước hết, bạn cần là một Luật sư tử tế".

- Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest

Dịch vụ pháp lý về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp (M&A)

Sáp nhập và Mua bán (M&A): là một thuật ngữ chung mô tả việc hợp nhất các công ty hoặc tài sản thông qua các loại giao dịch tài chính khác nhau, bao gồm sáp nhập, mua lại, hợp nhất, chào mua, mua tài sản và mua lại ban quản lý.

Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest hỗ trợ khách hàng soạn thảo và thẩm định hồ sơ pháp lý; các giải pháp pháp lý; đại diện theo ủy quyền tham gia đàm phán, giải quyết vướng mắc và các hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến sáp nhập và mua bán doanh nghiệp.

Liên hệ

VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG:

Rủi ro về pháp lý:
Nhiều doanh nghiệp hoạt động mang tính tự phát, thiếu thông tin chính sách pháp luật và kiến thức pháp lý.
Rủi ro về kế toán - thuế:
Doanh nghiệp thường có 01 hệ thống sổ sách kế toán được hạch toán bằng chứng từ hợp pháp để báo cáo thuế; 01 hệ thống sổ sách khác để quản lý nội bộ.
Rủi ro về quản trị:
Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp thường kèm theo tái cấu trúc doanh nghiệp. Đây là yêu cầu các quản trị viên cấp cao phải xử lý.
Định giá doanh nghiệp:
Định giá doanh nghiệp luôn là vấn đề phức tạp đối với cả các nhà đầu tư và doanh nghiệp, khi không có thông tin đầy đủ về hoạt động tài chính, thương mại, thuế của doanh nghiệp sáp nhập, mua lại.
Thông tin thị trường:
Thiếu thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và thị trường - là rào cản của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.
Thủ tục pháp lý:
Thủ tục pháp lý sáp nhập, mua bán sẽ là vấn đề đối với những doanh nghiệp không có bộ phận pháp chế chuyên nghiệp.

CÔNG VIỆC CỦA LUẬT SƯ:

Thẩm định hồ sơ pháp lý:
Tìm hiểu, rà soát các thông tin, hồ sơ pháp lý, phát hiện lỗ hổng pháp lý, đánh giá rủi ro pháp lý của doanh nghiệp.
Thẩm định hồ sơ thuế:
Phân tích, tìm hiểu các sai sót có thể có trong kê khai, tính nộp các loại thuế; đánh giá và lượng hóa các rủi ro về thuế của doanh nghiệp.
Thẩm định về tài chính:
Phân tích, thẩm định, đánh giá chất lượng tài sản; kiểm tra số liệu, hồ sơ công nợ; xác định số liệu về thu nhập và chi phí, dòng tiền, hệ thống kiểm soát nội bộ, nhằm đảm bảo độ tin cậy cao nhất.
Thẩm định về thương mại:
Phân tích môi trường kinh doanh; thống kê thông tin khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các giả định trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, dự báo tài chính doanh nghiệp.
Định giá, thương lượng:
Hỗ trợ các bên tham gia quan hệ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tiến hành định giá giá trị tài sản của doanh nghiệp. Hỗ trợ khách hàng đàm phán, thương lượng.
Thực hiện thủ tục pháp lý:
Hỗ trợ khách hàng giao kết hợp đồng, xác nhận giao dịch và các thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật về sáp nhập, mua bán.

SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP:

Sáp nhập và mua bán (Mergers and Acquisitions, M&A): là việc sáp nhập và mua bán các doanh nghiệp trên thị trường. Trong một số trường hợp khác, người ta dịch cụm từ này là mua lại và sáp nhập. Hai khái niệm này thường đi chung với nhau do có nhiều nghiệp vụ giống nhau, khá nhiều trường hợp người ta không thể phân biệt sự khác nhau và không có đủ thông tin để nhận định.

Sáp nhập và Mua bán được thực hiện trong một số trường hợp như sau: 

◦ Nguyên tắc cơ bản: để tiến hành mua lại và sáp nhập một công ty là việc đó phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tính trạng cũ không đạt được. 

◦ Về mặt giá trị: Giá trị thị trường của công ty sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của cả hai công ty khi còn đứng riêng rẽ. 

◦ Về năng lực cạnh tranh: Những công ty mạnh mua lại công ty khác thường nhằm tạo ra một công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cùng hơn. 

◦ Về sự đồng thuận: Các cổ đông phải đồng ý về việc này với đa số phiếu thuận. Vụ M&A của Microsoft và Yahoo! đã không thành công do nguyên nhân không có đủ sự đồng thuận cần thiết.

HIỆU ỨNG SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP:

Thông thường giá cổ phiếu của công ty được mua sẽ tăng. Tuy nhiên, sau sáp nhập và mua bán doanh nghiệp một số công ty bị vứt bỏ. Đơn giản là bên mua chỉ muốn loại được một đối thủ.

DIỄN BIẾN SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP:
Tên gọi: sau thương vụ vụ sáp nhập và mua bán, hai công ty nếu có cùng quy mô, sẽ thường cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp mới với tên gọi mới (hai tên gọi cũ theo nguyên bản sẽ không còn tồn tại). Tuy nhiên, một số trường hợp như Ebay mua lại Paypal, Skype... vẫn để công ty đó tồn tại độc lập với tên cũ. Tương tự, khi Unilever mua BestFood cũng như vậy. Trong một số trường hợp khác, sau M&A công ty bị mua lại sẽ ngừng hoạt động, công ty đã tiến hành mua lại "nuốt" trọn hoạt động kinh doanh của công ty kia.

TIẾN TRÌNH SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP:

Một thương vụ mua lại thường được bắt đầu bằng đề xuất của Ban giám đốc với Hội đồng quản trị về việc này. Nếu thuận, hai ban giám đốc sẽ tiến hành thỏa thuận với nhau để M&A mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cả hai bên. Ngược lại, nếu như tính "hữu hảo" không tồn tại - khi mà đối tượng bị mua lại không muốn, thậm chí thực hiện các kỹ thuật tài chính để chống lại, thì nó hoàn toàn mang hình ảnh của một thương vụ mua lại. Do vậy, để xác định một thương vụ chính xác là sáp nhập hay mua lại, cần phải xem đến tính chất hợp tác hay thù địch giữa hai bên. Nói cách khác, nó chính là cách ban giám đốc, người lao động và cổ đông của công ty bị mua lại nhận thức về mỗi thương vụ.

MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP:

Google mua lại Motorola Mobility với giá 9,800,000,000 USD (năm 2011), Microsoft Corporation mua lại Skype với giá 8,500,000,000 USD (năm 2011), Softbank mua lại Sprint Corporation với giá 21,600,000,000 USD (năm 2013), Berkshire Hathaway mua lại H. J. Heinz Company với giá 28,000,000,000 USD (năm 2013), Microsoft Corporation mua lại Nokia Handset & Services Business với giá 7,200,000,000 USD (năm 2013), Facebook mua lại WhatsApp với giá 19,000,000,000 USD (năm 2014).

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP:

◦ Mua bán một phần doanh nghiệp: chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu một phần doanh nghiệp cho bên mua để bên mua có quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu. Hình thức mua bán một phần doanh nghiệp bao gồm: các thành viên, cổ đông công ty chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối (gọi chung là phần vốn góp chi phối) cho bên nhận chuyển nhượng để bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp có thể kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu.

◦ Mua bán toàn bộ doanh nghiệp: chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu toàn bộ doanh nghiệp của mình cho bên mua. Hình thức mua bán toàn bộ doanh nghiệp gồm: mua bán doanh nghiệp tư nhân, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần cho bên nhận chuyển nhượng. Bên mua doanh nghiệp tư nhân, bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. 

◦ Hợp nhất doanh nghiệp: "Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất".

◦ Sáp nhập doanh nghiệp: "Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập".

QUY TRÌNH DỊCH VỤ:

Bước
1
Tiếp cận thông tin ban đầu:
Đề nghị với người yêu cầu dịch vụ cung cấp tài liệu, trình bày yêu cầu để có thông tin ban đầu về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp: vấn đề quan tâm, vướng mắc (nếu có), mong muốn của họ.
Bước
2
Xác định yêu cầu khách hàng:
Trao đổi với người yêu cầu dịch vụ để xác định mong muốn (thực), thực trạng, các năng lực, các thông tin liên quan để xác định tính khả thi của dự án sáp nhập và mua bán doanh nghiệp.
Bước
3
Hướng dẫn, đề xuất giải pháp:
Đưa ra hướng dẫn ban đầu về quy định của pháp luật sáp nhập và mua bán doanh nghiệp, phương án giải quyết sơ bộ (nếu có thể) hoặc tư vấn cho người yêu cầu dịch vụ giải pháp phù hợp khác.
Bước
4
Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý:
Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, nội dung: (a) thông tin khách hàng; (b) nội dung dịch vụ; (c) thời hạn thực hiện; (d) quyền, nghĩa vụ của các bên; (đ) thù lao, chi phí; (e) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; (f) phương thức giải quyết tranh chấp.
Bước
5
Các đề xuất bổ sung:
Hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ bổ sung hoặc thuê thêm chuyên gia để giải quyết tốt nhất các vấn đề sáp nhập và mua bán doanh nghiệp của họ.
Bước
6
Thẩm định về pháp lý:
Thẩm định hồ sơ pháp lý: đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, quyền tài sản, quan hệ sở hữu, các hồ sơ pháp lý khác (nội quy lao động, quy chế lương thưởng, chứng nhận môi trường, phòng cháy chữa cháy...).
Bước
7
Thẩm định về tín nhiệm:
Thẩm định tín nhiệm đối tác về: tài chính, thương mại, thuế, hệ thống công nghệ thông tin, tài sản trí tuệ.
Bước
8
Đàm phán hợp đồng:
Hỗ trợ khách hàng đàm phán: tư cách pháp lý, giá, điều khoản và điều kiện thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, các thủ tục, lập biên bản ghi nhớ, lập hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Bước
9
Thủ tục đăng ký:
Lập hồ sơ pháp lý, thực hiện thủ tục đăng ký sáp nhập và mua bán doanh nghiệp, kê khai thuế tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước
10
Chuyển giao quyền, nghĩa vụ:
Hỗ trợ khách hàng giao - nhận các quyền và nghĩa vụ: hồ sơ pháp lý, quy chế - quy định - quy trình, quyền quản trị - điều hành, hệ thống đối tác - khách hàng - nhà cung cấp.
Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
AI NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ SÁP NHẬP & MUA BÁN:
  • Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam,
  • Doanh nghiệp công ty chưa có bộ phận pháp chế,
  • Doanh nghiệp có pháp chế nhưng không chuyên về sáp nhập và mua bán,
  • Doanh nghiệp cần bổ sung thêm nhân sự đáp ứng tiến độ sáp nhập và mua bán.
AI NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ SÁP NHẬP & MUA BÁN:
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc

Ứng dụng công nghệ:
Ứng dụng công nghệ:
Ứng dụng cộng nghệ pháp lý cho phép Thư ký pháp lý cung cấp dịch vụ từ xa, thời gian nhanh, tiết kiệm chi phí: (i) tùy chọn nhân sự phù hợp; (ii) giao dịch qua cuộc gọi video; (iii) gửi và nhận tài liệu tức thời; (iv) giao kết hợp đồng điện tử; (v) bảo mật thông tin.
Đội ngũ chuyên nghiệp:
Đội ngũ chuyên nghiệp:
Đội ngũ hơn 50 luật sư, chuyên gia, có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, lao động, sở hữu trí tuệ, tài chính, quản trị và nhiều lĩnh vực khác chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng xử lý những vụ việc phức tạp trong nhiều lĩnh vực.
Bảo mật thông tin:
Bảo mật thông tin:
Giữ bí mật thông khách hàng không chỉ là vấn đề đạo đức, ứng xử nghề nghiệp, mà là một vấn đề mang tính pháp lý, là một trong những yếu tố tạo nên uy tín và sự thành công của luật sư.
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Dịch vụ pháp lý về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp (M&A)

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19240 sec| 1122.094 kb