Giáo dục, cải tạo phạm nhân - Quá trình tái hòa nhập cộng đồng
Những điều kiện sống và lao động mới đó là: đời sống vật chất bấp bênh, không ổn định, không có việc làm, mối quan hệ xã hội trước đây không còn nữa, không có nhà ở, sự lo ngại của những người thân, người quen, cái nhìn lạnh nhạt, hờ hững của đồng nghiệp ở cơ quan, của những người hàng xóm nơi cư trú V.V.. Tất cả những điều đó là gánh nặng giày vò tâm lý người mãn hạn tù. Và tình hình trở nến đặc biệt nguy hiểm hơn đối với những người nào trước đây đã có mâu thuẫn, xung đột sâu sắc với xã hội, đối lập với xã hội. Trong tình cảnh này, không chỉ phương hướng về lối sống mới có ý nghĩa quan trọng, mà toàn bộ các điều kiện xã hội rất cần thiết để thực hiện phương hướng này. Trong thời gian này, trong hoàn cảnh khó khăn và đầy thử thách này, họ rất cần sự giúp đỡ nhân ái, có tình người của những người khác trong xã hội, đặc biệt là của những người thân và những đồng nghiệp. Sự xa lánh, thiếu tình thương của những người thân ruột thịt và những người họ hàng; sự từ chối, thiếu thiện chí của cơ quan, đồng nghiệp không muốn nhận họ vào làm việc v.v. đều góp phần phá hủy nhanh chóng nhân cách của người mãn hạn tù còn chưa vững vàng trong quan hệ xã hội, còn mặc cảm về tội lỗi của mình. Chính vì vậy nhà giáo dục cần phải có kế hoạch giúp người mãn hạn tù nhanh chóng tái hoà nhập với cuộc sống xã hội, phải chú ý đến hình thái tâm lý - xã hội của họ, đặc biệt phải lưu ý đến những người thiên về lối sống chống xã hội, có khuynh hướng tiếp tục phạm tội.
Chuẩn bị tâm lý kích thích những người mãn hạn tù khắc phục được những khó khăn đặc biệt, những khó khăn không lường trước được mà họ có thể gặp phải khi gia nhập vào những điều kiện sống mới và môi trường xã hội mới. Đối với họ, những khó khăn gặp phải như thế thường là bất ngờ và dễ gây ra ở họ những phản ứng không thích hợp với những điều kiện của hoàn cảnh và không phù hợp về chuẩn mực đạo đức. Điều này càng trở nên tồi tệ hơn đối với người mãn hạn tù bởi những thái độ không đúng (coi thường, miệt thị,...) của những người xung quanh đối với họ, vì khi đó nó dẫn đến sự hung phấn hoặc ức chế quá mức các quá trình thần kinh và dẫn đến suy nhược thần kinh. Người mãn hạn tù bắt đầu đánh giá không đúng về hành vi của mình và hành động của những người khác, và hậu quả là có ảnh hưởng xấu đến quá trình thích nghi của họ. Chuẩn bị tâm lý giúp người mãn hạn tù khắc phục được tính ì trong tâm lý của mình, nhanh chóng điều chỉnh lại mình khi tình hình, hoàn cảnh thay đổi, nhanh chóng hoà nhập với xã hội. Muốn vậy, cán bộ quản giáo cần phải tích cực hoá những phẩm chất nhân cách tốt của phạm nhân trong quá trình chuẩn bị tâm lý cho họ thích nghi với cuộc sống trong những điều kiện mới. Bằng cách cán bộ quản giáo có thể sử dụng những mặt tốt còn lại trong nhân cách của họ, nhắc đến những công lao trước đây của họ, tích cực hoá những phương hướng, mục đích tích cực có tính chất thiết thực, tích cực hoá ý thức đạo đức - chính trị và ý thức pháp luật của họ, cán bộ quản giáo biểu lộ sự tin tưởng của mình đối với phạm nhân để họ thấy rằng họ xứng đáng với lòng tin cậy của cán bộ quản giáo V.V..
Có thể chia thành 3 loại phạm nhân trong thời gian chấp hành hình phạt tù như sau:
- Những phạm nhân đã hoàn toàn sửa mình (những phạm nhân đã trở thành người tốt trước khi mãn hạn tù).
- Những phạm nhân được giáo dục lại, nhưng vẫn còn những khuyết tật, thói hư tật xấu nhất định.
- Những phạm nhân không sửa mình trong quá trình chấp hành hình phạt tù, phủ nhận tác động giáo dục của cán bộ quản giáo.
Quá trình hòa nhập với những điều kiện sống bình thường trong môi trường xã hội bình thường sau thời hạn dài bị phạt giam là quá trình phức tạp, nó đòi hỏi ở người mãn hạn tù sự nỗ lực ý chí tích cực, những phẩm chất nhân cách và đạo đức tốt, ý thức pháp luật sâu sắc. Sự thành công của tái hoà nhập xã hội phụ thuộc vào 3 nhóm nhân tố: nhóm thứ nhất là nhân cách của chính người mãn hạn tù (thế giới quan, tính tình, khí chất, trí tuệ, ý thức pháp luật, đạo đức, nhân cách, luân lý, nghề nghiệp, kĩ năng, kĩ xạo lao động v.v. của họ); nhóm thứ hai là những điều kiện ngoại cảnh, nhân cách của những người xung quanh họ (nhà ở, nơi cư trú, gia đình và mối quan hệ giữa họ với các thành viên trong gia đình, việc làm, sự hài lòng với nó và mối quan hệ với tập thể lao động, sách lược của những người đang thi hành việc giám sát như công an khu vực, tổ dân phố V.V.); nhóm thứ ba là những điều kiện mà trước đây người mãn hạn tù đã sống trong đó và chúng ảnh hưởng đến hành vi, xử sự của họ trong những tháng đầu tiên sau khi mãn hạn tù (sự tổ chức quá trình lao động, cơ cấu tập thể của những phạm nhân, thời hạn ở trại lao động - cải tạo, học tập, tác động giáo dục của chính quyền V.V.).
Theo lu.V.Trupharôvxki, quá trình tái hoà nhập của những người mãn hạn tù thường được kết thúc trong khoảng thời gian gần ba năm, nhưng phần lớn là gần một năm. Thời gian khó khăn nhất để họ hoà nhập là khoảng thời gian từ ba đến sáu tháng đầu sau khi ra trại. Chính vì vậy trong thời gian này nhà giáo dục cần phải lao động căng thẳng nhàm điều khiển quá trình tái hoà nhập xã hội của người mãn hạn tù, phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ hành vi, cách xử sự của họ trong sinh hoạt,ở những nơi công cộng, giám sát chặt chẽ môi trường giao tiếp của họ (khu vực mà họ giao du, tiếp xúc). Nếu những người mãn hạn tù không được bố trí công việc hoặc sau khi bố trí công việc họ bỏ bễ công việc, họ không có chỗ ở thường trú, hoặc họ thường xuyên thay đổi chỗ ở, họ vi phạm trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt công cộng thì điều đó chứng tỏ rằng quá trình tái hoà nhập xã hội diễn ra chưa đạt yêu cầu và điều đó có nghĩa là có cơ sở thực tế để họ tái phạm.
Có thể nói, tái hoà nhập xã hội thành công là một trong những cơ sở để khắc phục tình trạng tái phạm của người mãn hạn tù. Do vậy, hệ thống các biện pháp xã hội nhằm giúp họ tái hoà nhập xã hội có tầm quan trọng đáng kể. Ngăn cản họ không tái phạm là nhiệm vụ xã hội quan trọng không kém gì phòng ngừa phạm tội lần đầu. Khả năng lớn nhất để “phá tan” sự tái phạm của họ là trong năm đầu sau khi mãn hạn tù. Đối với họ, năm này phải là năm được chăm sóc về mặt xã hội tại gia, là năm phục hồi chức năng xã hội của người mãn hạn tù với sự bảo trợ xã hội thích hợp, đúng pháp luật, ở đây không phải chúng ta nói về sự kiểm tra, giám sát khắt khe có tính chất lăng mạ đối với người mãn hạn tù, mà nói về sự tạo điều kiện cần thiết nhất cho họ để họ bắt đầu cuộc sống mới. Tất nhiên kiểm tra xã hội cũng cần thiết, nhằm kiểm tra sự tương xứng của hành vi, cách xử sự của người được phục quyền với những mong đợi của xã hội. Song sự kiểm tra xã hội này cần phải đi đôi với hoạt động điều chỉnh và trợ giúp xã hội nhằm củng cố mối quan hệ tích cực cuả người được phục quyền với môi trường xã hội.Khi nói về vấn đề chống tái phạm, V.L.Vaxilev cũng nhận định rằng nghiên cứu nhân cách phạm nhân trong thời gian chấp hành hình phạt tù(từ khi phạm nhân nhập trại cho đến thời điểm họ chấp hành xong hình phạt tù và được trả tự do trở về với gia đình, với xã hội) có ý nghĩa lớn nhằm giải quyết những vấn đề chống tái phạm. Liên quan chặt chẽ với vấn đề này là vấn đề tái hoà nhập của người mãn hạn tù với những điều kiện sống bình thường trong môi trường xã hội bình thường vào những lúc nhàn rỗi.
Tái hoà nhập xã hội được coi là thành công khi những mối quan hệ xã hội có lợi của người mãn hạn tù được thiết lập trong những môi trường chính của hoạt động sống và không có những lệch lạc đáng kể. Người mãn hạn tù đã hòa nhập trở lại sẽ cắt đứt mọi quan hệ với môi trường phạm tội và với những người mà hành vi, xử sự của họ có đặc điểm là chống xã hội. Tái hoà nhập xã hội thành công là một trong những cơ sở giúp người mãn hạn tù không tái phạm, nên nhà giáo dục nói riêng và xã hội nói chung cần phải làm tốt nhiệm vụ mang ý nghĩa xã hội quan trọng và cần thiết này.
Tổng hợp từ Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm