Giới hạn và thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Nội dung bài viết
1- Giới hạn quyền tác giả
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, các phương tiện dùng để sao chép, làm tác phẩm phái sinh, chia sẻ, truyền đạt... tác phẩm đen công chúng ngày càng phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho việc tiếp cận, sử dụng, truyền bá tác phẩm vô cùng đơn giản và dễ dàng. Điều này cũng khiến cho các tác giả, chủ sở hữu QTG gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kiểm soát, ngăn chặn các hành vi sử dụng bất hợp pháp tác phàm của mình. Bên cạnh đó, với sự phát triển cùa nền công nghiệp văn hoá giải trí, các tác phẩm là những “hàng hoá” đặc biệt được phổ biến để phục vụ cho nhu cầu về văn hoá, giải trí, tinh thần của công chúng. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là tài sản trí tuệ đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế, văn hoá và đời sống xã hội, đòi hỏi pháp luật cần có cơ chế pháp lý nhằm bảo vệ hiệu qua các quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu QTG mat khác cũng phải bảo đảm cho công chúng có thể tiếp cận và sử dụng tác phẩm trong những trường hợp nhất định, với mục tiêu thúc đẩy hoạt động sáng tạo tinh thân, phát triển văn hoá, kinh tế-xã hội
QTG được thừa nhận và bảo hộ theo quy định của pháp luật tuy nhiên, bất cứ độc quyền nào cũng phải nằm trong giới hạn nhát đinh Xuất phát từ nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ thể sáng tạo đ~ tư và lợi ích xã hội, các quy định về giới hạn QTG ra đời nhằm bảo đảm cho chủ thể QTG và xã hội đều được hưởng những lợi ích xứng đáng, hài hòa, hợp lý nhất, đảm bảo không bên nào được hưởng lợi ích quá mức, xâm phạm đến lợi ích chính đáng của bên kia.
Quy định về giới hạn QTG thể hiện nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ thể của QTG và lợi ích xã hội, theo đó, chủ thể của QTG có thể phải “hi sinh” một phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn là bảo đảm quyền lợi của công chúng trong việc tiếp cận, sử dụng tác phẩm, khuyến khích phát triển nền công nghiệp giải trí và kinh doanh văn hoá, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Khoản 3 Điều 7 Luật SHT1 Việt Nam cung khang định nguyên tắc giới hạn quyền SHTT, theo đó '"trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhả nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền SHTT phải cho phép tổ chức, cá nhàn khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp
Theo nghĩa rộng, giới hạn QTG được hiểu là toàn bộ những quy định hạn chế QTG trong những trường hợp để bảo vệ lợi ích công cộng. Dưới góc độ này, giới hạn QTG còn bao gồm cả các quy định như: giới hạn về lãnh thổ; giới hạn về thời hạn bảo hộ; giới hạn về các đối tượng không được bảo hộ, giới hạn về chủ thể được bảo hộ, giới hạn về nội dung bảo hộ...
Theo nghĩa hẹp, giới hạn QTG chỉ liên quan đến các giới hạn về nội dung QTG, theo đó QTG bị hạn chế trong những trường hợp người khác có thể sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép chủ sở hữu QTG, thậm chí không phải trả các lợi ích vật chất với những 11 do chính đáng, hay với những điều kiện thoả đáng. ‘ Tính chính đáng của việc sử dụng dựa trên các yếu tố như: bản chất và mục đích của việc sử dụng, số lượng hay phạm vi sử dụng, ảnh hưởng của việc sử dụng đến khả năng khai thác tác phẩm của chủ sở hữu... G1Ơ1 hạn QTG dưới góc độ này còn được sử dụng với thuật ngữ là các ngoại lệ .
Quy định về giới hạn QTG trong pháp luật quốc gia được xây dựng trên cơ sở quy định của Công ước Beme 1886, cụ thể điều 9.2 Công ước cho phép các quốc gia tiếp tục mở rộng hoặc quy định các ngoại lệ và giới hạn QTG dựa trên phép thử ba bước (three-step test). Các ngoại lệ này phải thỏa mãn ba điều kiện: (i) Đó phải là những trường hợp đặc biệt; (ii) Ngoại lệ hoặc giới hạn đó không. ảnh hưởng tới quyền khai thác bình thường tác phẩm của tác giả; (iii) Ngoại lệ hoặc giới hạn đó không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của tác giả.
Trên cơ sở đó, Luật SHTT Việt Nam có hai quy định về giới hạn QTG: (1) Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điêu 25) và (2) Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 26). Đây là những trường hợp pháp luật quy định tổ chức, cá nhân khác có quyền sử dụng tác phẩm đã còng bô mà không cần có sự cho phép của chủ sở hữu QTG, chỉ khác về việc có phải trả tiền cho chủ sở hữu QTG hay không.
Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
Thứ nhất, giới hạn liên quan đến quyền sao chép
Quyền ngăn cản người khác sao chép tác phẩm là quyền cơ bản nhất trong quyền tác giả, vì quyền kiểm soát hành vi sao chép là cơ sở pháp lý đối với mọi hình thức khai thác các tác phẩm được bảo hộ. Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích của công chúng, cùa xã hội, pháp luật QTG thường quy định ngoại lệ đối với quyền sao chép khi việc sao chép phục vụ cho mục đích cá nhân và phi thương mại (như nghiên cứu, giảng dạy, học tập). Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số ngày nay tạo ra khả năng làm các bản sao tác phẩm với chất lượng rất cao, kho kiểm soát, và gần như không thể phân biệt được với bản gốc. Vì vậy, pháp luật QTG của mỗi quốc gia đều phải cân nhắc đến tính hợp lý, chính đáng của giới hạn quyền sao chép.
Giống như pháp luật về QTG của các quốc gia trên thế giới, pháp luật SHTT Việt Nam dành ra trường hợp giới hạn QTG trong môi trường giáo dục vì "giáo dục đóng vai trò phát triển Chội. tạo ra những điều kiện quan trọng cho hoạt động sing lạo - mti ci nhàn - những lác giá trong tương lai nên việc giới h,„ QT "
cho mục đích giảng dạy hay nghiên cứu là cần thiết. Điều 10.2 Công ước Beme cho phép các nước thành viên có những quy định cụ thể về việc sử dụng tự do các tác phẩm trong giáo dục khi thỏa mãn hai điều kiện: (i) phạm vi sử dụng (trích dẫn để minh hoạ) với mục đích giảng dạy và (ii) việc sử dụng phải phù hợp với thông lệ chính đáng.
Trên cơ sở quy định này, Điều 25 Luật SHTT quy định hai trường hợp được sao chép tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép, không phải trả tiền liên quan đến hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, đó là: (i) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; và (ii) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. ở trường họp thứ nhất, pháp luật quy định khá chặt chẽ, đòi hỏi người sử dụng tác phẩm phải “tự sao chép” tác phẩm, với số lượng không quá “một bản” và chỉ giới hạn trong phạm vi phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngày nay, các thiết bị dùng để sao chép vô cùng phong phú và phổ biến, mỗi cá nhân đều có thể sở hữu và sử dụng các thiết bị này dễ dàng, do đó việc nhân bản tác phẩm với số lượng lớn trở nên vô cùng đơn giản và nhanh chóng, đe dọa tới việc bảo vệ QTG. Vì vậy, để ngăn ngừa việc sao chép, nhân bản hàng loạt tác phẩm có thể làm ảnh hưởng tới quyền lợi cùa chủ sở hữu QTG, Luật SHTT giới hạn việc sao chép được phép là không quá một bản và phải do người có nhu cầu sử dụng tác phẩm với mục đích giảng dạy, nghiên cứu trực tiếp sao chép. Ở trường hợp thứ hai, theo hướng dân tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP, “sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT là việc sao chép không quá một bản. Thư viện không được sao chép và phản phổi bản sao tác phẩm tới công chủng, kể cả bản sao lã thuật số”. Với quy định này, thư viện cũng chỉ được sao chép không quá một bản để lưu trữ nhằm mục đích nghiên cứu, kể cả bản sao kĩ thuật số, cũng không được phân phối bản sao tác phẩm đến công chúng. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của công chúng ưong việc tiếp cận và sử dụng tác phẩm với mục đích phi thương mại, góp phần sử dụng có hiệu quả các tác phẩm là tài sản trí tuệ của nhân loại cũng như phổ biến tác phẩm đến công chúng thông qua hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Việc cho phép thư viện sao chép tác phẩm để lưu trữ còn góp phần tạo nên kho lưu trữ dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu văn hoá, nghệ thuật, khoa học của nhân loại.
Trên thực tế, với sự phát triển và phổ biến của các phương tiện sao chép như hiện nay, ai cũng có thể dễ dàng sở hữu và sử dụng các phương tiện sao chép cá nhân, vì vậy, chủ sở hữu QTG khó có thể kiểm soát và quản lý được số lượng bản sao được người khác tạo ra cùng như mục đích của việc sao chép. Bên cạnh đó, số lượng người có nhu cầu sao chép tác phẩm (đặc biệt trong môi trường giáo dục) là rất lớn, nên việc người sao chcp phải xin phép và trực tiếp trả phí cho lác gia lã khá phức tạp. Việc pháp luật quy định các trường hợp sao chép với số lượng lớn lum một bản đế sữ dụng cá nhân hay lưu trữ trong thư viện đều phải xin phép và trả tiền cho chủ sở hữu QTG (dường như không khả thi và thiếu tính thực tế. Do đó, nhiều quốc gia đã sửa đổi quy định về quyền sao chép cho phù hợp lum, vừa bảo vệ được quyền lợi cho người sáng lập, tạo điều kiện bù đắp những công sức, chi phi mà họ bỏ ra, đồng thời tạo cơ chế thực thi hiệu quả? Cụ thể pháp luật VC ban quyền của nhiều quốc gia cho phép sao chép nhưng kết hợp chặt chẽ với cơ chế trả “phí đền bù bản quyền’’ (remuneration) cho chú sớ hữu như Diều 20.3 Dụo luật QTG Thuỵ Sì quy định yi, tra tiền đền bù bản quyền cho những người sản xuất vật ghi và thiết bị ghi. Dây được coi lá cách thu phí gián ticp thông qua nhà sản xuất hay sử dụng các công cụ trực tiếp phục vụ cho việc nhân bún. Nhà sản xuất trực tiếp nộp khoản phí này cho tác giả và tính nó vào giá bán cho người tiêu dùng.
Theo khoản 3 Điều 25 Luật SHTT quy định: “việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính ”. Như vậy, trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi sao chép tác phẩm kiến trúc, tác phẩm phẩm tạo hình, hoặc chương trình máy tính dù là một bản với mục đích phi thương mại (như giảng dạy, nghiên cứu) thì vẫn bị coi là xâm phạm QTQ nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu QTQ.
Thứ hai, giới hạn QTQ trong trường hợp trích dẫn
Trích dẫn 'Tả việc lấy một hoặc nhiều phần (đoạn) của một tác phẩm của người khác đưa vào tác phẩm của mình. Ngươi ta co the trích dẫn để giải thích về một ý kiến, chứng minh một quan chem, một cách nhìn, hoặc đẻ nhận xét, hình luận hay phê phán một tac pham, một tư tưởng... ". Trong các lĩnh vực như khoa học - kỹ thuật, văn học - nghệ thuật, việc trích dẫn tác phẩm dế đánh giá, bình luận, so sanh, cung cấp, trao đổi thông tin... là hết sức cần thiết. Do dó, Công ước Berne yêu cầu các quốc gia thành viên phái dành ra trường hợp ngoại lệ đối với việc trích dẫn tác phẩm, cụ thể Điều 10 Công ước quy dinh các điều kiện để được trích dẫn “tự do” tác phẩm: (1) tac pham dược trích dẫn phải là lác phẩm công chúng tiếp cận một cách hợp pháp - “đã được phổ cập tới công chúng”; (ii) việc trích dẫn trong phạm VI thích hợp phù hợp với mục đích trích dẫn; (ill) phu hơp Vơi thong ly chính đáng; (iv) ghi rõ nguồn gốc tác phẩm và tên tác giá.
Trôn cơ sở quy định của Công ước Berne, khoan 1 điều 25 Luật SHTT quy định ba trường hợp trích dẫn tác phẩm đa công bo ma không phủi xin phép, không phải trâ tiên, bao gồm: (1) trích dẫn hợp lý tác phẩm không làm sai ý tác giá dê bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của minh; (ii) trích dẫn tác pharn mà không làm sai ý tác giá đc viết bảo; dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; (iii) trích dẫn để giảng dạy trong nhà trường mà không lùm sai ý tác giả. Các trường hợp trích dẫn trên đều là những trường hợp sử dụng tác phẩm với mục đích phi thương mại, tạ0 điều kiện cho việc hao đổi, chia sẻ, phổ biến thông tin, kiến thức.
Việc trích dẫn tác phẩm thuộc trường hợp giới hạn QTG theo Điều 25 Luật SHTT phải thỏa mãn hai điều kiện sau: (1) Phần trích dần chì nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình; (2) Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dần không gây phương hại đến QTG đối với tác phẩm được sử dụng đề trích dần, phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. Pháp luật SHTT Việt Nam không quy định cụ thể tỷ lệ trích dẫn bao nhiêu phần trăm là “phù hợp”, mà tính “phù hợp” phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được trích dần và mục đích trích dần.
Thứ ba, giới hạn QTG trong lĩnh vực thông tin, truyền thông
Cuộc biểu diễn và băng đìa là những sản phẩm phổ biến của nền công nghiệp văn hoá phục vụ cho nhu cầu văn hoá, giải trí, tinh thần của toàn xã hội. Biểu diễn, sàn xuất băng đìa là hoạt động thương mại, mang lại lợi ích kinh tế cho người biểu diễn, do đó các tổ chức thực hiện cuộc biểu diễn, nhà sản xuất băng đĩa có nghĩa vụ phải xin phép, trả nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu QTG khi sử dụng tác phẩm để biểu diễn hay sản xuất băng đĩa. Tuy nhiên, đê bảo đảm quyền tự do thông tin cũng như nhu cầu xã hội trong việc tuyên truyền, cổ động vì lợi ích công cộng, Điêu 25 Luật SHTT quy định hai trường hợp giới hạn QTG liên quan đcn hoạt động bieu dien la: (1) biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; (it) ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự.
Việc chụp ảnh, truyền hình tác phẩm kiến trúc, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm “7. thiệu hình ảnh của tác phẩm cũng là trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả nhuận bút, thù lao vì việc sử dụng này cùng vì lợi ích công cộng.
Thứ tư, nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng
Đây là trường hợp giới hạn QTG vì quyền lợi của người sử dụng cá nhân.
Thứ năm, chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người khiếm thị - người yếu thế trong xã hội, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận được với tác phẩm.
Tóm lại, những quy định của pháp luật về giới hạn QTG cho phép các chủ thể khác được tự do sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học trong những trường hợp nhất định. Theo Điều 25 Luật SHTT, ngoại lệ chỉ dành cho một số trường hợp sử dụng tác phẩm khi đáp ứng được các điều kiện sau:
(i) Tác phẩm được sử dụng phải là tác phẩm đã được công bô hợp pháp;
(ii) Việc sử dụng tác phẩm hoàn toàn vào mục đích phi thương mại như: nghiên cứu khoa học, giảng dạy, sử dụng riêng hay để cung cấp thông tin;
(iii) Việc sử dụng chỉ giới hạn trong các trường hợp luật định (quy định tại khoản 1 Điều 25 và không thuộc trường hợp tại khoản 3 Điều 25);
(iv) Việc sử dụng không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến QTG;
(v) Khi sử dụng phải tôn trọng các quyền của tác giả (thông tin về tác giả, tác phẩm...).
Trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao
Pháp luật cho phép chủ thể khác được sử dụng tác phẩm trong một số trường hợp nhất định mà không phải xin phép chủ sở hữu quyền tác già nhưng phải trả tiền thù lao cho việc sử dụng. Hình thức sử dụng này được gọi là “li -xăng bắt buộc” bởi việc sử dụng tác phẩm không cần phải được tác giả cho phép. Điều 26 Luật SHTT quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút thù lao. Đây là ngoại lệ dành riêng cho tổ chức phát sóng - chủ thể có đặc thù là lĩnh vực hoạt động phải thường xuyên sử dụng tác phẩm để phục vụ nhu cầu văn hoá, giải trí của công chúng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể này trong quá trình sử dụng tác phàm phục vụ cho nhu cầu giải trí, văn hoá, tinh thần cho xã hội, pháp luật quy định họ không phải xin phép tác giả nhưng vẫn phải trả tiền nhuận bút, thù lao khi sử dụng.
Trước đây, Điều 26 Luật SHTT năm 2005 phân chia thành hai trường hợp: khi tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào thì mới phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu; còn nếu chương trình phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiên thi không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả. Quy định này bị cho là không tương thích với Điều 1 Ibis Công ước Berne bởi theo tinh thần cùa ĐƯQT này, phát sóng tác phẩm là hình thức truyền đạt tác phẩm đến công chúng thuộc độc quyền của chủ sở hữu QTG Để thực hiện cam kết tham gia WT0 của Việt Nam, Nghị quyết số 71/2006/QH11 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam đã quy định áp dụng trực tiếp Điều 26 Luật SHTT phù hợp Với Điêu 11 bis Công ước Beme. Luật sửa đổi, bổ sung một số dieu cua Luat SHTT năm 2009 đã sửa đổi Điều 26 theo hướng: tổ chức phát sone khi sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng, dù chương trình tài trợ, quảng cáo hay thu tiên hay không đều có nghĩa vụ trả nhuận bút hay thù lao cho chủ sở hữu QTQ.
Việc sử dụng tác phẩm để phát sóng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu QTG, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ tác phẩm. Quy định này nhằm bảo đảm việc sử dụng tác phẩm để phát sóng không làm tổn hại đến các quyền hợp pháp của chủ thể QTG. Tuy nhiên, ngoại lệ này không áp dụng với tác phẩm điện ảnh. Do đó, tổ chức phát sóng khi muốn phát sóng tác phẩm điện ảnh thì vẫn phải xin phép và trả nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu QTG.
2- Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
QTG bao gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân (còn được gọi là quyền tinh thần) và quyền tài sản (còn được gọi là quyền kinh tê). Tùy thuộc vào tính chất cũng như ảnh hưởng cùa các quyền này đối với lợi ích của tác giả và lợi ích xã hội, pháp luật QTG phân biệt hai loại quyền có thời hạn bảo hộ khác nhau:
Các quyền được bảo hộ vô thời hạn
Tác phẩm được coi là “đứa con tinh thần” của tác giả, là sự thể hiện tư tưởng, tình cảm, tinh thần của tác giả ra thế giới bên ngoài. Môi quan hệ giữa tác giả và tác phẩm được ràng buộc bởi sợi dây tinh thân bất biến. Lý luận về quyền nhân thân xác định đó là quyền luôn gắn liền với tác giả, thậm chí kể cả khi tác giả chết đi hay đã chuyển giao QTG cho người khác thì những quyền này vần không thể tách rời khỏi tác giả. Vì vậy, pháp luật QTG ghi nhận các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín cùa tác giả. Riêng quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, mặc dù vẫn nằm trong nhóm các quyền nhân thân nhưng đầy là quyền nhân thân có thể chuyển giao và luôn gắn liền Với việc thực hiện các quyền tài sản, do đó, thời hạn bảo hộ các quyền này được xác định giống như các quyền tài sản.
Các quyền được bảo hộ có thời hạn
Các quyền đối với tác phẩm được pháp luật bảo hộ có thời hạn bao gồm quyền nhân thân có thể chuyển dịch (quyên công bô hoặc cho người khác công bố tác phẩm) và các quyền tài sản. Thời hạn bảo hộ các quyền này do pháp luật quốc gia quy định nhưng theo Công ước Beme thì thời hạn này tối thiểu là 50 năm, tính từ thời điểm kết thúc năm mà tác giả qua đời. Cách tính thời hạn bảo hộ QTG này còn được gọi là “thời hạn bảo hộ theo đời người”. Hiện nay, nhiều quốc gia có xu hướng kéo dài thời hạn bảo hộ QTG như: Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu quy định thời hạn bảo hộ kéo dài 70 năm kể từ khi kết thúc năm mà tác giả qua đời.
Theo điểm b khoản 2 Điều 27 Luật SHTT Việt Nam, thời hạn bảo hộ đối với quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phân có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Việc pháp luật quy định thời hạn bảo hộ QTG là năm mươi năm sau khi tác giả chết nhằm xác định quyền để lại thừa kế QTG cho những người thừa kế của ho. Khi chủ sở hữu QTQ chêt, QTG cũng là một loại di sản thừa kế và được dịch chuyên cho người thừa kế của tác giả theo quy định tài Phần thứ tư của BLDS 2015. Theo đó, tác giả đồng thời là chủ sở hữu QTG có quyền lập di chúc để định đoạt QTG của mình cho người thừa kế. Nếu tác giả không để lại di chúc thì QTG được dịch chuyển theo quy định cùa pháp luật. Các QTQ được để lại thừa kế bao gồm: quyen nhân thân có thể chuyển dịch (quyền công bố hoặc cho người khác cóng bố tác phẩm) và tất cả các quyền về tài sản.
Tuy nhiên, bên cạnh các tác phẩm có thời hạn bảo hộ tính theo đời người, pháp luật QTG quy định một số tác phẩm có thời hạn bảo hộ ngăn hơn căn cứ vào thời điểm công bố tác phẩm, bao gồm: tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng dụng và tác phẩm khuyết danh. Công ước Berne quy định thời hạn bảo hộ tối thiểu đối với các tác phẩm này là 25 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra. Theo điểm a khoản 1 Điều 27 Luật SHTT, các tác phẩm này có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; Trường hợp tác phẩm đó chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thi thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Mục đích của quy định này nhằm khuyến khích tác giả công bố tác phẩm của mình đen công chúng càng sớm thì QTG có thể kéo dài hơn trường hợp tác giả không công bố tác phẩm của mình.
Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm mà tác giả không đứng tên trên tác phẩm đó hoặc hoặc chủ đề kí hiệu trên tác phẩm những kí hiệu đó không đủ cơ sở để xác định chính xác về tác giả của tác phẩm. Trong thời hạn bảo hộ trên, người được hưởng quyền đối với tác phẩm khuyết danh là nhà nước; trong trường hợp tác phẩm khuyết danh do tổ chức, cá nhân đang quản lý thì tổ chức, cá nhân đó được hưởng quyền đối với tác phẩm cho đến khi danh tính cùa tác giả được xác định. Khi các thông tin về tác giả xuất hiện trong thời hạn bảy mươi năm kể từ khi tác phẩm khuyết danh được công bố lần đầu tiên đù để xác định danh tính của tác giả tác phẩm khuyết danh thì thời hạn bảo hộ được tính là 50 năm kể từ năm tác giả chết (nếu không phải là tác phẩm điện ảnh, nhiêp ảnh, mĩ thuật ứng dụng).
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm