Sản phẩm
Tin tức

Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp và nội dung liên quan
Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Xét một cách khái quát, có thể khẳng định kiểu dáng công nghiệp (industrial design) là một trong các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà mang những đặc tính chung của tài sản sở hữu trí tuệ bởi đó là sản phẩm của sự sáng tạo, có tính chất vô hình và có tính phổ biến, dễ lan truyền. Vậy đối tượng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm những gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào?

Quy định vể chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan
Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Ai có quyền chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan?

Thủ tục đăng ký quyền tác giả tác phẩm âm nhạc
Việc đăng ký quyền tác giả cho các tác phẩm âm nhạc là rất cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của tác giả. Sau khi nộp đơn và được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả, tác giả hay chủ sở hữu không phải chứng minh quyền sở hữu đối với quyền tác giả, quyền liên quan khi có tranh chấp.

Tại sao bạn cần một QR code?
QR Code thường được các doanh nghiệp sử dụng trong phương thức kinh doanh của họ, tuy nhiên bạn cũng có thể tự tạo cho mình một mã QR để ghi thông tin của mình cho người khác, hoặc đơn giản chỉ là để lại một lời nhắn vui nhộn nào đó

Giới hạn và thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Quyền tác giả được thừa nhận và bảo hộ theo quy định của pháp luật tuy nhiên, bất cứ độc quyền nào cũng phải nằm trong giới hạn nhất định. Xuất phát từ nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ thể sáng tạo và lợi ích xã hội, các quy định về giới hạn quyền tác giả ra đời nhằm bảo đảm cho chủ thể quyền tác giả và xã hội đều được hưởng những lợi ích xứng đáng, hài hòa, hợp lý nhất, đảm bảo không bên nào được hưởng lợi ích quá mức, xâm phạm đến lợi ích chính đáng của bên kia.

Nội dung quyền sở hữu trí tuệ
Quyền nhân thân là các quyền mang yếu tố tinh thần của chủ thể đối với tác phẩm, vì vậy nó còn được gọi là “quyền tinh thần Như tên gọi cùa nó. quyền nhàn thân về bản chất là các quyền luôn gắn liền với chủ thể nhất định mà không thể chuyển dịch được. Tuy nhiên, trong đó có những quyền tuy được xác định là quyền nhân thân nhưng lại là cơ sở. tiền đề để chủ thể có thể thực hiện được các quyền tài sản. Vì vậy trong một số trường họp, để người khác có thể thực hiện được các quyền tài sản. người có quyền nhân thân phải chuyển giao quyền đó cùng với quyền tài sản. Căn cứ vào tính chất chuyển dịch, các quyền nhân thân được phân chia thành hai nhóm: Quyền nhân thân không thế chuyển dịch và quyền nhân thân có thể chuyển dịch.
Nếu quyền nhân thân đem đến cho tác giả các lợi ích tinh thần quyền tài sản sẽ đem đến cho tác giả các lợi ích kinh tế, vì vậy thì quyền tài sản còn được gọi là “quyền kinh tế”. Tác phẩm là thành quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ, trong đó kết tinh không chỉ tài năng, trí tuệ, công sức của tác giả mà còn có sự đầu tư chi phí vật chất nhất định. Chi phí vật chất để tạo ra tác phẩm có thể do chính tác giả bỏ ra nhưng cũng có thể là sự đầu tư của người khác. Vì vậy, chủ thể sáng tạo, đầu tư cho tác phẩm là người được hưởng các quyền tài sản để khai thác, thu nhận các lợi ích vật chất từ tác phẩm nhằm bù đắp các kinh phí vật chất đã bỏ ra, tái tạo sức lao động để tiếp tục sáng tạo.

Tác phẩm và điều kiện bảo hộ tác phẩm
Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung, ý tưởng, quan điểm thế hiện trong tác phẩm. Do đó, theo pháp luật quyền tác giả của nhiều quốc gia, những tác phẩm có nội dung trái đạo đức, trật tự công cộng vần cô thể được bảo hộ nếu nó là kết quả sáng tạo tinh thần của tác giả. Để ngăn chặn những tác phẩm này có thể gây hại đến văn hoá trật tự xã hội, các quốc gia này có thể dùng các quy phạm pháp luật khác để ngăn chặn những tác phẩm có nội dung xấu không được phổ biến, truyền đạt đến công chúng như thông qua các luật về xuất bản.

Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả
Quyền tác giả (author’s right) là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ việc tạo ra và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, qua đó xác nhận các quyền của tác giả chủ sở hữu quyền tác giả, xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, đồng thời quy định trình tự và phương thức bảo hộ các quyền đó khỏi hành vi xâm phạm.

Khái quát về pháp luật sở hữu trí tuệ
Pháp luật sở hữu trí tuệ là tổng hợp của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tao ra. xác lập. sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ.

Khái quát về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ
Tài sản trí tuệ là một dạng tài sản hình thành trong quá trình tư duy của con người đối với thế giới khách quan được nhận biết dưới dạng kết quả cụ thể của hoạt động sáng tạo và có giá trị khi lại những lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho người nắm tài sản này.

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Trên thực tế, các hợp đồng được ký kết theo dạng không độc quyền khá phổ biến khi giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao có mối quan hệ về mặt tổ chức như: công ty mẹ - con, các công ty thuộc cùng một tập đoàn hay là chi nhánh của các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Đối với hình thức này, bên chuyển giao cho phép bên nhận quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường, nhưng đồng thời chủ sở hữu vẫn có thể tiếp tục sử dụng đối tượng đó.

Những vấn đề cơ bản cần lưu ý khi góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ theo luật doanh nghiệp
Góp vốn quyền sở hữu trí tuệ là một trong những hình thức góp vốn được Luật doanh nghiệp năm 2020 cho phép góp vốn vào doanh nghiệp. Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu góp vốn vào doanh nghiệp sẽ sử dụng quyền sở hữu trí tuệ mà cá nhân tổ chức đó đang sở hữu để góp vốn vào tài sản của doanh nghiệp. Vậy điều kiện, trình tự thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật doanh nghiệp như thế nào?. Bài viết dưới đây, luật Everest sẽ chia sẻ cho chúng ta về:" Những vấn đề cơ bản cần lưu ý khi góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ theo luật doanh nghiệp "

Những điểm mới nổi bật của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, xu thế toàn cầu hóa - thế giới phẳng, các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành đã không còn phù hợp vì vậy cần phải điều chỉnh, sửa đổi bổ sung. Tại phiên họp ngày 16/6/2022 kỳ họp thứ 3 của Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Quy trình tư vấn cho doanh nghiệp về quyền sở hữu trí tuệ
Các doanh nghiệp thường có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan đến tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ, cách thức xác lập, sử dụng quyền sở hữu trí tuệ và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả. Luật sư sở hữu trí tuệ có thể xử lý các vấn đề trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong phạm vi được luật pháp quốc gia cho phép.