Nội dung quyền sở hữu trí tuệ

30/04/2023
Quyền nhân thân là các quyền mang yếu tố tinh thần của chủ thể đối với tác phẩm, vì vậy nó còn được gọi là “quyền tinh thần Như tên gọi cùa nó. quyền nhàn thân về bản chất là các quyền luôn gắn liền với chủ thể nhất định mà không thể chuyển dịch được. Tuy nhiên, trong đó có những quyền tuy được xác định là quyền nhân thân nhưng lại là cơ sở. tiền đề để chủ thể có thể thực hiện được các quyền tài sản. Vì vậy trong một số trường họp, để người khác có thể thực hiện được các quyền tài sản. người có quyền nhân thân phải chuyển giao quyền đó cùng với quyền tài sản. Căn cứ vào tính chất chuyển dịch, các quyền nhân thân được phân chia thành hai nhóm: Quyền nhân thân không thế chuyển dịch và quyền nhân thân có thể chuyển dịch. Nếu quyền nhân thân đem đến cho tác giả các lợi ích tinh thần quyền tài sản sẽ đem đến cho tác giả các lợi ích kinh tế, vì vậy thì quyền tài sản còn được gọi là “quyền kinh tế”. Tác phẩm là thành quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ, trong đó kết tinh không chỉ tài năng, trí tuệ, công sức của tác giả mà còn có sự đầu tư chi phí vật chất nhất định. Chi phí vật chất để tạo ra tác phẩm có thể do chính tác giả bỏ ra nhưng cũng có thể là sự đầu tư của người khác. Vì vậy, chủ thể sáng tạo, đầu tư cho tác phẩm là người được hưởng các quyền tài sản để khai thác, thu nhận các lợi ích vật chất từ tác phẩm nhằm bù đắp các kinh phí vật chất đã bỏ ra, tái tạo sức lao động để tiếp tục sáng tạo.

Trước hết cần xác định QTG và nội dung QTG là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Neu QTG là khái niệm rộng xác định tất cả các vấn đề liên quan đến tác phẩm thì nội dung quyền của tác giả là khái niệm hẹp chỉ nhằm xác định các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu QTG đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu. Nội dung QTG là tổng hợp các lợi ích tinh thần và lợi ích vật chất mà một chủ thể được hưởng do việc sáng tạo ra tác phẩm hoặc là chủ sở hữu đối với tác phẩm đó. Họ được hưởng các lợi ích trên với một phạm vi và mức độ như thế nào phụ thuộc vào vai trò, VỊ trí của họ (tư cách chủ thẻ đổi với tác phẩm).

1- Quyền nhân thân

Quyền nhân thân là các quyền mang yếu tố tinh thần của chủ thể đối với tác phẩm, vì vậy nó còn được gọi là “quyền tinh thần Như tên gọi cùa nó. quyền nhàn thân về bản chất là các quyền luôn gắn liền với chủ thể nhất định mà không thể chuyển dịch được. Tuy nhiên, trong đó có những quyền tuy được xác định là quyền nhân thân nhưng lại là cơ sở. tiền đề để chủ thể có thể thực hiện được các quyền tài sản. Vì vậy trong một số trường họp, để người khác có thể thực hiện được các quyền tài sản. người có quyền nhân thân phải chuyển giao quyền đó cùng với quyền tài sản. Căn cứ vào tính chất chuyển dịch, các quyền nhân thân được phân chia thành hai nhóm: Quyền nhân thân không thế chuyển dịch và quyền nhân thân có thể chuyển dịch.

Theo quy định của pháp luật về SHTT, các quyền nhân thân không thể chuyển dịch bao gồm:

- Quyên đặt tên cho tác phẩm

Tên gọi của tác phẩm trước hết là một yếu tố để cá biệt hoá tác phẩm, giúp cho công chúng có thể nhận biết và phân biệt tác phẩm đó với tác phẩm khác. Thông qua tên gọi của tác phẩm, một phần nào tác giá thể hiện ở mức khái quát về chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Tên tác phẩm cũng phần nào thể hiện dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo của tác giả. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo tinh thần của tác giả, do đó quyên đặt tên cho tác phẩm là quyền luôn gắn liền với tác giả và không thể chuyển dịch sang người khác. Tuy nhiên quyền đặt tên cho tác phẩm cũng có ngoại lệ là quyên này không áp dụng đối với tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

- Quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm

Quyền đứng tên (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm là quyền khẳng định địa vị tác giả đối với tác phẩm, quyền được thừa nhận là tác giả. Quyền này cho phép tác giả đưa những dấu hiệu nhận biết của mình (tên thật, biệt hiệu, nghệ danh, bút danh, hoặc ký hiệu khác...) lên bản vật thể hoá tác phẩm để xác định tác phẩm là do mình sáng tạo ra. Ví dụ: tác giả tác phẩm hội hoạ, điêu khắc thường để chữ ký hoặc ký hiệu trên tác phẩm do họ sáng tạo ra. Đồng thời, tác giả có quyền được nêu tên, giới thiệu tên khi tác phẩm được công bô, sử dụng. Ví dụ: khi tác phẩm được phát sóng, tên của tác giả phải được giới thiệu bằng cách thức nào đó để công chúng biết được tác giả của tác phẩm. Việc đứng tên trên tác phẩm có giá trị suy đoán, xác định tác giả của tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra. Tác giả được tùy ý lựa chọn đứng tên như thế nào trên tác phẩm: dùng tên thật hay bút danh, bí danh, thậm chí là tác giả có quyền không đưa tên lên tác phẩm. Dù không nêu tên của mình hoặc chỉ đứng bút danh, bí danh trên tác phẩm thì quyền lợi của tác giả đối với tác phẩm vẫn được bảo vệ, miễn là sau khi tác phẩm được công bố, sử dụng, tác giả chứng minh được tác phẩm đó là do mình sáng tạo. Quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm là một quyền thân thân luôn gắn liền với tác giả và không thể chuyển giao cho người khác, kể cả khi tác giả đồng ý.

- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín cùa tác giả

Tác phẩm là kết quả lao động sáng tạo của tác giả và luôn là một chỉnh thể thống nhất thể hiện chủ đề tư tưởng sáng tạo cùa tác giả. Việc người không phải là tác giả có hành vi cắt xẻn, sửa chữa hoặc thay đổi tác phẩm đều có thể làm ảnh hưởng đến ý tưởng sáng tạo của tác giả trong tác phẩm, thậm chí có thể làm sai lệch ý đồ sáng tạo của tác giả, xâm hại đến giá trị tinh thần của tác phẩm. Vì vậy, tác giả được trao cho quyền năng tuyệt đối trong việc bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được tác giả cho phép. Pháp luật không đặt ra vấn đề việc cắt xén, sửa chữa làm cho tác phẩm hay hơn hay mất đi giá trị vì sự đánh giá hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của mồi người. Tác giả có quyền bảo vệ sự sáng tạo, dấu ấn cá nhân của mình ưong tác phẩm, nên bất kì sự thay đổi nào không được tác giả cho phép, làm ánh hường đến ý tưởng, cách thức thể hiện tác phẩm đều bị coi là xâm phạm QTG.

Tuy nhiên, những sửa đổi chỉ mang tính kỹ thuật khi trình bày tác phẩm mà không làm ảnh hưởng đến nội dung, tư tưởng, hình thức thể hiện cùa tác phẩm thì không cần phải được sự cho phép của tác giả, không vi phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm. Ví dụ: người biên tập tại nhà xuất bản sửa các lỗi chính tả, lỗi diễn đạt trong tác phẩm viết; nhạc công chỉnh tông nhạc cho phù hợp với giọng của ca sĩ...

Luật SHTT cũng như các văn bản dưới luật chưa có quy định và giải thích rõ về tinh toàn vẹn của tác phẩm. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật SHTT chỉ đom thuần là quyền không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm làm phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả. Hiện nay, quy định trên vẫn thiếu cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho tác giả khi tác phẩm của họ bị người khác hủy hoại thực tế như đốt, xé một bức tranh hoặc đập phá một tác phẩm điêu khắc, tạo hình. Việc hủy hoại thực tế sẽ làm triệt tiêu sự tồn tại một tác phẩm nếu tác phẩm đó là độc bản như một bức tranh hay một pho tượng nghệ thuật. Khi tác phẩm bị người khác tiêu hủy thì người có tác phẩm đó với tư cách là chủ sở hữu một tài sản hữu hình sẽ được bồi thường thiệt hại. Người có hành vi tiêu hủy tác phẩm chỉ phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với giá trị tài sản của tác phẩm còn quyền của tác giả đối với tác phẩm bị tiêu hủy chưa được sự bảo vệ của pháp luật.

Ba quyền nhân thân kể trên (bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, cho hoặc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm) được coi là những quyền nhân thân tuyệt đối vì: đây là các quyên mang giá trị tinh thân, phi vật chất; luôn tồn tại và gắn liền với tác giả, không thể chuyển dịch cho người khác, kể cả khi tac gia chet hay đồng ý chuyển giao cho người khác; đây cũng là những quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.

- Quyền công bố hoặc cho người khác công bô tác phẩm

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Công ước Beme, công bố tác phẩm được hiểu là việc tác phẩm được chính tác giả hoặc người được tác giả đồng ý nhân bản và đưa vào lưu thông với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng. Mặc dù việc một tác phẩm đã được công bố hay chưa được công bố không làm ảnh hưởng đến việc tác phẩm được bảo hộ QTG, tuy nhiên khi tác phẩm được công bô, nó chính thức trở thành một sản phẩm “hàng hoá” được đưa vào lưu thông. Điều đó có ý nghĩa pháp lý nhất định trong cơ chế bảo hộ QTG đối với tác phẩm đã được công bố.

Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn: “Công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đền công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu QTG thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu QTG. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chủng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc

Theo quy định trên, công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu của công chúng tuỳ thuộc vào bản chất của tác phẩm. Chì được coi là công bổ tác phẩm nếu: (i) Việc công bố do tác giả hoặc chủ sở hữu QTG thực hiện; hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý cùa tác giả hoặc chủ sở hữu QTG. Ví dụ: tác giả cho phép nhà xuất bản, tổ chức phát hành băng đĩa công bố tác phẩm thông qua việc phát hành tác phẩm, băng đĩa đến công chúng; (ii) Có phát hành đến công chúng “một số lượng bản sao hợp lý ” tác phẩm, đủ để đáp ứng nhu cầu của công chúng. Việc bao nhiêu bản sao là “hợp lý ”, là “đủ đáp ứng nhu cầu” của

công chúng sẽ tùy thuộc vào bản chất của tác phàm và cách thức truyền đạt, phổ biến tác phẩm. Trên thực tế, việc xuất bản các tác phẩm viết, nhân bản và phát hành các tác phẩm mà vật mang tin của tác phẩm là băng ghi âm, ghi hình là hình thức công bố tác phẩm phổ biến.

Pháp luật SHTT Việt Nam xác định quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là quyền tinh thần (quyền nhân thân) vì việc công bố tác phẩm có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự, uy tín - những giá trị nhân thân của tác giả. Do đó, khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm, tác giả có quyền công bô hoặc không công bô đứa con tinh thần của mình đến công chúng, có quyền quyết định công bố tác phẩm vào thời điểm nào, theo cách thức nào... Khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm theo hợp đồng hoặc theo nhiệm vụ được giao, điều này có nghĩa tác giả đã chấp nhận chuyển giao quyền công bố tác phẩm cho chủ sở hữu QTG.

Bên cạnh lợi ích tinh thần, quyền công bố còn liên quan trực tiếp đến việc khai thác các lợi ích kinh tế từ tác phẩm, là tiền đề để chủ thể có thể thực hiện được các quyền tài sản như biểu diễn, sao chép, phân phối, truyền đạt... tác phẩm. Vì vậy, không giống như các quyền nhân thân khác chỉ thuần túy mang giá trị tinh thần, quyền công bố tác phẩm có cơ chế bảo hộ giống các quyền tài sản và thuộc về chủ sở hữu QTG. Khi chủ sở hữu QTG chuyển giao các quyền tài sản cho chủ thể khác, để bảo đảm chủ thể này khai thác được quyền biểu diễn phân phối, truyền đạt... tác phẩm, chủ sở hữu QTG phải đồng then chuyển giao cả quyền công bố tác phẩm. Do đó, quyền công bố tác phẩm là quyền nhân thân nhưng có giá trị kinh tế; có thể chuyển giao cho người khác hay để lại thừa kế; có thời hạn bảo hộ hữu hạn các quyền tài sản. Quyền công bố tác phẩm có ý nghĩa quan trong việc xác định cơ chế pháp lý của tác phẩm. 

2- Các quyền tài sản đối với tác phẩm

Nếu quyền nhân thân đem đến cho tác giả các lợi ích tinh thần quyền tài sản sẽ đem đến cho tác giả các lợi ích kinh tế, vì vậy thì quyền tài sản còn được gọi là “quyền kinh tế”. Tác phẩm là thành quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ, trong đó kết tinh không chỉ tài năng, trí tuệ, công sức của tác giả mà còn có sự đầu tư chi phí vật chất nhất định. Chi phí vật chất để tạo ra tác phẩm có thể do chính tác giả bỏ ra nhưng cũng có thể là sự đầu tư của người khác. Vì vậy, chủ thể sáng tạo, đầu tư cho tác phẩm là người được hưởng các quyền tài sản để khai thác, thu nhận các lợi ích vật chất từ tác phẩm nhằm bù đắp các kinh phí vật chất đã bỏ ra, tái tạo sức lao động để tiếp tục sáng tạo. Điều 20 Luật SHTT và Điều 21 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP xác định các quyền tài sản thuộc QTG bao gồm:

- Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng

Biểu diễn tác phẩm trước công chúng được hiểu là việc trình bày tác phẩm theo hình thức, phương tiện nhất định để chuyển tải tác phẩm cho công chúng có thể tiếp cận được. Quyền này gắn liền với những tác phẩm văn học, nghệ thuật mà việc thưởng thức nó thường thông qua việc trình diễn. Theo pháp luật QTG, biểu diễn tác phẩm trước công chúng là hình thức biểu diễn thường diễn ra tại nơi công cộng, có một số lượng người đáng kể có mặt như: biểu diễn tại nhà hát, phòng hoà nhạc, sân khấu ngoài trời hay các địa điểm công cộng... Biểu diễn không bao gồm việc trình diễn tác phẩm trong phạm vi gia đình hay phạm vi giới hạn bởi những người thân quen, ví dụ: trong bữa tiệc sinh nhật. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng cũng bao gồm cả việc trình diễn thông qua hình thức ghi âm, ghi hình, sau đó bản ghi âm, ghi hình được truyền đạt đến khán giả. Nói tóm lại, biểu diễn tác phẩm trước công chúng được hiểu là việc biểu diễn trực tiếp tác phẩm tại nơi công cộng hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà qua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm.

Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là độc quyền thuộc về chủ sở hữu QTG, vì thế, chủ sở hữu QTG có thể tự mình biểu diễn tác phẩm, hoặc cho phép người khác thực hiện. Ví dụ: Nhà soan nhac cho phép các nghệ sĩ chuyên nghiệp biểu diễn nhạc phẩm của mình. “Quyền biểu diễn tác phẩm” là quyền tài sản thuộc QTG, khác với “quyền của người biểu diễn” là loại QLQ thuộc về người biểu diễn. Người không phải là tác giả. chủ sở hữu QTG khi muốn biểu diễn tác phẩm thì phải xin phép, trà nhuận bút. thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, trừ trường hợp biểu diễn tác phẩm được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 25 Luật SHTT.

- Quyền làm tác phẩm phái sinh

Làm tác phẩm phái sinh được hiểu là sự phát triển, làm mới một tác phẩm đà có. Tác phẩm phái sinh thường mang các yếu tố đặc trưng của tác phẩm gốc. vì vậy việc công bố, khai thác tác phẩm phái sinh cùng đồng nghĩa với việc công bổ, khai thác tác phẩm gốc. Pháp luật QTG ghi nhận tác giả. chủ sở hữu QTG được phép từ tác phẩm của mình đề tạo ra một tác phẩm phái sinh khác hoặc có quyền cho hay không cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình để tạo ra một tác phẩm phái sinh như dịch thuật, cải biên, chuyển thể...

Tò chức, cá nhàn khi muốn làm tác phẩm phái sinh thì phải xin phép và trả nhuận bút. thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu QTG tác phẩm gốc. nếu tác phẩm gốc đang trong thời hạn bảo hộ. Quy định này nhằm bảo đảm cho tác giả/chủ sở hữu QTG được bảo vệ sáng tạo tinh thần của mình nếu việc chủ thể khác làm tác phẩm phái sinh có thể làm ảnh hưởng đến tính sáng tạo của tác phẩm gốc. Theo khoan 7 Điều 28 Luật SHTT, các hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả. chủ sở hữu QTG bị coi là hành vi xâm phạm, trừ trường hợp ngoại lệ là “chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị”.

- Quyền sao chép tác phẩm

Xuất phát từ tính vô hình của các tài sản trí tuệ, các tác phẩm khi được công bố có thế dễ dàng bị người khác sao chép, truyền đạt, phân phối với phạm vi rộng lớn mà chủ sở hữu rất khó kiểm soát hiệu quả. Ngày nay, các máy móc, thiết bị dùng để sao chép ngày càng tinh vi, hiện đại giúp cho việc sao chép tác phẩm với số lượng lớn ngày càng dễ dàng, nhanh chóng, với chất lượng không hề thua kém bản gốc với giá thành rẻ. Điều này càng đặt ra nhiều thách thức trong việc bảo vệ QTG. Quyền sao chép được coi là quyền tài sản quan trọng nhất trong các quyền tài sản thuộc QTG vi quyền kiểm soát hành vi sao chép là cơ sở pháp lý đối với mọi hình thức khai thác các tác phẩm được bảo hộ như: công bố, phân phối, truyền đạt, cho thuê... tác phẩm.

Khoản 10 Điều 4 Luật SHTT giải thích thuật ngữ sao chép: “là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao tác phẩm hoặc bản ghi ảm, ghi hình bằng bát kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử”. Quyền sao chép trong QTG được hiểu là quyền năng tạo ra các bản sao tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, kê cả dưới hình thức điện tử, thông qua bất kì phương tiện nào. Quyền sao chép tác phẩm thuộc về chủ sở hữu QTG. Chủ sở hữu QTG có thê độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào. bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử. Việc trao độc quyền này nhằm bảo đảm lợi ích tối đa cho chủ sở hữu QTG - người đã bỏ công sức lao động trí tuệ, đầu tư tài chính, cơ sở vật chất để tạo ra tác phàm.

Tuy nhiên, độc quyền sao chép tác phẩm của chủ sở hữu phần nào sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng tác phẩm của công chúng. Vì vậy, tại Điều 25 Luật SHTT có quy định một số trường hợp ngoại lệ, việc sao chép tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả nhuận bút thù lao nếu đáp ứng các điều kiện luật định (xem phần Giới hạn QTG). Ví dụ: tự sao chép một bản tác phẩm nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.

- Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phàm

Phân phối dưới góc độ kinh doanh được hiểu theo nhiều nghĩa nhưng cách hiểu phổ biến nhất là hoạt động cung cấp (bán) hàng hoá/dịch vụ. Tác phẩm với ý nghĩa là một loại “tài sản đặc biệt”, cần phải được đưa vào lưu thông để trao đổi, mua bán như những hàng hoá thông thường, qua đó, chủ sở hữu có thể thu được những lợi ích kinh tế. Khác với chuyển nhượng QTG là việc chủ sở hữu QTG chuyển giao quyền sở hữu liên quan đến tác phẩm (hàng hoá vô hình) “phân phối bàn gốc hoặc bản sao tác phẩm” là việc chủ sở hữu khai thác QTG bằng cách bán, chuyển giao bản vật thể hoá tác phẩm (bản gốc hoặc bản sao) cho các chủ thể khác. Đây là hình thức phó biến tác phẩm ma thông qua đó, chủ sở hữu QTG thu được lợi ích vật chất' những người khác (cóng chúng) cũng có thể sử dụng, thường thức tác phẩm. Quyền phân phối bàn sao là quyền mang lại lợi ích kinh te cho chủ sở hữu.

Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định: “phân phối tác phẩm là quyền của chủ sở hữu QTG độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nao ma công chúng có thể tiếp cận được để hán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác hàn gốc hoặc hán sao tác phẩm”. Theo quy định này thi quyền phân phối được hiểu rất rộng, bao gốm bát kỳ hình thức chuyển nhượng hoặc cho thục bản gốc hay bản sao tác phẩm, bằng bắt ký phương tiện kĩ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm.

L)o tinh chat giới hạn vc lanh tho cua quyen SHTT nói chung, QTG nói riêng, phap luật cũng trao cho chủ sở hữu QTG được quyền nhập khẩu bản sao tác phẩm. Việc trao quyền kiểm soát việc nhập khẩu các bản sao tác phẩm là như phương tiện nhằm bảo vệ các lợi ích kinh tế của chủ sở hữu quyền tác giả trong thực thi quyền sao chép và quyền phân phối theo nguyên tắc lãnh thổ.

Những hành vi phán phôi, nhập khẩu bản gốc, bản sao tác phẩm mà không được phép cùa chủ sở hữu QTG bị coi là xâm phạm QTG. Tuv nhiên, điểm k khoản 1 Điều 25 Luật SHTT đưa ra một trường hợp ngoại lệ, việc “nhập khẩu bản sao tác phẩm cùa người khác để sử dụng riêng” thuộc trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, khong phai trả nhuận bút, thù lao. Đây là trường hợp người khác nhập khẩu bản sao tác phẩm với mục đích phi thương mại, với điều kiện khtoe được lam ánh hướng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền cùa tác giá, chú sử hữu QTG.

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng

Sự phát triển của khoa học kĩ thuật ngày càng tạo ra nhiều phương thức để chuyển tải tác phẩm đến với công chúng. Đặc biệt, với sự bùng nổ của internet và công nghệ số, thay bằng việc phân phối bản sao tác phẩm (bản vật thế hoá tác phẩm) theo cách thức truyền thống, các tác phẩm có thể được phó biến đốn công chúng thông qua mạng viễn thông, truyen hinh hay internet. Vì vậy, Luật SHTT ghi nhận quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng là một quyền tài sản thuộc QTG. Theo khoản 3 Điều 21 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP, “truyền đạt tác phẩm đến công chúng là việc chuyền tái tác phẩm hoặc hán sao tác phẩm đến công chúng hằng phương tiện hữu tuyến, vó tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc hằng bất ki phương tiện nào khác má công chủng có thể tiếp cận được tác phẩm dó". Truyền đạt tác phẩm là hinh thức phó biến tác phẩm một cách rộng rãi đen công chúng thông qua mạng truyền thông và những phương tiện kĩ thuật (như kỹ thuật số). Khác với việc “phản phối” chi cung cấp bản sao tác phẩm đen số lượng người dùng nhất định, “truyền đạt tác phẩm” là hình thức phó biến tác phẩm đồng thời và rộng rãi đến công chúng, thậm chí không bị giới hạn về số lượng công chúng tiếp cận, không bị giới hạn về phạm vi lãnh thổ. Việc phổ biến này có thế gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế của tác giả nếu tác phẩm bị truyền đạt một cách trái phép. Ví dụ: một bộ phim vừa dược dưa ra chiếu rạp thi đã bị người khác quay lén và tung lên mạng internet, dẫn đến doanh thu bán vé bị giảm sút, chủ sở hữu cũng không thu được tiền từ việc khai thác bộ phim. Do đó, quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng là độc quyền của chủ sở hữu QTG. Việc thực hiện quyền này có thể do chính chủ sở hữu QTG thực hiện hoặc có thể cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến với công chúng thông qua một phương tiện kĩ thuật nhất định.

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao túc phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Đối với tác phẩm điện ảnh và chương trình máy tính, để khai thác hiệu năng kinh tế tác phẩm của mình, chủ sở hữu QTG của các tác phẩm này còn có quyền cho người khác thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận giữa các bên. Theo đó, bên thuê sử dụng tác phẩm và phải trả tiền thuê cho chủ sở hữu QTG theo thoả thuận.

0 bình luận, đánh giá về Nội dung quyền sở hữu trí tuệ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.80502 sec| 1039.609 kb