Khái quát về pháp luật sở hữu trí tuệ
Nội dung bài viết
I- KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Pháp luật SHTT là hệ thống quy phạm pháp luật có cấu trúc chặt chẽ với đầy đủ các yếu tố cơ bản của một ngành luật là phạm vi điều chỉnh riêng và có phương pháp điều chỉnh đặc trưng. Theo đó pháp luật SHTT được hiểu là tổng hợp của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tao ra. xác lập. sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các đối tượng SHTT. Đây là các quan hệ pháp luật SHTT.
Các quan hệ pháp luật SHTT với bản chất là quan hệ tài sản hoá quan hệ nhân thân gắn với tài sản là quan hệ pháp luật dân sự và được “tách” ra khi phát triển đến mức độ nhất định để phục vụ cho việc điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp và hiệu quả, tương tự như các quan hệ thương mại, lao động, đất đai... Pháp luật SHTT thực chất là một nhánh phát triển từ pháp luật dân sự. ở Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới, trong những năm 80 của thế kỉ XX, chỉ một vài đối tượng SHTT quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, bắt đầu bằng Điều lệ Sáng kiến - Sáng chế ban hành kèm theo Nghị định số 31-CP của Chính phủ ngày 23/01/1981. Đến nay, hệ thống quy định khá hoàn chỉnh về quyền SHTT đã hình thành để có cơ sở khẳng định về một ngành luật mới - ngành luật SHTT.
Thông thường, một ngành luật có đối tượng và phương pháp điều chỉnh đặc thù. Tuy nhiên, các ngành luật tách ra từ luật dân sự chủ yếu có đối tượng điều chỉnh riêng, còn phương pháp điều chỉnh chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp điều chỉnh của luật dân sự và ngành luật SHTT cũng nằm trong số này.
Trên thế giới, sự phát triển của pháp luật SHTT như một ngành luật kéo dài hàng thế kỉ với khởi thủy là Luật Venice năm 1474 của Italia (đây có thể coi là đạo luật về SHTT đầu tiên trên thế giới) quy định việc bảo hộ sáng chế dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế. Sự hình thành ngành luật SHTT còn được củng cố bởi các học thuyết tạo nên cơ sở lý luận một cách vững chắc. Trong số đó phải kê đên hai trụ cột quan trọng và cơ bản nhất được các học giả và các nhà lập pháp châu Âu sử dụng là: học thuyết về cân bằng lợi ích và nguyên tắc về đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Học thuyết về cân bằng lợi ích được thừa nhận chung giúp định hình nên những nguyên tắc cơ bản của việc điều chỉnh pháp luật về SHTT. Đây là bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể trong phân chia các lợi ích thu được từ đối tượng SHTT. Sự cân bằng lợi ích trong các quan hệ pháp luật SHTT thể hiện tập trung thông qua sự cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu đối tượng SHTT với cộng đồng. Sự cân bằng lợi ích không phải là sự cân bằng một cách giản đơn, giống hệt nhau mà là sự cân bằng dựa trên sự “đánh đổi lợi ích một cách tương đương”.
Chinh sự cân bằng lợi ích mới đàm bảo cho khả năng độc quyền của chủ sở hữu trong sử dụng, khai thác đối tượng SHTT và cộng đồng thừa nhận sự độc quyền này để đổi lấy sự phát triển chung cho toàn xã hội Sự cản bằng lợi ích trong điều chỉnh pháp luật các quan hệ SHTT không chi là nen tàng của pháp luật SHTT, mà còn đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển nghiên cứu sáng tạo.
Sự sáng tạo để tạo ra các đối tượng SHTT phải dựa trên nền tảng của kho tri thức của nhân loại, tức sự đóng góp của nhiều thế hệ đi trước. Việc tạo ra đối tượng SI ITT nào đó, ví dụ như một sáng chế, chi là sự phát triển các giải pháp kỹ thuật trước đó hoặc giải quyết một nhiệm vụ kỹ thuật mới dựa trên các giải pháp kỹ thuật đã biết. Sự đóng góp của người tạo ra sáng chế mới cân được ghi nhận và khen thưởng đê ghi nhận công lao không chi về mặt tinh thần mà còn cả về mặt vật chất dê tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và tạo ra động lực sáng tạo thông qua việc dành cho người này một độc quyền nhất định đối với sáng chế được tạo ra. Ngược lại, xã hội mải đi khả năng sử dụng tự do bởi sự độc quyền (thường có lính hạn chế) đối với sáng chế nhưng được nhận lụi là sự bô sung tri thức cho hoạt động sáng tạo tiep theo, dòng thời dược sư dụng sáng chế sau khi hết thời hạn độc quyền Dáy chính là sự đánh đổi dựa trên sự cân bằng lợi ích, đảm bảo sự ghi nhận và khen thường là xứng đáng nhưng hợp lý so với lợi ích mà sáng chế đã đem lại cho xã hội. Một cách ngắn gọn, sự điều chỉnh các quan hệ SHTT luôn dõi hỏi phải tính đến “sự tham gia” của một chủ thể đặc biệt là cộng đồng. Chính vì vậy, sự điều chỉnh các quan hộ về sáng -| 4 nói riêng, quan hộ SHTT nói chung phải tạo ra một hệ thống các I L chế đối với các chủ thể nhằm cân bằng với lợi ích của xã hội pháp luật SHTT, giới hạn có thể là: giới hạn về không gian (lành tlX được bảo hộ; giới hạn về thời hạn được bảo hộ; giới hạn bởi quyền hoặc lợi ích chính dáng có liên quan của người khác (ngoại lệ của độc quyền); giới hạn bởi lợi ích của cộng đồng; giới hạn bởi các nghĩa Vụ mà chủ sở hữu phải thực hiện đế duy trì độc quyền.
Nhưng giới hạn nêu trên về cơ bản đã được ghi nhận trong pháp luật SHTT của Việt Nam. Điều 7 Luật SHTT đã xác định ba nguyên tắc cơ bản về giới hạn quyền SHTT. Nguyên tắc thứ nhất, chủ thể quyền SHTT chỉ được thực hiện quyền của minh trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật. Nguyên tắc thứ hai, việc thực hiện quyền SHTT không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nguyên tắc thứ hai, trong trường hợp nhàm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.
Việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động liên quan đến quyền SHTT có ý nghĩa rất quan trọng, là thước đo thực tiễn của nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng lợi ích. Một mặt, quyền SHTT tạo ra độc quyền cho chủ sở hữu đối tượng SHTT, mặt khác độc quyền này lại không được cản trở, gây thiệt hại một cách không phù hợp cho hoạt động cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Chính vì vậy, các nhà lập pháp luôn phải tính đen các công cụ nhằm hạn chế độc quyền của chủ sở hữu một cách hợp lý nhằm đảm bảo không chi sự cân bằng lợi ích mà còn cả môi trường cạnh tranh lành mạnh. Độc quyền từ quyên SHTT không phá vỡ môi trường tự do cạnh tranh, không hủy hoại hoặc làm phương hại đến sự tự do cạnh tranh. Điều 7 Luật SHTT quy định chung về giới hạn quyền SHTT làm nền tảng cho việc điều chỉnh cụ thể các quan hệ SHTT. Nguyên tắc này được cụ thể hóa, ví dụ như quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế tại các điêu 145, 146, 147
Ngoài ra, nhiều học thuyết, nguyên tắc đặc trưng khác cũng đã được phát triển trong quá trình điều chỉnh các quan hệ SHTT trên thế giới.
Chính sự cân bằng lợi ích mới đảm bảo cho kha nang độc quyền của chủ sở hữu trong sử dụng, khai thác đối tượng SHTT và cộng đồng thừa nhận sự độc quyền này để đổi lấy sự phát triển chung cho toàn xã hội. Sự cân bằng lợi ích trong điều chỉnh pháp luật các quan hệ SHTT không chi là nền tảng của pháp luật SHTT, mà còn đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển nghiên cứu sáng tạo.
Sự sáng tạo để tạo ra các đối tượng SHTT phải dựa trên nền tảng của kho tri thức của nhân loại, tức sự đóng góp của nhiều thế hệ đi trước. Việc tạo ra đối tượng SHTT nào đó, ví dụ như một sáng chế, chỉ là sự phát triển các giải pháp kỹ thuật trước đó hoặc giải quyết một nhiệm vụ kỹ thuật mới dựa trên các giải pháp kỹ thuật đã biết. Sự đóng góp của người tạo ra sáng chế mới cần được ghi nhận và khen thưởng đê ghi nhận công lao không chỉ về mặt tinh thần mà còn cả về mặt vật chất để tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và tạo ra động lực sáng tạo thông qua việc dành cho người này một độc quyền nhất định đối với sáng chế được tạo ra. Ngược lại, xã hội mất đi khả năng sử dụng tự do bời sự độc quyền (thường có tính hạn chế) đối với sáng chế nhưng được nhận lại là sự bổ sung tri thức cho hoạt động sáng tạo tiếp theo, đồng thời được sử dụng sáng chế sau khi hết thời hạn độc quyền Đây chính là sự đánh đổi dựa trên sự cân bằng lợi ích, đảm bảo sự ghi nhận và khen thưởng là xứng đáng nhưng hợp lý so với lợi ích mà sáng chế đã đem lại cho xã hội. Một cách ngắn gọn, sự điều chỉnh các quan hệ SHTT luôn đòi hỏi phải tính đến “sự tham gia” của một chủ thể đa biệt là cộng đồng. Chính vì vậy, sự điều chỉnh các quan hệ về sáng chế nói riêng, quan hệ SHTT nói chung phải tạo ra một hệ thống các hạn chế đối với các chủ thể nhằm cân bằng với lợi ích của xã hội. Theo pháp luật SHTT, giới hạn có thể là: giới hạn về không gian (lãnh tho) được bảo hộ; giới hạn về thời hạn được bảo hộ; giới hạn bởi quyên hoặc lợi ích chính đáng có liên quan của người khác (ngoại lệ của độc quyền); giới hạn bởi lợi ích của cộng đồng; giới hạn bởi các nghĩa Vụ mà chủ sở hữu phải thực hiện để duy trì độc quyền.
Những giới hạn nêu trên về cơ bản đã được ghi nhận trong pháp luật SHTT của Việt Nam. Điều 7 Luật SHTT đã xác định ba nguyên tắc cơ bản về giới hạn quyền SHTT. Nguyên tắc thứ nhất, chủ thể quyền SHTT chỉ được thực hiện quyền của minh trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật. Nguyên tắc thứ hai, việc thực hiện quyền SHTT không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nguyên tắc thứ ba, trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.
Việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động liên quan đến quyền SHTT có ý nghĩa rất quan trọng, là thước đo thực tiễn của nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng lợi ích. Một mặt, quyền SHTT tạo ra độc quyền cho chủ sở hữu đối tượng SHTT, mặt khác độc quyền này lại không được cản trở, gây thiệt hại một cách không phù hợp cho hoạt động cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Chính vì vậy, các nhà lập pháp luôn phải tính đến các công cụ nhằm hạn chế độc quyền của chủ sở hữu một cách hợp lý nhằm đảm bảo không chi sự cân bằng lợi ích mà còn cả môi trường cạnh tranh lành mạnh. Độc quyền từ quyền SHTT không phá vỡ môi trường tự do cạnh anh, không hủy hoại hoặc làm phương hại đến sự tự do cạnh tranh. Điều 7 Luật SHTT quy định chung về giới hạn quyền SHTT làm nền tảng cho việc điều chỉnh cụ thể các quan hệ SHTT. Nguyên tắc này được cụ thể hóa, ví dụ như quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế tại các điều 145, 146, 147.
Ngoài ra, nhiều học thuyết, nguyên tắc đặc trưng khác cũng đã được phát triển trong quá trình điều chỉnh các quan hệ SHTT trên thế giới, ví dụ như học thuyết về hết quyền (Exhaustion Doctrine), học thuyết về bán lần đầu (First Sale Doctrine), V.V.,
Pháp luật SHTT còn có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành luật khác đè đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia, nhất là luật hành chính, luật hình sự, luật hôn nhân và gia đình...
II- ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật SI ITT là các quan hệ SHTT, tức các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tạo ra, xác lập, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các đối tượng SHTT. Quan hệ SH I r khá đa dạng và có thổ phân nhóm theo đối tượng, bao gom: quan hệ vê ọ IG; quan hệ vê QLQ; quan hệ về quyền SHCN; quan hệ về quyền đối với giống cây trồng mới.
Quan hệ về OTG là những quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc sáng tạo tác phẩm và tiếp theo là bảo hộ, sử dụng, định đoạt và bảo vệ ỌTG đối với tác phẩm đó. Quan hệ về ỌLQ là các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức tư việc: thực hiện cuộc biểu diễn; tạo ra bản ghi âm, ghi hình; thực hiện việc phát sóng; khai thác, sử dụng và đảm bảo thực hiện quyền đối với các đối tượng này. Quan hệ về quyền SHCN là các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc: tạo ra các đối tượng SHCN; bảo hộ, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền SHCN đối với các đối tượng náy. Các quan hệ về quyền SHCN có hai loại đối tượng khá rõ nét: nhóm đối tượng là kết quả sáng tạo kỹ thuật - công nghệ, nghệ thuật (sáng chế, KDCN, bí quyết kỹ thuật, TKBT mạch tích hợp bán dẫn) và nhóm đối tượng là các chì dẫn thương mại (nhãn hiệu, CDĐL, TTM và các chỉ dân thương mại khác). Quan hê ve quyển đối với giống cây trồng là các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc: tạo ra giống cây trồng mới; bảo hộ, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với giống cây trồng mới. Đây là các quan hệ đối với kết quả sáng tạo là giống cây trồng mới được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển.
III- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1- Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ trên thế giới
Lịch sử nhân loại chứng kiến quá trình sáng tạo từ khả năng tư duy của con người ngay từ bình minh của loài người. Trong quá trình này, các đối tượng SHTT đã được tạo ra rất sớm so với sự ra đời của pháp luật SHTT.
Dấu ấn đầu tiên cho sự phát triển của luật sở hữu trên thế giới là sự ra đời của các đạo luật chuyên ngành về các đối tượng SHTT như Luật Venice năm 1474 và Luật Độc quyền của Anh năm 1628. Luật Venice năm 1474 của Italia là đạo luật đầu tiên trên thế giới quy định việc bảo hộ sáng chế dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế. ớ Anh, năm 1642 đã có đạo luật thành văn đầu tiên quy định việc trao đặc quyền có thời hạn cho các sáng che. Tiếp đó, cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật cuối thế kỉ XVIII đã dẫn tới việc thiết lập hệ thống bảo hộ độc quyền sáng chế tại nhiều quốc gia. ở thời kì này, Pháp đã có Luật về Sáng chế năm 1791 quy định việc bảo hộ quyền của các nhà sáng chế; ở Hoa Kỳ, Hiến pháp năm 1788 cũng có quy định về việc bảo hộ sáng chế thông qua cấp văn bằng độc quyền sáng chế.
Thế kỉ XIX là thời kì phát triển về chiều sâu của cuộc cách mạng công nghiệp với quy mô lớn dựa trên các phương thức sản xuất mang tính sáng tạo đột phá. Hoa Kỳ và hàng loạt nước châu Âu cũng như nhiêu nước ở châu lục khác đã có hệ thống luật về sáng chế tương đối phát triển, dựa trên nguyên tắc không đưa ra các đặc quyền riêng mà quy định việc cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho bất kỳ ai nộp đơn VỚI bản mô tả tính mới. ở Đức, Luật liên bang đầu tiên về sáng chế được ban hành năm 1877. Tiếp đó, nhiều quốc gia khác trên thế giới cùng đã lần lượt cho ra đời các đạo luật về sáng chế với các nguyên tắc bảo hộ tiến bộ như: Italia (1859), Argentina (1864), Tây Ban Nha (1878), Brazil (1882), Thụy Điển (1884), Canada (1886), Ấn Độ và
Nhật Bàn (1888), Mexico (1890), Bồ Đào Nha và Nam Phi (1896). Việc bảo hộ các nhãn hiệu và BMKD đà phát triển mạnh ở các nước nói tiếng Anh ngay từ giữa thế kỉ XIX và cho đến cuối thế kỉ đó pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu đã mở rộng phát triển ra khắp lục địa châu Âu.
Các hình thức bảo hộ QTG đầu tiên xuất hiện vào thế kỉ XV khí công nghệ in ra đời. Sáng chế về máy in của Johannes Gutenberg (người Đức) vào khoảng năm 1440 và thiết kê vê loại ký tự La mã đầu tiên của John of Speyer (thợ thủ công người Đức đến Venice lập nghiệp) vào khoảng năm 1469 là các sự kiện lịch sử dẫn đường cho việc hình thành nền các đạo luật đầu tiên về QTG trên thế giới. Luật về ỌTG hoàn chỉnh đầu tiên xuất hiện ở Anh vào năm 1710 (Đạo luật Anne), tiếp đó là ờ Phổ (CHLB Đức ngày nay) và Pháp. Bảo hộ QTG ở Anh bắt đầu với việc hình thành ngành xuất bản dưới sự bảo trợ của Nhà nước và các nhà xuất bản được trao các độc quyền đối với sản phẩm do mình xuất ban. Có thể nói, nền móng cho hệ thống bảo hộ QTG hiện đại ờ các nước nói tiếng Anh chính là Đạo luật Anne 1710. Tuy nhiên, các quy định cũng tính đến lợi ích của tác giả khi yêu cầu đăng ký các tác phẩm xuất bản và giảm bớt độc quyền của các nhà xuất bản, thừa nhận quyền của tác giả và cho phép tác giả cũng như người thừa kế được độc quyền in lại tác phẩm trong thời hạn 14 năm ké từ khi tác phẩm được in lần đầu. Theo cách tiếp cận khác, tại Pháp, ngay sau Cách mạng Pháp năm 1791, các đạo luật về ỌTG đã được ban hành và trao ỌTG có thời hạn cho chính những người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và những người thừa kế của họ. Thực tiền này của Pháp được các nước châu Âu đi theo và dần phát triển ở tầm quốc tế dẫn đến sự ra đời của Công ước Berne vào cuối thế kỉ XIX.
Như vậy, bảo hộ quyền SHTT ban đầu phát triển ở từng quốc gia riêng biệt trong thời gian dài trước khi ra đời của các ĐƯQT để hình thành hệ thống quốc tế hỗ trợ việc bảo hộ ở phạm VI khu vực và thế giới. Đen nửa cuối thế kỉ XIX, ở các quốc gia công nghiệp .phát triển xuất hiện ngày càng rò nhận thức rằng việc bảo hộ quyên SUIT nếu
chỉ dừng ở mức độ quốc gia thi chưa đủ. Phạm vi bảo hộ hạn chế như vậy làm suy giảm động lực cho sự phát triển kinh tế dựa trên quyền SHTT khi lợi nhuận từ khai thác, sử dụng đối tượng SHTT chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia, trong khí quyển đối với các đối tượng này rất dễ bị xâm phạm ở các quốc gia khác. Các nhà sáng chế và tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật nhận thấy kết quả lao động sáng tạo của họ bị phát tán trên quy mô rộng của thế giới nhưng thù lao mà họ nhận được chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước. Việc quốc tế hóa hoạt động bảo hộ quyền SHTT trở thành một nhu cầu bức thiết khách quan dẫn đến sự ra đời của hai ĐƯỌT đầu tiên: Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN nám 18831 và Công ước Beme về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886.
Từ một số ít các đối tượng truyền thống của quyền SHCN và QTG trong hai công ước mở đường từ thế kỉ XIX (sáng chế, nhãn hiệu. KDCN. các tác phẩm văn học và nghệ thuật), các đối tượng của quyền SHTT đà được mở rộng và quy định chi tiết hơn trong pháp luật của hầu hết các quốc gia, kể cả tại Công ước Thành lập WIPO 1967, Hiệp định TRIPs/WTO 1995 và nhiều ĐƯỌT khác. Cho đến nay, các đối tượng SHTT vần tiếp tục được xem xét để bổ sung thêm đối tượng mới do sự phát triển của công nghệ và đời sống văn hoá, nghệ thuật, cũng như phần cứng và chương trình máy tính, thông tin liên lạc kỹ thuật số, Internet và khoa học về gen,...
2- Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Sự hình thành và phát triển của pháp luật SHTT ở Việt Nam khá muộn so với thế giới, thậm chí là muộn hơn hàng trăm năm so với nhiều nước phát triển ờ châu Âu và Hoa Kỳ. Điều này được lý giải bởi hoàn cảnh lịch sử, trình độ phát triển khoa học-công nghệ và kinh tế- xã hội của Việt Nam cũng như các yếu tố về đặc điểm văn hoá dân tộc. trình độ nhận thức của xã hội và truyền thống lập pháp.
Mãi đến những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam mới ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên điều chỉnh QTG và quyền SHCN. Việc điều chỉnh chỉ đối với một số đối tượng cơ bản như sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN, nhãn hiệu. Hậu quả của các cuộc chiến tranh kéo dài cộng với hàng chục năm nền kinh tế sau hoà bình vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã khiến cho hệ thống SHTT của Việt Nam không có cơ hội để hình thành. Do đó, pháp luật SHTT những năm 80 khá lạc hậu so với khu vực và thế giới, nhất là về mức độ bảo hộ còn khá hạn chế. Thời kỳ này, Việt Nam hầu như chưa tham gia các ĐƯQT về SHTT.
Chính sách đối mới và mở cửa được khởi xướng từ Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã chuyển nén kinh tế sang giai đoạn mới - phát triển
kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với thế giới bên ngoài. Hệ thống pháp luật SHTT dần được định hình và hoàn thiện. Cột mốc quan trọng là sự ra đời của Luật SHTT năm 2005, đáp ứng những nhu cầu nội tại của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng như những yêu cầu khắt khe của quá trình hội nhập quốc tế.
Có thể nói, pháp luật SHTT Việt Nam phát triển và đổi mới qua 3 giai đoạn: định hình pháp luật SHTT; củng cố pháp luật SHTT; tăng cường pháp luật SHTT.
2.1. Giai đoạn định hình pháp luật SHTT (trước năm 1989)
Nét đặc thù của pháp luật SHTT thời kì này là sự can thiệp sâu rộng của Nhà nước vào các quan hệ tạo ra và sử dụng các kết quả sáng tạo. Nhà nước điều tiết và có thể can thiệp vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế-xã hội, kể cả các hoạt động thuộc lĩnh vực ỌTG và quyền SHCN. Các khía cạnh kinh tế của quyền SHTT chưa được chú trọng. Cách thức bảo hộ sáng chế và KDCN trong nhiều năm chưa có và chưa phù hợp: Giấy chứng nhận tác giả sáng chế hoặc KDCN được cấp thay vì cấp bằng độc quyền. Theo đó, độc quyền sử dụng các giải pháp kỹ thuật và cấu trúc mĩ thuật của sản phẩm thuộc về Nhà nước chứ không thuộc về chính bản thân người sáng tạo ra nó. Pháp luật về QTG thời kì này cho phép tự do sử dụng các tác phẩm đã được công bố trong chiếu bóng, phát thanh, truyền hình, báo chí mà không cần sự cho phép của tác giả. Tiền thù lao cho tác giả cũng hầu như chưa được đề cập.
Tuy nhiên, cần thừa nhận vai trò “mở đường” của giai đoạn định hình pháp luật SHTT những năm 80 của thế kỉ XX khi lần đầu tiên đã ghi nhận và điều chỉnh các quan hệ về QTG và quyền SHCN. Pháp luật SHTT thời kì này bao gồm các văn bản chính là các nghị định của Hội đồng Chính phú và Hội đồng Bộ trường. Mặc dù còn mang tính
đơn hành, phi hệ thống, hiệu lực pháp lý thấp nhưng cac van ban quy phạm pháp luật này đóng vai trò là những viên gạch (lau tiên (lật nền móng cho hệ thống pháp luật SHTT của Việt Nam phát triển.
2.2. Giai đoạn củng cố pháp luật >57777 (từ năm 1989 đến năm 2005)
Dây là giai (loạn mà những tư tưởng và đường lôi đôi mới mang tính đột phá trong ỷ thức hộ của Đại hội VI năm 1986 cua Dang băt dầu phát huy tác dụng tích cực trong mọi mặt đời sống kinh tc-xã hội của đất nước và gặt hái được những thành quả ban đầu. Đất nước mở cửa và hội nhập; nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang chấp nhận các quy luật phát triển của kinh tế thị trường; đầu tư nước ngoài tăng mạnh; lực lượng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật và khoa học, công nghệ được “cởi trói”; đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Những chính sách đổi mới này dần tác động đến pháp luật SHTT, tạo ra những thay đổi một cách căn bản. Cụ thể, pháp luật SHTT đã tiến thêm được một bước dài với việc pháp điển hóa khá toàn diện các lĩnh vực SHTT khác nhau bằng các pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh Bảo hộ quyền SHCN và Pháp lệnh Bảo hộ QTG lần lượt ra đời vào các năm 1989 và 1994.
Pháp lệnh Bảo hộ quyền SHCN năm 1989 ghi dấu sự thừa nhận mang tính pháp lý đầu tiên đối với thuật ngữ và khái niệm “quyền SHCN” ở Việt Nam. Pháp lệnh quy định nhiều nguyên tắc mang tính đối mới trong việc bảo hộ các quyền của chủ thế sáng tạo trong lĩnh vực SHCN như: Độc quyền sử dụng đối tượng SHCN, quyền của người sử dụng trước, chế độ bình đẳng không phân biệt các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu trong bảo hộ quyền SHCN, phân biệt tư cách chú văn bản bảo hộ và tác giả,... Lần đầu tiên, khái niệm nhiều đối tượng SHCN (sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN, nhãn hiệu hàng hóa và tôn gọi xuất xứ hàng hóa) được giải thích cụ thế và trực tiếp tại một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao là Pháp lệnh. Pháp lệnh Bảo hộ QTG năm 1994 được ban hành, quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm. Bằng hai pháp lệnh này, pháp luật SHTT đã có bước phát triển đáng kể với hai nhánh là QTG và quyền SHCN.
BLDS đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 1995 đã dành một phần đáng kế đế điều chỉnh các quan hệ SHTT, đánh dấu bước phát triển vượt bậc về trình độ và kỹ thuật lập pháp trong lĩnh vực dân sự nói chung, SHTT nói riêng. Thuật ngữ “quyền SHTT” lần đầu tiên được sử dụng chính thức trong một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong ngành luật dân sự. Điều này thể hiện sự điều chỉnh đồng bộ và thống nhất đối với quyền SHTT dưới góc độ của quyền dân sự, đảm bảo về mặt pháp lý cho từ kết quả sáng tạo đến chỉ dẫn thương mại.
BLDS được ban hành trong bối cảnh các quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế đang phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên đà tính đến không chỉ tinh thần cơ bản của hai công ước quốc tế chủ chốt (Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN năm 1883 và Công ước Beme về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 1886), mà còn các yêu cầu về SHTT trong khuôn khổ WTO (Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs) nhằm dọn đường cho việc Việt Nam đàm phán gia nhập. Tuy nhiên, do thực tiễn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quyền SHTT chưa nhiều, nhất là việc Việt Nam mới chỉ bắt đầu quá trình đàm phán gia nhập WTO nên BLDS năm 1995 chưa đáp ứng được kỳ vọng và chỉ khi được sửa đổi, bổ sung năm 2005 cùng việc ban hành Luật SHTT năm 2005 thì thực trạng này mới được giải quyết một cách cơ bản.
Việc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới kéo dài cả thập kỷ. trong đó Việt Nam rất quyết tâm và nỗ lực để hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT. Một số đối tượng SHTT mới (BMKD, CDĐL, TTM, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, TKBT mạch tích hợp bán dẫn và đặc biệt là giống cây trồng mới) đã được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh bằng việc ban hành các nghị định, trong khi chưa kịp sửa đổi BLDS năm 1995, nhằm bảo đảm pháp luật về SHTT đáp ứng yêu cầu để Việt Nam gia nhập WTO.
2.3. Giai đoạn tăng cường pháp luật SHTT (tù’ năm 2005 đến nay)
Giai đoạn này đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của hệ thống pháp luật SHTT của Việt Nam bằng BLDS và Luật SHTT năm 2005. Luật SHTT là luật chuyên ngành thống nhất điều chỉnh toàn diện các quan hệ SHTT. Pháp luật SHTT được tăng cường đáng kể và được kỳ vọng như một công cụ đắc lực góp phần đẩy nhanh tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và hội nhập với nhiệm vụ trước mắt là hỗ trợ đàm phán thành công đê gia nhập WT0. Hiệp định TRIPs buộc Việt Nam dưới góc độ một quốc gia thành viên WT0 khi gia nhập phải đảm bảo chuẩn mực về bảo hộ cũng như thực thi quyền SHTT.
BLDS năm 2005 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 thay thế BLDS năm 1995. BLDS năm 2005 vẫn giữ Phân thứ sáu quy định về quyền SHTT và chuyển giao công nghệ, nhưng với số lượng các điều luật ít hơn (22 điều) so với BLDS 1995 (79 điều). Đây là các quy định mang tính nguyên tắc, định hướng cho việc điều chỉnh cụ thể trong luật chuyên ngành. Theo đó, dự thảo Luật SHTT được trình Quốc hội cho ý kiến trong cùng kì họp thông qua BLDS năm 2005 và được thông qua ngày 29/11/2005 tại kì họp thứ 8.
Luật SHTT là mốc son trong quá trình pháp điển hóa pháp luật SHTT của Việt Nam, điều chỉnh thống nhất và toàn diện các quan hệ về SHTT đối với cả ba nhánh: QTG, QLQ; quyền SHCN; quyền đối với giống cây trồng mới. Chính phủ đã ban hành các nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật. Đến năm 2009, Luật SHTT đã được sửa đổi, bổ sung song không đáng kể chủ yếu đáp ứng các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ỌTG và QLQ. Tương tự như vậy, Luật SHTT được sửa đổi, bổ sung năm 2019 bằng Luật số 42/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật SHTT được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019 nhằm đáp ứng yêu cầu thi hành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP). Luật mới bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP sau khi được Việt Nam ký kết và phê chuẩn. Các nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật cũng đã được sửa đổi, bổ sung một cách tương ứng.
Luật SHTT đã phát huy rất tốt vai trò của Luật chuyên ngành trong điều chỉnh các quan hệ SHTT. Các quy định về SHTT trong BLDS năm 2005 hầu như đã được quy định và cụ thể hóa trong Luật SHTT. Chính vì vậy, BLDS mới nhất được thông qua ngày 24/11/2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã lược bỏ các quy định về SHTT.
Như vậy, trong giai đoạn tăng cường pháp luật SHTT, hệ thống pháp luật SHTT đã tạo lập được hành lang pháp lí đồng bộ và minh bạch, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo trong nước; bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các chủ thê (người sáng tạo, chủ sở hữu, người sử dụng, công chủng thụ hường), bảo vệ lợi ích quốc gia và tương thích với pháp luật quốc tế.
IV- HỆ THỐNG PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ QUỐC TẾ
1- Hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Theo trình tự hiệu lực, nguồn của pháp luật SHTT Việt Nam hiện hành bao gồm: Hiến pháp năm 2013, BLDS nãm 2015, Luật SHTT 2005 được sửa đổi. bổ sung năm 2009 và 2019 và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật.
2- Hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế
Việt Nam đã ký kết và trở thành thành viên của hầu hết ĐƯỌT đa phương quan trọng về SHTT, góp phần cùng pháp luật quốc gia điêu chính quyền SHTT một cách hiệu quả. Các ĐƯQT trong lĩnh vực SHTT mà Việt Nam tham gia bao gồm:
Các ĐƯQT đa phương:
- Công ước thành lập Tổ chức SHTT thế giới 1967 (tham gia từ 02/7/1976);
- Công ước Paris về bảo hộ SHCN (tham gia từ 08/3/1949);
- Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (tham gia từ 08/3/1949 và 11/7/2006);
- Hiệp ước Hợp tác về bằng sáng chế (PCT) (tham gia từ 10/3/1993);
- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (tham gia từ 26/10/2004);
- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPs) (tham gia từ 11/01/2007);
- Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống sao chép trái phép (tham gia từ 06/7/2005);
- Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng (tham gia từ 01/3/2007);
- Công ước Brussels về phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình (tham gia từ 12/01/2006);
- Công ước về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) (tham gia từ 24/11/2006).
Việt Nam còn tham gia một sổ ĐƯQT song phương về SHTT như:
- Hiệp định song phương Việt Nam - Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ ỌTG (ký kết ngày 27/6/1997);
- Hiệp định song phương Việt Nam - Thụy Sỹ về bảo hộ SHTT và hợp tác trong lĩnh vực SHTT (có hiệu lực từ 08/6/2000).
Trong bối cảnh quyền SHTT trở thành trụ cột của thương mại thế giới, các quy định về SHTT ngày càng được phát triển, không chỉ là sự giao thoa mà là một phần trực tiếp trong các ĐƯỌT về thương mại, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do (FTA). Các FTA thường xây dựng một chương riêng về Quyền SHTT, trong đó có thể chứa đựng các quy định về mở rộng phạm vi đối tượng, phạm vi độc quyền, đơn giản hóa thủ tục bảo hộ, tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền, V.V.. ở góc độ nhất định, các FTA và Hiệp định TRIPs đã trở thành nguồn pháp luật quốc tế quan trọng về SHTT ngoài hệ thống do WIPO quản lí.
Trong những năm cuối, các FTA thế hệ mới, điền hình là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Và Hiệp định FTA Việt Nam và EU (EVFTA) chứa đựng các cam kết SHTT của Việt Nam ở mức độ cao và toàn diện hơn, phạm vi các vấn đề điều chỉnh đa dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực trên cơ sở yêu cầu cao về minh bạch hóa các chính sách, quy định liên quan đến SHTT. Các hiệp định FTA thế hệ mới như vậy đặt ra nhiệm vụ quan trọng cấp bách đối với việc sửa đổi, bo sung pháp luật SHTT, đảm bảo sự tương thích với các hiệp định này./.
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm