Kỹ năng của Luật sư: Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

"Người có trí tuệ thông minh bàn về ý tưởng, người có trí tuệ bình phàm bàn về sự kiện, người có trí tuệ yếu nhược bàn về con người".

Socrates, (470 - 399 TCN) triết gia Hy Lạp cổ đại

Kỹ năng của Luật sư: Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ, các sáng tạo trí tuệ được tạo nên từ quá trình hoạt động tư duy, sáng tạo của con người. Các tài sản, sáng tạo trí tuệ này mang giá trị kinh tế cũng như giá trị tinh thần. Thông qua kiểm toán tài sản trí tuệ, doanh nghiệp có thể đưa ra một danh sách các tài sản trí tuệ cần được xác lập quyền sở hữu.

Công việc chuyên gia tư vấn sở hữu trí tuệ: nhận dạng đối tượng và xác định luật áp dụng; phân tích khả năng bảo hộ đối với đối tượng đã nhận dạng; xác định và kiểm tra quyền nộp đơn; phân tích để quyết định có tiến hành thủ tục xác lập quyền hay không; xây dựng chiến lược bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Liên hệ

I- QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP

Hầu hết các doanh nghiệp đều có tên thương mại hoặc sở hữu một hoặc nhiều nhãn hiệu. Ngoài ra, họ còn sở hữu những thông tin kinh doanh bí mật có giá trị, ví dụ: danh sách khách hàng, các chiên lược bán hàng mà doanh nghiệp muốn bảo mật. Nhiều doanh nghiệp đà sáng tạo ra các kiểu dáng công nghiệp có tính sáng tạo, nguyên gốc. Nhiều doanh nghiệp cũng soạn thảo hoặc công bố những ấn phẩm, tài liệu quảng cáo hoặc bán lẻ các tác phâm được bảo hộ quyền tác giả. Một số doanh nghiệp khác có thể có những sáng tạo hoặc cải tiến kỹ thuật đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Quản lý tài sản trí tuệ một cách hiệu quả không những giúp cho doanh nghiệp phát huy tối đa lợi ích vật chất khi khai thác quyền sở hữu trí tuệ mà còn khẳng định uy tín của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại và trong tương lai. Việc quản lý tài sản trí tuệ là công việc xuyên suốt trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, theo sát chu trình sáng tạo tài sản trí tuệ, bao gồm các khâu cơ bản như kiểm toán tài sản trí tuệ, liên kết các tài sản trí tuệ với chiến lược phát triển (kinh doanh, thương mại, marketing) của doanh nghiệp; định giá, xây dựng chiến lược phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Kiểm toán tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp đạt được vị trí tốt hơn nhằm hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng của tài sản trí tuệ và khai thác đầy đủ giá trị của các tài sản này.

Việc kiểm toán sở hữu trí tuệ thường bao gồm các công việc như xác định, giám sát, định giá các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp để bảo đảm rằng các tài sản này có thể được sử dụng tối đa. Bằng việc kiểm toán, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nên đăng ký bảo hộ và duy trì loại quyền sở hữu trí tuệ nào và cách thức quản lý tài sản trí tuệ đó; nên mua lại hay chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ từ/cho bên thứ ba; cần thiết hay không cần thiết tiến hành các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ, v.v. trên cơ sở liên kết các tài sản trí tuệ với chiến lược phát triển kinh doanh, bằng những công cụ phân tích, chẳng hạn: chuỗi giá trị; điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức, v.v., doanh nghiệp xây dựng chiến lược quản lý tài sản trí tuệ nhằm tối đa hóa những lợi ích mà tài sản trí tuệ mang lại.

Thông qua kiểm toán tài sản trí tuệ, doanh nghiệp có thể đưa ra một danh sách các tài sản trí tuệ cần được xác lập quyền sở hữu. Công việc mà chuyên gia tư vấn sở hữu trí tuệ thường tiến hành bao gồm:

- Nhận dạng đối tượng và xác định luật áp dụng;

- Phân tích khả năng bảo hộ đối với đối tượng đã nhận dạng;

- Xác định và kiểm tra quyền nộp đơn;

- Phân tích để quyết định có tiến hành thủ tục xác lập quyền hay không;

- Xây dựng chiến lược bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

II- XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1- Tài sản sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp

Đối với các tài sản trí tuệ mà quyền chỉ được xác lập trên cơ sở Văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì cách thức quan trọng nhất để có được sự bảo hộ pháp lý cho các tài sản này là tiến hành đăng ký càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với các tài sản trí tuệ sau đây:

- Sản phẩm hoặc quy trình (thông qua việc bảo hộ sáng chế);

- Tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và văn học (thông qua việc bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan);

- Các kiểu dáng mang tính thẩm mỹ (thông qua việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp);

- Các dấu hiệu có khả năng phân biệt (phần lớn là thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu);

- Mạch tích hợp điện tử (thông qua việc bảo hộ thiết kế bố trí);

- Tên gọi của hàng hóa có chất lượng hoặc danh tiếng nhất định được tạo nên do xuất xứ địa lý (thông qua việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý);

- Bí mật thương mại (thông qua việc bảo hộ thông tin bí mật có giá trị thương mại).

2- Công việc của Luật sư Sở hữu trí tuệ

- Tư vấn trong giai đoạn đầu về giải thích và định nghĩa quyền;

- Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ;

- Soạn thảo hồ sơ và tiến hành thủ tục nộp đơn và xử lý đơn cấp bằng độc quyền sáng chế, đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp;

- Duy trì/gia hạn hiệu lực các đối tượng được bảo hộ.

3- Một số điểm cần lưu ý khi tư vấn trong quá trình xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu

(i) Đối với sáng chế, việc tư vấn trong giai đoạn đầu cho người nộp đơn là đặc biệt quan trọng. Mục đích của việc tư vấn là giúp cho người nộp đơn có thể quyết định:

- Liệu có khả năng có được Bằng độc quyền sáng chế hay không;

- Liệu người nộp đơn có nên nộp đơn yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế hay nên giữ bí mật sáng chế;

- Nếu quyết định xin bảo hộ sáng chế thì người nộp đơn sẽ nên nộp đơn ở các quôc gia nào;

- Nếu xin bảo hộ ở nhiều quốc gia thì người nộp đơn sẽ nộp một đơn quốc tế và/hoặc một đơn theo vùng hay nên nộp các đơn quốc gia riêng biệt.

Việc chuẩn bị hồ sơ đơn sáng chế đòi hỏi Luật sư sáng chế phải có kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp trong các công việc: phân loại sáng chế; tra cứu thông tin, soạn thảo bản mô tả/yêu cầu bảo hộ. Mặc dù, phần lớn các thông tin liên quan tới đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn là do người nộp đơn cung cấp và đó là trách nhiệm của người nộp đơn nhưng cách thể hiện các thông tin đó trong đơn sao cho đáp ứng các yêu cầu của luật và bộc lộ vừa đủ vì quyền lợi của người nộp đơn là trách nhiệm của luật sư sáng chế.

Luật sư sáng chế cần bảo đảm cho đơn luôn được nộp đúng thời hạn, trong hầu hết các trường hợp, là càng sớm càng tốt bởi theo quy định của hầu hết các quốc gia, khi có nhiều đơn được nộp cho cùng một sáng chế thì bằng độc quyền sáng chế sẽ được cấp cho người có đơn nộp vào ngày sớm nhất hoặc có xin hưởng ngày ưu tiên sớm nhất. Thời hạn xin hưởng quyền ưu tiên theo đơn nộp sớm hơn, đối với đơn sáng chế, theo Công ước Paris là 12 tháng. Giai đoạn nộp đơn bắt đầu khi đơn được nộp và kết thúc với một trong những sự kiện sau:

- Người nộp đơn rút đơn;

- Người nộp đơn từ bỏ đơn;

- Cơ quan sáng chế từ chối đơn;

- Cơ quan sáng chế cấp bằng độc quyền sáng chế.

Luật sư sáng chế cần theo dõi sát sao quá trình thẩm định đơn, xác định rõ các thời hạn của các công việc, thông báo và tư vấn kịp thời cho người nộp đơn về các thông báo của cơ quan sáng chế, phản hồi/phúc đáp các yêu câu của cơ quan sáng chế, bảo đảm quy trình thẩm định sáng chế được tiên hành thuận lợi và bằng độc quyền sáng chế có thể được cấp nếu đối tượng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định pháp luật. Việc nộp phí duy trì hiệu lực Bằng sáng chế hàng năm đúng thời hạn là một trong những việc quan trọng và mang tính trách nhiệm của Luật sư sáng chế. Việc lỡ mất ngày nộp phí duy trì hiệu lực, trong giai đoạn ân hạn sẽ phải nộp thêm phí bổ sung. Việc lỡ thời hạn của giai đoạn ân hạn có thể tước mất tất cả quyền đối với sáng chế của chủ sở hữu. Khi người nộp đơn có yêu cầu bảo hộ sáng chế tại nước ngoài, Luật sư sáng chế cần phân tích rõ cho người nộp đơn ưu điểm và nhược điếm của việc nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước Hợp tác sáng chế (PCT) và nộp đơn trực tiếp tại từng quốc gia cũng như đặc biệt lưu ý tới các thời hạn: xin hưởng quyền ưu tiên, nộp đơn quốc tế, vào giai đoạn quốc gia, nộp yêu cầu xét nghiệm nội dung, v.v. để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp đơn.

(ii) Đối với kiểu dáng công nghiệp, việc xác định đôi tượng cân bảo hộ dựa vào các đặc điểm tạo dáng (hình dáng bên ngoài) của sản phẩm, bao gồm các đường nét, hình khối, màu sắc hoặc tố hợp các yếu tổ đó. Do đó, trong hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, cùng với bản mô tả, hình vẽ thể hiện đây đú các đặc diêm tạo dáng của kiêu dáng công nghiệp là một bộ phận quan trọng thể hiện khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ của đối tượng. Một số kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ theo các quy định của quyền tác giả với tư cách là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

(iii) Đối với nhãn hiệu, việc tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn nhãn hiệu phù họp với hoạt động sản xuất kinh doanh và có khả năng đăng ký cho các sản phẩm/dịch vụ xác định là quan trọng nhất. Nhãn hiệu đề xuất cần được đánh giá khả năng đăng ký theo các quy định pháp luật và trên cơ sở tra cứu các nhãn hiệu đã được đăng ký/nộp đơn cho các sản phẩm/dịch vụ trùng, tương tự và/hoặc có liên quan. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần được chuẩn bị đầy đủ với việc phân nhóm sản phẩm/dịch vụ chính xác và nộp càng sớm càng tốt ngay khi xác định nhãn hiệu có khả năng đăng ký để bảo đảm cho người nộp đơn có thể trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu theo nguyên tắc “Nộp đơn đầu tiên” (“first-to-file”) được áp dụng ở hầu hết các quốc gia.

Công việc của luật sư nhãn hiệu sau khi nộp đơn là đại diện cho người nộp đơn giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký, ví dụ: việc từ chối bởi thẩm định viên hoặc sự phản đối từ bên thứ ba; tư vấn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài (nếu người nộp đơn có yêu cầu) và xin hưởng quyền ưu tiên theo đơn nhãn hiệu đã nộp theo con đường đăng ký quốc tế (theo Thỏa ước và/hoặc Nghị định thư Madrid) hoặc theo con đường quôc gia, trực tiếp tại cơ quan đăng ký của từng quốc gia. Sau khi nhãn hiệu được đăng ký, vấn đề gia hạn hiệu lực và sử dụng nhãn hiệu cần được Luật sư lưu tâm, tư vấn và nhắc nhở chủ sở hữu nhãn hiệu để bảo đảm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã đăng ký.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest

III- KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Quyền sở hữu trí tuệ chỉ thực sự mang lại lợi ích cho chủ sở hữu khi được khai thác một cách hiệu quả. Chủ sở hữu có thể tự mình sử dụng quyên hoặc cho phép người khác sử dụng quyền để đạt được các lợi ích về mặt vật chất thông qua các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng - Hợp đồng li-xăng. Thông thường, các doanh nghiệp thường tìm đến các chuyên gia để được tư vấn khi tiến hành đàm phán, soạn thảo và ký kết họp đồng li-xăng. Các công việc chủ yếu cần tiến hành bao gồm:

- Xác định các bên tham gia hợp đồng;

- Phạm vi li-xăng;

- Đối tượng của hợp đồng;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên.

Việc xác định các bên tham gia hợp đồng nhằm bảo đảm một cách chắc chắn danh tính và địa vị pháp lý của các bên thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong các giao dịch kinh doanh phức tạp giữa các bên gồm nhiều pháp nhân hay cá nhân và giữa các pháp nhân hay cá nhân ở nhiều nước khác nhau. Phạm vi của họp đồng li-xăng được khái quát trong phần mở đầu của hợp đồng li-xăng và được thể hiện cụ thể hơn trong các điều khoản tiếp theo, tức là xác định đối tượng kỹ thuật của hợp đồng (là sản phẩm hoặc quy trình, sáng chế hoặc những sáng chế, bí quyết kỹ thuật và những tiến bộ công nghệ, nếu có). Những quy định về đối tượng của hợp đồng mô tả sản phẩm được chế tạo, được sư dụng hay bán hoặc quy trình được áp dụng để chế tạo sản phẩm để rồi sử dụng hoặc bán sản phẩm đó; những bí quyết kỹ thuật được cung cấp, nếu có và xác định những điều kiện chia sẻ những tiến bộ công nghệ. Quyền và nghĩa vụ của các bên không chỉ đơn thuần liên quan tới các khoản thanh toán, tiền thù lao được ấn định trong hợp đồng mà còn bao gồm cam kết về việc bảo mật đối với bí quyết và các tiến bộ công nghệ, những quy định hạn chế và giải quyết tranh chấp. Thời hạn của hợp đồng li-xăng, bao gồm thời điểm bắt đầu và kết thúc phải được quy định trong hợp đồng, bảo đảm ràng thời hạn này nằm trong thời hạn hiệu lực của đối tượng của hợp đồng li-xăng. Một số lưu ý riêng đối với từng loại đối tượng sở hữu trí tuệ trong hợp đồng li-xăng, được nêu dưới đây:

(i) Đối với li-xăng sáng chế, việc ghi rõ các thông tin về Bằng độc quyền sáng chế (số bằng, quốc gia) là cần thiết. Đối tượng kỹ thuật của sáng chế được nêu vắn tắt trong phần mở đầu hoặc trong điều khoản định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng. Dạng li-xăng có thể là li-xăng độc quyền, li-xăng duy nhất hoặc li-xăng không độc quyền: li-xăng độc quyền bảo đảm cho bên nhận li-xăng không bị cạnh tranh, kể cả từ bên giao li-xăng; li-xăng duy nhất bảo đảm với bên nhận là bên giao sẽ không li-xăng cho các nhà sản xuât khác trong phạm vi hợp đồng. Quyền kiện người vi phạm là đặc quyền của bên giao với tư cách là chủ sở hữu, song bên nhận li-xăng có thể được trao quyền này nếu điều đó được ghi trong hợp đồng. Hơn nữa, bên nhận được bảo hộ chống lại việc không hành động của chủ sở hữu trong trường hợp có vi phạm và có quyền tự mình khởi kiện nếu chủ sở hữu sau khi nhận được yêu cầu của bên nhận li-xăng mà vẫn không tiến hành khởi kiện trong thời hạn xác định trong hợp đồng.

(ii) Đối với li-xăng nhãn hiệu, việc cho phép sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu là điều khoản được nêu đầu tiên trong hầu hết các họp đồng li-xăng, các chi tiết của nhãn hiệu hoặc các nhãn hiệu thường được liệt kê trong một phụ lục của hợp đồng li-xăng cùng với các sản phẩm/dịch vụ sẽ sử dụng nhãn hiệu đó. Trong trường hợp li-xăng không độc quyền, tức là có những bên khác cũng được cấp li-xăng, bên nhận li-xăng cần được bảo đảm rằng các đối thủ cạnh tranh của họ được li-xăng theo các điều kiện tương đương. Các điều khoản về kiểm soát chất lượng là cần thiết. Thông thường, bên nhận li-xăng phải báo cho bên li-xăng mọi thông tin về các hành vi xâm phạm quyền và bên li-xăng sẽ tiến hành tất cả các thủ tục xử lý vi phạm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest 

IV- THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Các quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước bảo hộ. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị pháp luật xử lý. Đo la tinh thần cơ bản của hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Khi được yêu cầu tư vấn, xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Luật sư cần kiểm tra và xác định đủ các căn cứ sau đây:

(i) Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để xác định đối tượng xem xét có thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay không, trước hết cần xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng đang được bảo hộ quyền.

- Đối với các đối tượng mà quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở đăng ký, phạm vi bảo hộ của đối tượng được xác định trong Văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Đối với các đối tượng mà quyền sở hữu không được xác lập trên cơ sở đăng ký, phạm vi bảo hộ được quy định trong các điều luật nội dung về các đối tượng này.

(ii) Yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Việc xác định có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét hay không đòi hỏi việc hiểu rõ bản chất của đối tượng bị xâm phạm, kiến thức, kỹ năng so sánh và đánh giá các dấu hiệu, đặc điểm, quy trình, sản phẩm, thiết kế... của đối tượng sở hữu trí tuệ bị xem xét với các yếu tố tương đương của các đối tượng được bảo hộ.

- Đối với sáng chế, yếu tố trong đối tượng bị xem xét được xác định là xâm phạm quyền nếu sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình bị xem xét được coi là trùng hoặc tương đương với sản phẩm/bộ sản phẩm/quy trình được bảo hộ theo một điểm nào đó (độc lập và phụ thuộc của Yêu cầu bảo hộ thuộc Bằng độc quyên sáng chế nếu tất cả các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật cơ bản được nêu trong điểm đó đều có mặt trong sản phẩm/bộ sản phẩm/quy trình bị xem xét dưới dạng trùng hoặc tương đương: được coi là trùng nhau nếu dấu hiệu đó có cùng bản chất, cùng mục đích sử dụng, cùng cách thức đạt được mục đích và cùng mối quan hệ với các dấu hiệu khác nêu trong yêu cầu bảo hộ; được coi là tương đương với nhau nếu có bản chất tương tự nhau hoặc có thể thay thế cho nhau, có mục đích sử dụng và cách thức để đạt được mục đích sử dụng cơ bản giống nhau.

- Đối với kiểu dáng công nghiệp, yếu tố trong đối tượng bị xem xét được xác định là xâm phạm quyền nếu trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm nghi ngờ có tập hợp đặc điểm tạo dáng tạo thành bản sao, hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ.

- Đối với nhãn hiệu, yếu tố trong đối tượng bị xem xét được xác định là xâm phạm quyền nếu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. Nguyên tắc đánh giá sự trùng lặp hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn, về cơ bản, đã được đề cập ở phần đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

(iii) Người thực hiện hành vi không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.  Phải bảo đảm chắc chắn rằng: người thực hiện hành vi không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được phép thực hiện hành vi theo quy định của pháp luật, ví dụ: không phải là người được chủ sở hữu quyền chuyển giao quyền sử dụng thông qua họp đồng li-xăng. Khi có căn cứ về việc xâm phạm quyền, Luật sư có thể tiếp tục củng cố và hoàn thiện chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền; yêu cầu giám định về hành vi xâm phạm quyền; dự trù kinh phí, đề xuất phương án, cách thức xử lý hành vi xâm phạm quyền...

(iv) Hành vi xảy ra tại Việt Nam.

Trong thực tế, có nhiều hình thức giải quyết tranh chấp và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải; xử lý xâm phạm quyền bằng biện pháp hành chính; bằng biện pháp kiện dân sự; hoặc khởi tố hình sự. Tùy thuộc vào từng hình thức mà sự trợ giúp của Luật sư sẽ có những nội dung và quy trình khác nhau.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

1- Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải

Thương lượng và hòa giải là biện pháp được áp dụng khá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian, chi phí và giữ được uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên, khả năng tiếp xúc và làm việc của Luật sư. Thông thường, quá trình này được tiến hành như sau:

- Gửi thư khuyến cáo tới bên xâm phạm quyền: Thư khuyến cáo cần nêu đầy đủ và chính xác các thông tin vê quyên sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ (bản sao tài liệu chứng minh quyền sở hữu có thể được đính kèm); hành vi xâm phạm quyền (ảnh chụp, ý kiến thẩm định có thể được đính kèm); yêu cầu từ phía chủ sở hữu và thời hạn thực hiện yêu cầu; và được gửi đến đúng địa chỉ của bên xâm phạm quyền;

- Theo dõi phản ứng của bên vi phạm: Việc theo dõi sát sao phản ứng của bên xâm phạm quyền giúp cho Luật sư có thể kịp thời triển khai các công việc tiếp theo như chủ động đề xuất tiếp xúc với bên xâm phạm quyền để yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm thông qua thương lượng, hòa giải hoặc khởi động quá trình áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự;

- Đề xụất các biện pháp (chấm dứt hành vi vi phạm) và yêu cầu bôi thường (nếu có). 

2- Biện pháp hành chính

Xử lý hành chính là biện pháp thực thi khá đặc thù và tương đối hiệu quả, trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam ưong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Cơ quan có thẩm quyền xử lý gồm thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trường, công an và hải quan (đối với hàng hóa nhập khẩu) và ủy ban nhân dân các cấp. Chế tài xử phạt hành chính thường được áp dụng đối với chủ thể xâm phạm quyền là cảnh cáo, phạt tiền, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, tịch thu hàng hóa vi phạm và/hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm, tước giấy phép kinh doanh

Quy trình xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính gồm có các bước cơ bản sau đây:

- Bước 1: Chủ sở hữu quyền nộp đơn yêu cầu, trong đó chứng minh quyền sở hữu, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính;

- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn và tiến hành xử lý vi phạm hành chính nếu có đủ căn cứ.

- Bước 3: Luật sư, với tư cách là người được chủ sở hữu quyền ủy quyền đại diện sẽ tiến hành các công việc sau đây: Chuẩn bị đơn yêu cầu và các tài liệu chứng minh; nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi tiến trình xử lý đơn, kịp thời đáp ứng các yêu cầu/thông báo từ phía cơ quan có thẩm quyền; nhận kết quả xử lý vi phạm hành chính và thông báo cho chủ sở hữu quyền. Để thuận lợi cho quá trình xử lý đơn và việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính được nhanh chóng, Luật sư nên chủ động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng minh quyền sở hữu đối với đôi tượng bị xâm phạm của chủ sở hữu quyền; cung câp thông tin đầy đủ về người vi phạm, chứng cứ vi phạm, ý kiến giám định của cơ quan chuyên môn về hành vi xâm phạm quyền; chủ động phối hợp với cơ quan thực thi trong quá trình xử lý xâm phạm.

3- Biện pháp dân sự

Khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án, yêu cầu bên xâm phạm quyền chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại là biện pháp chủ yếu để thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới. Việc yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng được tiến hành thông qua Tòa án. Các chế tài dân sự được áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm: buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lồi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu hủy, phân phối, đưa vào sử dụng phi thương mại (không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ sở hữu quyền). Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền và buộc bồi thường thiệt hại là những chế tài thực thi quan trọng nhất mà chủ sở hữu quyền trong các vụ án dân sự liên quan tới sở hữu trí tuệ hướng tới. Sự tham gia tích cực và chủ động của Luật sư có tác dụng thúc đẩy nhanh tiến trinh thụ lý hồ sơ và áp dụng các biện pháp thực thi. Sự chủ động của Luật sư được thể hiện trong việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ chứng cứ chứng minh quyền sở hữu của chủ sở hữu quyền, chứng minh hành vi xâm phạm quyền; kịp thời cung cấp các thông tin và kiến thức về các đối tượng sở hữu trí tuệ có liên quan; phân tích và đánh giá chuyên môn về các yếu tố xâm phạm, hành vi xâm phạm quyền; định giá tài sản sở hữu trí tuệ.

4- Biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự được coi là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Luật sư cần tham khảo nghiên cứu thêm các tội phạm hình sự liên quan tới sở hữu trí tuệ được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 với các hình phạt cụ thể đã được ghi nhận. Trên thực tế, việc truy cứu trách nhiệm hình sự do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Khi đại diện cho chủ sở hữu quyền khởi tố và tham gia các vụ án hình sự, Luật sư cần lưu ý: Việc bảo vệ chứng cứ là không dễ dàng do bên có hành vi xâm phạm có thể lợi dụng thời gian chuẩn bị vụ kiện để phá hủy hoặc giấu giếm chứng cứ, làm thay đổi tình trạng của chứng cứ.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Tư vấn Pháp luật cho Doanh nghiệp - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư: Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.48274 sec| 1181.188 kb