Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

09/04/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Trên thực tế, các hợp đồng được ký kết theo dạng không độc quyền khá phổ biến khi giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao có mối quan hệ về mặt tổ chức như: công ty mẹ - con, các công ty thuộc cùng một tập đoàn hay là chi nhánh của các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Đối với hình thức này, bên chuyển giao cho phép bên nhận quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường, nhưng đồng thời chủ sở hữu vẫn có thể tiếp tục sử dụng đối tượng đó.

1- Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Căn cứ vào phạm vi quyền của bên được chuyển giao, có hai dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:

Hợp đồng độc quyền (Exclusive license), là hợp đồng mà bên chuyển quyền cho phép bên nhận quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi và thời hạn chuyển giao. Hệ quả pháp lý của hợp đồng độc quyền là: (i) Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kì bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền; (ii) Bên được chuyển quyền cũng có thể chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho chủ thể khác trong thời hạn của hợp đồng nhưng không được chuyển nhượng quyền sở hữu cho chủ thể khác. Như vậy, trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng độc quyền, mọi hành vi sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của bất kỳ chủ thể nào (kể cả chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp - bên chuyển giao) trong phạm vi lãnh thổ độc quyền của bên được chuyển giao mà không được sự cho phép của họ đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Hợp đồng không độc quyền (Non-exclusive license) là hợp đồng mà theo đó, bên chuyển quyền vừa chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên được chuyển quyền trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, đồng thời cũng có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó và còn có thể chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên thứ ba trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Trong trường hợp này, nhiều chủ thể có thể cùng khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo phạm vi, mức độ và cho những mục đích khác nhau mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể khác.

Trên thực tế, các hợp đồng được ký kết theo dạng không độc quyền khá phổ biến khi giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao có mối quan hệ về mặt tổ chức như: công ty mẹ - con, các công ty thuộc cùng một tập đoàn hay là chi nhánh của các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Đối với hình thức này, bên chuyển giao cho phép bên nhận quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường, nhưng đồng thời chủ sở hữu vẫn có thể tiếp tục sử dụng đối tượng đó. Ví dụ: Trường hợp Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam là chủ sở hữu nhãn hiệu “Vicem - Thách thức thời gian, hình” (được bảo hộ theo GCN ĐKNH 181580) đã chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu này theo dạng hợp đồng không độc quyền cho các đơn vị thành viên của minh như: Công ty cổ phần xi măng Vicem Hà Tiên, Công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai, Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn, Công ty TNHH một thành viên xi măng Vicem Hải Phòng. Trong trường hợp này cả bên chuyển giao (Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam) và các bên được chuyển giao đều có quyền sử dụng nhãn hiệu.

Việc xác định hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là hợp đồng độc quyền hay không độc quyền có ý nghĩa rất lớn không chỉ trong việc xác định phạm vi quyền sử dụng của bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền mà còn có ý nghĩa trong việc xử lý tranh chấp giữa các bên liên quan đến đối tượng được chuyển quyền.

Căn cứ vào chủ thể là bên chuyển quyền trong hợp đồng, có hai dạng hợp đồng:

Hợp đồng sơ cấp (cơ bản) (Primary License) là hợp đồng trong đó bên chuyển quyền chính là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Căn cứ để chuyển quyền sử dụng trong hợp đồng là quyền sở hữu công nghiệp được xác lập theo văn bằng bảo hộ hoặc do được người khác chuyển quyền sở hữu đổi tượng sở hữu công nghiệp hợp pháp.

Hợp đồng thứ cấp (không cơ bản) (Secondary License) là hợp đồng trong đó bên chuyển quyền không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp mà là người được chuyển giao quyền sử dụng độc quyền theo một hợp đồng khác và được phép chuyển quyền sử dụng cho bên thứ ba. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp luôn là hợp đồng có tính chất phái sinh, nó chỉ phát sinh sau khi một hợp đồng sử dụng độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp được giao kết và có giá trị pháp lý. Căn cứ để chuyển quyền sử dụng là hợp đồng sử dụng độc quyền đã được giao kết với chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, do đó, phạm vi quyền sở hữu công nghiệp được chuyển giao trong hợp đồng thứ cấp sẽ bị giới hạn ương phạm vi của hợp đồng sơ cấp. Việc xác định hợp đồng sơ cấp hay hợp đồng thứ cấp có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể là bên giao trong hợp đồng cũng như phạm vi quyền sở hữu công nghiệp được chuyển giao trong hợp đồng thứ cấp bị giới hạn bởi phạm vi quyền sở hữu công nghiệp lương hợp đồng sơ cấp.

Ví dụ: Công ty Knorr-Naehrmittel Aktiengesellschaft (Thụy Sĩ) đà ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng 14 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “KNORR” cho Công ty Unilever N.v (Hà Lan) tên lãnh thổ Việt Nam. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu này là hợp đồng cơ bản (vì Bên chuyển giao - Công ty Knorr-Naehrmittel Aktiengesellschaft - Thụy Sĩ là chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam) và là dạng hợp đồng độc quyền. vì theo hợp đồng này, bên nhận chuyển giao (Công ty Unilever N.V) có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho bên thứ ba. Cong ty Unilever N.v sau đó đã tiếp tục ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng các nhãn hiệu chèn cho Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam - đày là dạng hợp đồng thứ cấp. Như vậy, căn cứ chuyển giao của hợp đồng thử cáp này không phải là các GCN ĐKNH mà là hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu độc quyền giữa Knorr- Naehrmiĩtel Aktiengesellschaft và Unilever N.v (họp đồng cơ bản).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

2- Nội dung của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Khoản 1 Điều 144 Luật sở hữu trí tuệ quy định hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên và địa chỉ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền; căn cứ chuyển giao quyền sử dụng; dạng hợp đồng; phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ; thời hạn hợp đồng; giá chuyển giao quyền sử dụng; quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền. Quy định này liệt kê các nội dung được coi là “điều khoản cơ bản”, cần phải có trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 và BLDS năm 2015 đều đã bỏ quy định về điều khoản cơ bản trong hợp đồng mà cho phép các bên được tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận, miễn là không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Thông thường, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

- Căn cứ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh hiệu lực nếu bên chuyên quyền có “tư cách” chuyển quyền sử dụng. Nếu bên chuyển quyền là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng phải xác định rõ văn bằng bảo hộ thuộc quyền sở hữu của bên chuyển quyền (tên văn bằng bảo hộ; số văn bằng; ngày cấp; thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ). Nêu bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp đó thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì cũng phải khẳng định tư cách của bên chuyển quyền bằng các thông tin: tên, ngày ký, số đăng ký... của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Nếu là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp, hợp đồng phải ghi rõ tên, ngày ký, thời hạn hiệu lực của hợp đồng cấp trên mà qua đó, quyền sử dụng độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp được cấp cho bên chuyên quyên.

- Phạm vi chuyển quyền sử dụng

Trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp luôn phải có điều khoản về phạm vi chuyên giao, ưong đó giới hạn về quyền sử dụng của bên được chuyển giao. Điều khoản về phạm vi chuyển giao quyền sử dụng thường chỉ rõ dạng sử dụng là độc quyền hay không độc quyền; các điều kiện giới hạn quyền sử dụng của bên được chuyển quyền như: phạm vi đối tượng mà bên được chuyển quyền được sử dụng (toàn bộ hay một phần khối lượng bảo hộ được xác lập theo văn bằng bảo hộ); giới hạn hành vi sử dụng của bên được chuyển quyền (được thực hiện toàn bộ hay một số hành vi sử dụng). Phạm vi chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được xác định tùy thuộc vào sự cho phép của bên chuyển giao, cũng như năng lực, khả năng khai thác, sử dụng của bên nhận chuyển quyền. Hợp đồng cũng có thể có điều khoản giới hạn lĩnh vực sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của bên nhận như: giới hạn trong việc phân phối sản phẩm; giới hạn hoạt động thương mại trong phạm vi’ một ngành công nghiệp cụ thể hoặc sử dụng công nghệ nhằm một r đích cụ thể. Ví dụ: một nhãn hiệu có thể được bảo hộ cho nhiều sản phẩm/dịch vụ khác nhau, do đó, bên chuyển quyền (tử' hữu nhãn hiệu) có thể cho phép tổ chức, cá nhân khác (1 chuyển quyền) sử dụng nhân hiệu đó cho tất cả các sản phẩm/dịch vụ được đăng ký, hoặc chỉ sử dụng cho một số nhóm sản phẩm/dịch vụ nhất định.

- Giới hạn lãnh thổ

Điều khoản về giới hạn lãnh thổ xác định phạm vi về mặt không gian trong đó bên được chuyển quyền được phép tiến hành việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Các bên có thể thỏa thuận bên được chuyển quyền được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nào, toàn bộ lãnh thổ hay chỉ hoặc giới hạn trong một, một số khu vực, địa phương nhất định thuộc lãnh thổ quốc gia đó.

- Thời hạn hợp đồng

Thời hạn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là thời hạn mà bên được chuyển quyền được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Thời hạn chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp do các bên thỏa thuận nhưng chỉ giới hạn trong thời hạn bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp đó. Neu hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là hợp đồng thứ cấp thì thời hạn của hợp đồng thứ cấp phải trong thời hạn của hợp đồng cấp trên. Thời hạn của hợp đồng không chỉ giúp các bên xác định được thời gian có hiệu lực của hợp đồng mà thông qua đó các bên còn xác định được thời gian kết thúc hợp đồng.

- Giá chuyển giao quyền sử dụng và phương thức thanh toán

Giá chuyển giao quyền sử dụng (còn được gọi là phí li-xăng) thường được xem là điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp do bản chất của hợp đồng là có đền bù. Các bên có thể thỏa thuận mức phí chuyển giao “trọn gói”, có nghĩa bên được chuyển giao sẽ trả một khoản phí duy nhất (toàn bộ) và thường là một lần khi ký kết hợp đồng (trừ khi các bên có thoả thuận khác); hoặc thanh toán phí chuyển giao theo định kỳ; hoặc một hình thức thanh toán khác. Ví dụ: đối với thỏa thuận “li-xăng chéo”, A cho phép B sử dụng sáng chế X của A và đổi lại, B cho phép A sử dụng sáng chế Y của B, thay vì mỗi bên phải trả phí sử dụng cho bên kia.

Trên thực tế, cách tính phí chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ rất đa dạng. Như đối với chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, phí li-xăng có thể được tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu (doanh thu thuần từ sản phẩm hay dịch vụ mang nhãn hiệu được chuyển giao) hoặc giá bán sản phẩm (khoản tiền thu trên một đơn vị sản phẩm). Các bên cũng có thể thỏa thuận phí chuyển giao quyền sử dụng định kỳ theo tháng hoặc theo năm (áp dụng phổ biến với lĩnh vực dịch vụ thương mại) hoặc một khoản tiền thanh toán một lần (Lump Sum payment). Trên thực tế, phương thức truyền thống tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu hoặc giá bán sản phẩm vẫn chiếm đa so với trên 61% tổng các hợp đồng li-xăng. Mức tỷ lệ phần trăm là rất khác nhau trong các giao dịch li-xăng trong các lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, trong lĩnh vực may mặc, tỉ lệ 3% giá bán tịnh của sản phẩm mang nhãn hiệu được chuyển giao được áp dụng đồng nhất cho 12 hợp đồng li-xăng của J&p. Coats Limited (Scotland) chuyển giao cho Công ty liên doanh Coats Phong Phú (TPHCM) cho các sản phẩm chì mày, chỉ thêu tổng hợp, chỉ thêu tự nhiên và sợi thành phẩm. Các sản phẩm tiêu dùng như bột ngọt, cà phê, ca cao, chè, bánh kẹo, nước uống, nước khoáng có mức giá từ 1% - 5% giá bán tịnh của sản phẩm hoặc doanh thu thuần từ sản phẩm mang nhãn hiệu được chuyên giao. Các sản phẩm thuộc nhóm dược phẩm, chất tẩy rửa dùng cho vệ sinh cũng áp dụng các tỉ lệ linh hoạt từ 1% - 5% doanh thu, phổ biến là ở mức 5%. Đối với các sản phẩm điện tử, đồ phụ tùng ô tô, đồ nội thất, vật liệu xây dựng thì thông thường được áp dụng mức tỷ lệ thấp hơn, phổ biến ở mức dưới 1% doanh thu hoặc giá bán sản phẩm. Đối với lĩnh vực dịch vụ, tỉ lệ cao hơn cũng có thể được áp dụng, ví dụ hợp đồng li-xăng nhãn hiệu của Aptech Limited (Ấn độ) cho dịch vụ đào tạo công nghệ thông tin áp dụng tỉ lệ từ 12,5% đến 20% doanh thu từ dịch vụ mang nhãn hiệu được chuyển giao.

Pháp luật không giới hạn mức phí tối thiểu hay tối đa cho chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, do đó, các bên có quyền tự do thỏa thuận, thông thường dựa trên cơ sở ước tính hiệu quả kinh tế mà bên được chuyển quyền có thể thu được từ việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong nhiều hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mà các bên có quan hệ về mặt tổ chức (như giữa công ty mẹ và công ty con, giữa chi nhánh và công ty chính, giữa các công ty trong cùng tập đoàn...) hoặc có quan mật thiết trong kinh doanh, có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, vốn, quyền kiểm soát... thì bản chất của các mối quan hệ sè chi phối vấn đề giá chuyển giao quyền sử dụng, thậm chí, các bên có thể xác định một mức giá chỉ mang tính chất “tượng trưng”. Các bên có thể thỏa thuận về thời hạn, phương tiện và cách thức thanh toán. Ví dụ như trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu các nhãn hiệu “Traphaco” và “Traphaco, hình” đang được bảo hộ theo các GCN ĐKNH 118797, 196110, 196275 giữa bên giao là Công ty Cổ phần Traphaco (Hà Nội) và bên nhận là Công ty TNHH Traphaco Hưng Yên (Hưng Yên), các bên thỏa thuận “với giá miễn phí”.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên

Các bên lương hợp đồng có thể thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên với điều kiện không trái quy định của pháp luật. Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên thường có các nội dung sau:

Bên chuyển quyền có quyền: được nhận phí chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo mức và phương thức thanh toán mà các bên đã thoả thuận; có quyền cho phép hoặc không cho phép bên được chuyển quyền được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên thứ ba.

Bên chuyển quyền có nghĩa vụ:

- Chỉ được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi được pháp luật bảo hộ và trong thời hạn bảo hộ;

- Không được đưa ra những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển, đặc biệt là những điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc không để nhằm bảo vệ những quyền đó như: (i) cấm bên được chuyên quyên cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyên quyên phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cài tiên đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với cải tiến đó. Quy định này tạo điều kiện và khuyến khích bên được chuyển quyền phát huy sáng tạo, cải tiến các đối tượng sở hữu công nghiệp. (iii) Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của bên được chuyển quyền sang các vùng lãnh thổ mà bên chuyên quyên không nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp hoặc nắm độc quyền xuất khẩu các hàng hóa đó. Quy định này nhằm hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh của bên chuyển quyền đối với bên được chuyển quyền và người tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện cho những nước kém phát triển và những nước đang phát triển có cơ hội nhập khẩu hàng hoá. dịch vụ với giá rẻ do có sự cạnh tranh của cà bên chuyển quyền với bên được chuyển quyền và của các bên được chuyển quyền với nhau, (iv) Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện, thiết bị của bên chuyển quyền hoặc từ nguồn do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bào đàm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp. (v) Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền. Các điều khoản trong hợp đồng có nội dung như trên mặc nhiên bị vô hiệu vì được coi là những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền. Quy định này nhằm bảo vệ quyền của bên nhận chuyển quyền khỏi sự lạm dụng độc quyền của bên chuyển quyền, đồng thời để bảo vệ môi trường cạnh tranh nói chung.

- Bên được chuyển quyền có quyền: được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo phạm vi và thời hạn như đã thoả thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật; có thể chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên thứ ba đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp độc quyền.

- Bên được chuyển quyền có nghĩa vụ: (i) Ghi chỉ dẫn trên hàng hoá. bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu. Quy định này tạo điều kiện cho người tiêu dùng biết được xuất xứ hàng hoá cũng như chất lượng hàng hóa tương ứng với uy tín của nhà sản xuất vì khi chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên được chuyển quyền sẽ tạo dựng uy tín đối với khách hàng theo chất lượng hàng hoá, dịch vụ do mình cung cấp. (ii) Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật này, tức là bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế phải có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng các quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền đó theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này; bên được chuyển quyền phải trả chi phí sử dụng theo mức và phương thức mà các bên đã thoả thuận.

Những điều khoản trên chỉ là những nội dung tối thiểu thường có lương hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ thể có thể thỏa thuận thêm những điều khoản nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt nhất việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng như:

- Sửa đổi, đình chỉ, vô hiệu hợp đồng

Các bên có thể thỏa thuận về điều kiện để sửa đổi hợp đồng. Việc sửa đổi hợp đồng phải tuân theo các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị đình chỉ nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên chuyển quyền bị đình chỉ hoặc xảy ra sự kiện bất khả kháng làm cho hợp đồng không thể thực hiện được. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị vô hiệu nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên chuyển quyền bị huỷ bỏ.

- Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Các bên có thể thỏa thuận, lựa chọn giải quyết tranh chấp hợp đồng theo phương thức tự thương lượng, thông qua trọng tài, giải quyết ở tòa án hoặc kết hợp các phương thức trên.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.58785 sec| 1040.703 kb