Hàng giả là gì? Buôn bán hàng giả xử phạt như thế nào?
1- Hàng giả là gì?
Hàng giả là cách nói thông thường khi nói về loại hàng hóa "nhái", "sao chép" lại một loại hàng hóa khác. Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020, hàng giả bao gồm:
(i) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
(ii) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
(iii) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 Luật Dược 2016;
(iv) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
(v) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn: Giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; Giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; Giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
(vi) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Như vậy, pháp luật đã quy đi rõ ràng những trường hợp hàng hóa được coi là hàng giả trong hoạt động thương mại, sản xuất.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
2- Buôn bán hàng giả xử phạt như thế nào?
Theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả không đạt chất lượng hoặc hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, người vi phạm có thể bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm. Ngoài ra, còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, bị buộc tiêu hủy hàng hóa và tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh trong thời hạn nhất định.
Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 192, 193 và 194, với mức phạt tiền lên đến 1.000.000.000 đồng, hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Hàng giả là gì? Buôn bán hàng giả xử phạt như thế nào? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Hàng giả là gì? Buôn bán hàng giả xử phạt như thế nào? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.


TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm