Hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp
1- Khái niệm hoạt động thiết kế
Hoạt động thiết kế là một chức nàng tâm lý bắt buộc phải có ở bất kỳ loại hình hoạt động nào của xã hội. Các Mác đã xác định rằng nhà kiến trúc tốt nhất khác với con ong giỏi nhất ở chỗ trước khi xây tổ, anh ta đã xây nó trong óc mình. Kết quả cuối cùng đạt được trong lao động đã tồn tại trong biểu tượng của con người dưới dạng tưởng tượng. Như vậy, sản phẩm của hoạt động thiết kế bao giờ cũng là những biểu tượng của tư duy về quá trình và kết quả hoạt động của con người. Tất nhiên các quá trình và kết quả hoạt động ấy không phải đã được thực hiện mà sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Điều đó cũng có nghĩa là nhưng biểu tượng mới, những biểu tượng mang tính sáng tạo, được xây dựng thiết kế bằng hoạt động tích cực của tư duy.
Hoạt động thiết kế luôn diễn ra trong quá trình tố tụng. Những người tiến hành tố tụng cần phải hình dung và xác định cho được đối tượng bị tác động cụ thể là ai? ở đâu? diễn biến tình hình ra sao? có những khó khăn thuận lợi nào sẽ đến? ta cần phải hoạt động như thế nào? những mục tiêu nào cần đạt được? phải huy động lực lượng, phương tiện, phương pháp, chiến thuật nào? quy trình tiến hành hoạt động ra sao? Những tình huống nào cần phải đề phòng đối phó? tất cả cần phải được tính toán đầy đủ và chuẩn bị cụ thể. Kết quả cần phải được tính toán và chuẩn bị đó chính là kết quả của hoạt động thiết kế. Hoạt động thiết kế là tông hợp các thao tác tư duy nhằm xác lập kế hoạch hành động để đạt các mục đích đã dự định.
Có thể nói hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp là sự hình dung sơ bộ về các bước và kết quả của hoạt động tư pháp.
Bản chất của hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp thể hiện ở chỗ trước khi bắt tay vào thực hiện một dạng hoạt động tư pháp nào đó, những người tiến hành tố tụng đã xầy dựng trong đầu mình một mô hình hoạt động trong thực tiễn, đã xác định được tương đối cụ thể kết quả hoạt động của mình.
2- Mục đích của hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp
Hoạt động thiết kế nhằm tạo điều kiện để kế hoạch hóa:
- Hoạt động khởi tố;
- Hoạt động điều tra;
- Hoạt động truy tố;
- Hoạt động xét xử;
- Hoạt động giáo dục công dân;
- Hoạt động thi hành án;
- Hoạt động đấu ttanh chống, phòng ngừa tình ttạng phạm tội.
Như vậy hoạt động thiết kế chủ yếu diễn ra trên cơ sở hai quá trình tư duy và tưởng tượng. Bằng các thao tác tư duy như phân tích, tồng hợp, so sánh, khái quát hóa... con người nắm được bản chất của sự kiện, tình huống, xác định được nhiệm vụ và trên cơ sở đó lập kế hoạch hành động.
3- Các bước của hoạt động thiết kế
Hoạt động thiết kế được tiến hành qua ba bước cơ bản là hoạt động dự đoán, hoạt động lập kế hoạch và hoạt động ra quyết định.
(i) Dự đoán
Dự đoán là hoạt động tư duy đặc biệt nhằm dự đoán trước diễn biến, kết quả của các quá trình trong hoạt động tư pháp.
Không thể dự đoán trước kết quả cuối cùng một cách tuyết đối. Dự đoán có thể hướng đến nghiên cứu quá trình phát triển của sự kiện đã xảy ra và cũng như những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Quá trình dự đoán về các hoạt động tương lai được gọi là sự tiên đoán- nhìn thấy trước. Một hình thức đặc biệt của sự tiên đoán là sự linh cảm trước về kết quả của hoạt động tư pháp. Sự linh cảm trước kết quả của hoạt động chỉ có thể hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm phong phú về quá trình tố tụng.
Hoạt động dự đoán chỉ đạt kết quả, khi các chủ thể tiến hành dự đoán tuân thủ những yêu cầu sau:
- Phải có đầy đủ cơ sở về sự kiện;
- Không thành kiến, định kiến với các sự việc, sự kiện;
- Hiểu biết rõ ràng các mục đích của dự đoán;
- Sử dụng đúng các phương pháp dự đoán cụ thể.
Hoạt động dự đoán được thực hiện với sự hỗ trợ của các phương pháp sau đây:
- Phương pháp khoanh vùng:
Việc khoanh vùng đối tượng nghiên cứu để rồi từ đó rút ra kết quả dự đoán là cách làm phổ biến của hoạt động tư pháp. Sự quy vùng, quy điểm hoạt động, giúp ta gạt bỏ được những hoạt động thừa mất thời gian trong quá trình tố tụng.
- Phương pháp phản xạ:
Phương pháp này đôi khi được sử dụng để phán đoán về một số sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở của những thông tin nhất định. Đòi hỏi những người tiến hành tố tụng khi phán đoán phải có những phẩm chất tâm lý ổn định và có trình độ chuyên môn tốt.
Hoạt động dự đoán có ba hướng cơ bản:
- Trước hết nó nhằm dự đoán về những hành động cho bản thân;
- Dự đoán nhằm tổ chức hành động của những người tham gia tố tụng;
- Nhằm dự đoán trước hoạt động của những người tham gia tố tụng và đoán trước các hành động chống đối, phản ứng của họ.
Hoạt động dự đoán có một ý nghĩa quan trọng, đó là dựa vào việc dự đoán, mà những người tiến hành tố tụng luôn luôn chủ động và tìm ra cách xử sự phù hợp đối với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong từng giai đoạn tố tụng.
(ii) Lập kế hoạch
Sau hoạt động dự đoán, hoạt động lập kế hoạch được gọi là giai đoạn hết sức quan trọng của hoạt động thiết kế
Lập kế hoạch là việc vạch các phương hướng và các bước hành động cụ thể để đạt được các hoạt động đã dự định, cũng như xác định các phương tiện, điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động này.
Có thể nói hoạt động lập kế hoạch là sự kết hợp các yếu tố của hoạt động nhận thức với các yếu tố của hoạt động thiết kế của những người tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo cho sự phát triển tọàn bộ các thành chức năng tâm lý của hoạt động tư pháp.
Lập kế hoạch đề cập đến các vấn đề cơ bản sau đây:
- Trước hết hoạt động lập kế hoạch được thực hiện nhằm xác minh, kiểm tra, phân tích và tổng hợp các chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật của vụ án;
- Hoạt động lập kế hoạch đề cập đến quá trình nghiên cứu các giả định đã đặt ra trong khi kiểm tra, phân tích, tổng hợp các sự kiện được xác minh;
- Hoạt động lập kế hoạch được thực hiện để ngăn chặn tội phạm, xoá bỏ các điều kiện tái phạm tội;
- Hoạt động lập kế hoạch còn nhằm tạo ra khả năng hoạt động một cách liên tục, đồng bộ của những người tiến hành tố tụng trong quá trình tố tụng.
Hoạt động lập kế hoạch có thể được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của hoạt động tư pháp. Tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn của hoạt động, mà hoạt động này được thực hiện ở những mức độ khác nhau.
giai đoạn hết sức quan trọng của hoạt động thiết kế
Lập kế hoạch là việc vạch các phương hướng và các bước hành động cụ thể để đạt được các hoạt động đã dự định, cũng như xác định các phương tiện, điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động này.
Có thể nói hoạt động lập kế hoạch là sự kết hợp các yếu tố của hoạt động nhận thức với các yếu tố của hoạt động thiết kế của những người tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo cho sự phát triển tọàn bộ các thành chức năng tâm lý của hoạt động tư pháp.
Lập kể hoạch đề cập đến các vấn đề cơ bản sau đây:
- Trước hết hoạt động lập kế hoạch được thực hiện nhằm xác minh, kiểm tra, phân tích và tổng hợp các chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật của vụ án;
- Hoạt động lập kế hoạch đề cập đến quá trình nghiên cứu các giả định đã đặt ra trong khi kiểm tra, phân tích, tổng hợp các sự kiện được xác minh;
- Hoạt động lập kế hoạch được thực hiện để ngăn chặn tội phạm, xoá bỏ các điều kiện tái phạm tội;
- Hoạt động lập kế hoạch còn nhằm tạo ra khả năng hoạt động một cách liên tục, đồng bộ của những người tiến hành tố tụng trong quá trình tố tụng.
Hoạt động lập kế hoạch có thể được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của hoạt động tư pháp. Tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn của hoạt động, mà hoạt động này được thực hiện ở những mức độ khác nhau.
Để thực hiện tốt hoạt động lập kế hoạch, điều trước tiên là phải thực hiện tốt hoạt động dự đoán. Chỉ có dự liệu trước tất cả các diễn biến, các tình huống có thể xảy ra trong hoạt động tư pháp thì mới có thể bố trí, sấp xếp và áp dụng phương pháp để thực hiện các hoạt động này.
(iii) Ra quyết định
Ra quyết định là một giai đoạn của hoạt động thiết kế. Hoạt động nhận thức sau khi đã được thực hiện, sẽ được đánh dấu bằng sự ghi nhận những đánh giá cụ thể về các đối tượng nhận thức. Còn kết quả đánh giá đối tượng là cơ sở cho các hoạt động tiếp theo của hoạt động tư pháp. Chính trong giai đoạn đánh giá các đối tượng nhận thức, bước ra quyết định của hoạt động thiết kế bắt đầu được biểu hiện. Hoạt động này nhằm đảm bảo quá trình xác minh các chứng~uứ và ra quyết định trên cơ sở đánh giá, phân tích, tổng hợp toàn bộ các chứng cứ đã thu thập được.
Vậy, hoạt động ra quyết định là việc hình thành một quyết định, hoặc một bản án cụ thể trên cơ sở xem xét, hoặc so sánh đối chiếu các chứng cứ đã được xác định của vụ án với các điều luật cụ thể, sao cho phù hợp với diễn biến của quá trình tố tụng.
Ra quyết định là hành động ý chí đảm bảo quá trình xác minh sự thật về vụ án. Các hành động ý chí phức tạp bao gồm những giai đoạn sau:
- Xác định mục đích và hướng tới đạt được mục đích;
- Nhận thức khả năng và phương tiện đạt mục đích;
- Phân tích các động cơ;
- Ra quyết định;
- Khắc phục những khó khăn chủ quan và khách quan nảy sinh trong khi thực hiện quyết định.
Khi ra quyết định, cần phải so sánh mô hình sự kiện cũng như các sự kiện đã được xác định với luật tố tụng và luật hình sự, dân sự... Nhờ đó mới có thể giải quyết thoả đáng các vấn đề như :
- Khả năng tố tụng của việc thực hiện hành động;
- Các điều kiện cần thiết để thực hiện hành động;
- Giải quyết vấn đề về phương tiện cần thiết để thực hiện hành động.
Trong mọi trường hợp quá trình ra quyết định luôn luôn diễn ra sau khi hình thành niềm tin. Niềm tin là kết quả của sự phát triển của các quá trình và trạng thái tâm lý nhất định, là kết quả của các thao tác tư duy.
Cấu trúc niềm tin gồm các thành phần: Sự hiểu biết, thái độ đối với sự thật; cảm giác tin tưởng, thái độ chủ quan đối với các sự việc (tích cực hay tiêu cực); tinh thần chủ động hành động.
Trong quá trình hình thành niềm tin, các trạng thái tâm lý luôn luôn thay đổi theo quy luật và diễn ra như sau: Bước đầu là trạng thái nghi ngờ và có vài phương án. Trạng thái này xuất hiện vì ban đầu thiếu các thông tin cần thiết, nên phân tích các chứng cứ gặp nhiều khó khăn; bước thứ hai, sau khi đã có tương đối đủ chứng cứ, khả năng phân tích, tổng hợp các chứng cứ đã khá rõ ràng, niềm tin bắt đầu xuất hiện song còn mong manh; bước thứ ba sau khi đã nhận thức được đầy đủ các chứng cứ và tìm ra cách thức, nguyên tắc thu thập, khái quát cũng như phân tích thông tin, thì sự nghi ngờ, không tin tưởng mất đi, đồng thời xuất hiện trạng thái tâm lý hưng phấn, tin tưởng. Niềm tin được củng cố và giữ vai trò quyết định trong các thao tác tư duy.
Để chuyển từ sự nghi ngờ sang sự tin tưởng chúng ta cần áp dụng các phương pháp ra quyết định sau:
- Phương pháp “thử nghiệm” và “sai”;
- Phương pháp chọn sơ bộ các phương án;
- Phương pháp dự đoán tối ưu.
Trong hoạt động tố tụng còn áp dụng phương pháp giải quyết tập thể các vấn đề nảy sinh. Điều kiện tất yếu thực tế của việc áp dụng phương pháp này là giữa các thành viên tham gia giải quyết vấn đề được đảm bảo sự bình đẳng.
Vậy hoạt động thiết kế được thực hiện dần dần từng bước, từng giai đoạn. Như đã trình bày ở phần trên dự đoán, lập kế hoạch và ra những quyết định cần thiết trong quá trình điều tra, xét xử vụ án dựa trên cơ sở của hoạt động nhận thức. Do tính chất tìm kiếm, mò mẫm trong quá trình nhận thức chúng ta không thể dự đoán, và lập kế hoạch hoạt động cũng như xác định trước những quyết định cần phải đưa ra trong toàn bộ quá trình hoạt động. Mà chúng ta chỉ có thể tiến hành dần dần từng bước. Ví dụ: trong vụ án hình sự khi có những căn cứ cần thiết có thể ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam bị can. Nhưng có thể truy tố và xét xử người đó hay không? Chúng ta chỉ có thể trả lời câu hỏi này khi đã kết thúc điều tra vụ án, sau khi đã làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án.
Tổng hợp từ Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm