Hoạt động tổ chức trong hoạt động tư pháp

04/03/2023
Hoạt động tổ chức là hoạt động hướng đến tạo ra điểu kiện tối ưu đế thực hiện các dạng hoạt động còn lại, cũng như định trước nhiều kế hoạch hoạt động. Hoạt động tổ chức đóng vai trò điều hành toàn bộ quá trình hoạt động. Nó bao gồm các bước như xác định nhiệm vụ, phương pháp, phương tiện thực hiện hoạt động và phân công người trong từng bước của quá trình hoạt động.

1- Khái niệm hoạt động tổ chức

Bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào của xã hội, bất kỳ một dạng hoạt động nào của hoạt động bảo vệ pháp luật đều cần phải có hoạt động tổ chức. Hoạt động tổ chức tồn tại cả trong hoạt động nhận thức, hoạt động thiết kế, hoạt động giáo dục, hoạt động giao tiếp, hoạt động chứng nhận. Để tiến hành trong thực tiễn các hoạt động tìm kiếm, thu thập tin tức phục vụ cho công cuộc bảo vệ an ninh và trật tự an toàn xã hội, cũng như tiến hành hoạt động dự báo, ra quyết định, lập kế hoạch hoạt động, hoặc tiến hành hoạt động giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, phòng ngừa tội phạm, giáo dục cải tạo phạm nhân... Các cán bộ tư pháp nhất định phải tiến hành hoạt động tổ chức.

Hoạt động tổ chức đóng vai trò điều hành toàn bộ quá trình hoạt động. Nó bao gồm các bước như xác định nhiệm vụ, phương pháp, phương tiện thực hiện hoạt động và phân công người trong từng bước của quá trình hoạt động.

Hoạt động tổ chức là hoạt động hướng đến tạo ra điểu kiện tối ưu đế thực hiện các dạng hoạt động còn lại, cũng như định trước nhiều kế hoạch hoạt động.

2- Đặc điểm của hoạt động tổ chức trong hoạt động tư pháp

Hoạt động tổ chức nhằm tổ chức hoạt động của các cán bộ tư pháp trong quá trình thực hiện các chức năng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Hoạt động tổ chức trong hoạt động tư pháp có những nét đặc trưng sau:

- Hoạt động tổ chức là việc tổ chức tiến hành một cách đồng bộ nhiều kế hoạch, thành phần của các dạng hoạt động khác như kế hoạch tìm kiếm chứng cứ để giải quyết vụ án, kế hoạch phân tích các chứng cứ, ra quyết định;

- Tính chất tìm tòi sáng tạo của hoạt động nhận thức là một đặc điểm quan trọng của hoạt động tư pháp. Hoạt động này chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi nó được tổ chức kỹ càng và người tiến hành phải có năng lực tổ chức;

- Sự tồn tại các tình huống xung đột khác nhau trong giao tiếp, đòi hỏi việc tổ chức hoạt động trong những tình huống này phải chặt chẽ và phải xây dựng kế hoạch hành động tốt để khắc phục, vượt qua những tình huống xung đột;

- Nhiều chủ thể cùng tham gia vào hoạt động tư pháp với mục đích khác nhau. Do đó để mỗi người thực hiện tốt chức năng của mình phải có sự tổ chức phối hợp tất cả các hoạt động giữa các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, giám định viên, luật sư, các cán bộ thanh tra và những người có chức năng liên quan;

- Tính căng thẳng của hoạt động tư duy. Do trong một thời gian ngắn, cán bộ tư pháp phải giải quyết nhiều nhiệm vụ tư duy. Các nhiệm vụ này chỉ được giải quyết khi có sự tổ chức một cách khoa học quá trình tư duy và tổ chức tốt tất cả các hành động;

- Tính chất chu kỳ và mức độ căng thẳng khác nhau của hoạt động cũng là một đặc điểm nổi bật của hoạt động tư pháp.

3- Các bước của hoạt động tổ chức trong hoạt động tư pháp

Hoạt động tổ chức trong hoạt động tư pháp được tiến hành qua các bước sau:

- Xác định nhiệm vụ phát sinh trong hoạt động tư pháp;

- Lựa chọn phương pháp, phương tiện và người giải quyết các nhiệm vụ đã được xác định;

- Thu thập phương tiện và triệu tập những người tham gia hoạt động;

- Phân công nhiệm vụ cho từng người với những phương tiện cần thiết sao cho phù hợp với chức năng tố tụng để giải quyết từng nhiệm vụ cụ thể;

- Thông báo sơ bộ về nội dung hoạt động cần tiến hành; phương hướng, cách thức và phương tiện cần thiết để thực hiện hoạt động; các bước cụ thể của hoạt động;

- Giải thích cho những người tham gia về các chi tiết cần lưu ý trong khi tiến hành, giải thích rõ nhiệm vụ và những thắc mắc liên quan;

- Phối hợp hành động với các cơ quan hữu quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành động đã định;

- Kiểm tra, giám sát sự tiến triển trong hành động của những người được giao nhiệm vụ, đồng thời kiểm tra tinh thần trách nhiệm thi hành nhiệm vụ;

- Thống nhất hành động của những người được giao các nhiệm vụ khác nhau vào mục đích chủ yếu của hoạt động;

- Thu thập, nghiên cứu và xử lý những thông tin về hoạt động cần tiến hành;

- Đánh giá, phân tích, so sánh kết quả hành động với nhiệm vụ hành động đã vạch ra, thảo luận về kết quả hành động đã tiến hành;

- Tiến hành tổng kiểm tra toàn bộ các bước hành động, ra quyết định hành động bổ sung nếu cần để thực hiện nhiệm vụ đã định;

- Ra kết luận cuối cùng về việc thực hiện các kế hoạch đã đặt ra. Có thể quyết định lặp lại hoạt động trong trường hợp cần thiết hay thay đổi điều kiện, người tham gia và phương tiện.

Hiểu biết các bước của hoạt động tổ chức sẽ giúp chúng ta tránh được sai sót trong từng hoạt động cụ thể và sẽ đạt kết quả mong muốn.

Tổng hợp từ Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác.

0 bình luận, đánh giá về Hoạt động tổ chức trong hoạt động tư pháp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.43675 sec| 955.117 kb