Học thuyết Đức trị của Nho giáo

"Làm Chính trị mà dùng Đức thì như Sao Bắc Đẩu, cứ tưởng đứng nguyên một chỗ mà các Sao khác phải hướng về chầu hầu".

Khổng tử, năm 551 - 479 TCN, còn gọi là Khổng Phu Tử, triết gia, chính trị gia thời Xuân Thu (Trung Quốc)

Học thuyết Đức trị của Nho giáo

Phương thức Cai trị bằng Đạo đức (“điều hành chính sự bằng đạo đức") tại Trung Quốc đã xuất hiện từ thời Tây Chu (năm 1066 - 771 TCN), tới thời Xuân Thu (năm 722 - 481 TCN) phương thức cai trị này đã được Khổng Tử đúc kết, nâng lên thành Học thuyết Đức trị.

Khổng Tử chỉ ra: “Cai trị dân mà dùng Đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng Lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục. Bề trên trọng Lễ thì dân không ai dám không tôn kính, bề trên trọng Nghĩa thì dân không ai dám không phục tùng, bề trên trọng Tín thì dân không ai dám không ăn ở hết lòng”.

Khổng Tử cho rằng thi hành Đức trị: “phải thận trọng trong công việc và phải trung thực, tiết kiệm trong việc chỉ dùng, thương người, sử dụng sức dân phải vào những thời gian thích hợp”. Để có xã hội đức trị, từ Vua Quan cho đến Dân chúng đều phải tự sửa mình phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.

Liên hệ

NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ XÃ HỘI

Chính danh
Mỗi người nhận thức, hành động đúng địa vị của mình: Vua phải theo đạo Vua, Tôi phải theo đạo Tôi, Cha phải theo đạo Cha, Con phải theo đạo Con, Chồng phải theo đạo Chồng, Vợ phải theo đạo Vợ.
Văn trị - Lễ trị - Nhân trị
Văn trị là cai trị bằng tri thức. Lễ trị dùng các nghi lễ, các quy tắc trong quan hệ giữa người và người, tạo ra một xã hội hài hòa. Nhân trị là trị quốc bằng lòng nhân ái. Đức trị là cai trị bằng đạo đức Lãnh đạo.
Công bằng xã hội
Nguyên lý công bằng xã hội: được đề cao. Sự không công bằng là mầm mống của rối loạn xã hội. Khổng Tử đã nói: "Không lo thiếu mà lo không đều, Không lo nghèo mà lo dân không yên".

I- SƠ LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT ĐỨC TRỊ

Khổng Tử (khoảng năm 551 đến năm 479 TCN), tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người Ấp Trâu, nước Lỗ. Khổng tử là nhà Triết học, nhà Chính trị học và là nhà Giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc. 

Học thuyết Đức trị: trong lịch sử tư tưởng chính trị, Khổng Tử không phải là người đầu tiên chủ trương dùng Đạo đức để Cai trị (Quản trị), nghĩa là dùng Đức để đức để cảm hóa, giáo dục dân thành người tốt, làm cho dân theo, cũng là cách thức tạo được hạnh phúc cho dân, nhờ đó đất nước mới thịnh trị. Thế nhưng, phải đến Khổng Tử thì Nho giáo nói chung và chủ trương dùng Đức trong Cai trị dân mới được đúc kết và nâng lên thành Học thuyết Đức trị.

Khổng Tử cho rằng: “Cai trị dân mà dùng Đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng Lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục. Hơn nữa, bề trên trọng Lễ thì dân không ai dám không tôn kính, bề trên trọng Nghĩa thì dân không ai dám không phục tùng, bề trên trọng Tín thì dân không ai dám không ăn ở hết lòng”. Khổng Tử cũng chỉ ra rằng, thi hành đường lối Đức trị là: “phải thận trọng trong công việc và phải trung thực, tiết kiệm trong việc chi dùng, thương người, sử dụng sức dân phải vào những thời gian thích hợp”. Theo Khổng Tử, để có một xã hội Đức trị, từ Vua Quan cho tới Dân chúng đều phải tự sửa mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.

Học thuyết Đức trị nhấn mạnh các điểm: một là, mục đích tối cao của cai trị là ‘‘yên bách tính"; hai là, người điều hành chính sự phải yên dân bằng cách ban ân huệ cho dân và coi  sự giàu có của dân chúng là quan trọng; sai khiến dân phải hợp thời; dùng lễ, nhạc để giáo hóa dân chúng; phải biến thông cảm, đồng tình với dân chúng; không nên đối xử bạo ngược với dân chúng; cần đề bạt hiền tài; ba là, gười cai trị cần trung thành, cần mẫn; bốn là, người cai trị cần liêm khiết, chí công vô tư.

Khổng Tử cho rằng, trong Đạo làm người, Chính trị là việc lớn. Đồng thời, đối với con người mau thành đạt nhất chính là Chính trị. Chính trị là nơi kỳ vọng nhất của Nho gia. Khổng Tử là người đề cập nhiều nhất đến tư cách người cầm quyền, đến bổn phận của họ là phải sửa mình, phải làm gương cho dân, giáo hóa dân. Khổng tử nhấn mạnh đến mối quan hệ không tách rời Đạo đức và Chính trị. Có thể nói, Khổng tử đã Đạo đức hóa Chính trị. Ông phê phán xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu là một xã hội “Vô đạo” và ông muốn lập lại một xã hội “Có đạo”.

Mạnh Tử, một nhà tư tưởng thời Chiến Quốc (403 - 221 TCN), kế thừa Học thuyết Đức trị của Khổng Tử, phát triển thêm giải thích Nguồn gốc của đạo đức để chứng minh rằng: dùng đạo đức cai trị là lẽ tự nhiên hợp với quy luật. Theo Mạnh Tử, con người sinh ra đã có sẵn tính Thiện, được biểu hiện thông qua các cảm xúc tự nhiên là yêu mến, thương xót, hổ thẹn, căm ghét, nhường nhịn, biết phải trái. Những cảm xúc đó chính là đầu mối, là cơ sở của đạo đức.

Xem thêm: Hình mẫu Quân tử trong Nho giáo

II- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐỨC TRỊ

Đạo đức: ở đây không hẳn theo nghĩa thông thường trong ngôn ngữ hàng ngày của mỗi người để đánh giá, nhận xét hành vi, xử sự của chính mình hoặc của người xung quanh như tốt xấu, phải trái, đúng sai... mà là thuộc tính của chung trời đất. Nho giáo nhìn mọi thứ đều qua lăng kính đạo đức. Có thể nói, Đức là Thế giới quan của Nho giáo, đồng thời là phương châm Trị quốc.

Khổng Tử nói: “làm chính trị bằng đức độ cũng ví như Sao Bắc đẩu, cứ tưởng đứng nguyên một chỗ mà các Sao khác phải hướng về chầu hầu”, và: "Cai trị dân bằng chính lệnh, đưa dân vào khuân khổ phép bằng hình phạt, người dân sợ mà tránh điều tội lỗi nhưng trở nên vô sỉ. Dắt dân dân bằng đức độ, đưa dân vào khuôn phép bằng Lễ, người dân sẽ biết xấy hổ mà không làm bậy, mà lại có chí hướng vươn lên đến chỗ hoàn thiện (Luận ngữ - vi chính).

Quan niệm Đức trị của Khổng Tử thể hiện rất rõ ràng chủ trương duy trì, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế. Khổng Tử lên án hà lạm, tắc trách, quá đáng của chế độ đó để làm mất lòng dân có thể dẫn đến sự suy vong của chế độ mà ông mong muốn hết lòng phục vụ. Trong tư duy của Khổng Tử có sự phân biệt rất rõ ràng người cầm quyền và người dân là tầng lớp bị trị. Khổng Tử nhấn mạnh đến kẻ sang - người hèn và chức phận của người dân phục tùng nhà cầm quyền. Ông ví: Đức của người cầm quyền như ngọn gió, còn Đức của người dân như ngọn cỏ và gió thổi chiều nào thì ngọn cỏ phải ngả theo chiều đó.

Giáo dục: Khổng Tử quan tâm đến việc cải thiện hoàn cảnh kinh tế của nhân dân, phải làm cho dân giàu lên và phải giáo hóa họ. Chủ trương Đức trị và Lễ giáo của Khổng Tử có mục đính chính trị rất rõ ràng: ổn định trật tự xã hội, thuần hóa dân chúng. Mặt khác, Khổng Tử phản đối nền chính trị hà khắc, tàn bạo dễ làm cho dân chúng oán hận mà chống đối.

Quân tử: là hình mẫu con người lý tưởng theo nhân sinh quan của Nho giáo phù hợp với phương thức Cai trị xã hội Đức trị. Trước thời Khổng Tử đã xuất hiện khái niệm Quân tử. Nhưng khi đó, Quân tử trỉ địa vị trong xã hội, chứ không chỉ phẩm tính con người. Người có phận cao (giai cấp quý tộc) cai trị dân, có đức hay không đều gọi là Quân tử. Đến thời mình, Khổng Tử đã đề ra những tiêu chuẩn về tài đức, về tư cách phẩm chất để thành Quân tử đáng được nắm quyền trị dân, nhờ đó tiếng Quân tử không còn thuần tuý chỉ Người cầm quyền như trước, mà có nghĩa chỉ Người có Đức dù họ cầm quyền hay không. 

Ngũ luân, Ngũ thường: trong xã hội có các 05 mối quan hệ cơ bản, gọi là Ngũ Luân, gồm: Vua - Tôi, Cha - Con, Vợ - Chồng, Anh - Em, Bạn bè. 03 mối quan hệ đầu trong Ngũ luân là quan trọng nhất, gọi là Tam cương: Vua - Tôi, Cha - Con, Vợ - Chồng.  Để thực hiện tốt 05 mối quan hệ này cần có 05 đức tính, gọi là Ngũ Thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. 

Nhân và Lễ: Nho giáo coi chữ Nhân là đạo đức hoàn thiện nhất của con người. Lễ tức là sự duy trì đẳng cấp: trên, dưới, tôn, ty, như một ngày biết nén mình theo Lễ thì thiên hạ sẽ qui về Nhân. Các triết gia Nho giáo đã xuất phát từ Nhân và Lễ phát triển thành hệ thống triết học chính trị, triết học đạo đức và triết học lịch sử. Nho giáo cho rằng, việc thực thi chữ Nhân không phải là việc làm khó khăn, mà nó chính là sự thể hiện ở những phép tắc ứng xử trong quan hệ xã hội của mỗi cá nhân, trong mối quan hệ ứng xử đó đòi hỏi mỗii người phải nhận lấy những trách nhiệm của mình trong mỗi trường hợp cư xử, ở mỗi cá nhân trong từng điều kiện cụ thể chứ không ở đâu khác.

Cơ sở tư tưởng Đức trị suy đến cùng là lòng thương yêu con người, lòng tin ở bản tính con người có thể cảm hoá được. Khổng Tử quan niệm phép trị dân "cần gì phải dùng biện pháp giết người? Đức hạnh của người quân tử (người trị dân) như gió, mà đức hạnh của dân như cỏ. Gió thổi thì cỏ tất rạp xuống". Khổng Tử dạy học trò: "Xử kiện thì ta cũng như người khác thôi; phải làm sao (dạy dân phải biết nghĩa vụ nhường nhịn) cho dân không kiện nhau (thì mới hơn chứ)".

Hiếu (孝) và Đễ (悌): Hiếu - bộ lão ở trên bộ tử - con cái, nghĩa là hết lòng phụng dưỡng cha mẹ hay là đạo lý phụng thờ cha mẹ. Đễ được tạo thành bởi chữ Tâm (心) - trái tim, tấm lòng, là kính nhường và chữ Đệ (弟) - em trai, ý nghĩa rằng, anh trai quan tâm, chăm nom cho em. Trong tim người anh có người em, chính là sự yêu thương chân thành giữa anh và em. Theo Khổng Tử, làm người trước hết phải có Hiếu Nghĩa, phải đền ơn sinh thành. Khổng Tử đề cao đức Hiếu, bởi làm người phải có lòng kính yêu cha mẹ và người thân trong nhà, thì mới biết yêu thương người ngoài, yêu thương đồng loại. Khổng Tử trả lời Tử Du hỏi về đạo hiếu: "Ngày nay người ta cho hiếu là có thể nuôi cha mẹ, nhưng đến chó ngựa kia người ta cũng nuôi, nếu không kính cha mẹ thì có khác gì?""Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra. Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân…".

Hiếu Đức như vậy không phải chỉ là nuôi dưỡng cha mẹ, mà là chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ với sự thành kính, sự yêu thương thật sự. Mặc dù coi trọng Hiếu Đức, nhưng quan niệm của Khổng Tử không khắt khe, nghiệt ngã, một chiều mà rất đúng mực "Thờ cha mẹ, nên nhỏ nhẹ khuyên can; nếu thấy cha mẹ không theo ý mình thì vẫn cung kính mà không xúc phạm cha mẹ; tuy khó nhọc, lo buồn nhưng không được oán hận"

Nghĩa (義): thể hiện vai trò trách, trách nhiệm của con người với người, giữa người với đời, với xã hội. Nghĩa là chỉ làm và nên làm những việc nhằm duy trì đạo lý, lẽ phải. Nho giáo không đưa ra một định nghĩa cụ thể về Nghĩa, nhưng có thể hiểu, Nghĩa bao gồm những cái cao thượng, chính trực, tốt đẹp và phù hợp với Nhân và Lễ. Khổng tử cho rằng: Nghĩa cũng là sống cho mọi người chứ không chỉ sống cho riêng cá nhân mình. Có những việc có thể họ chưa biết hành xử sao cho đúng với Lễ nghi, nhưng giá trị thực trong con người thực của họ qua những việc làm Nghĩa thì sẽ được mọi người người trong xã hội nhận ra và tôn trọng. Còn hơn là những Lễ nghi mang tính chất hình thức mà không có Nghĩa.

Trí (智) và Tín (信): Khổng Tử quan niệm về Đức không phải biệt lập mà là trong sự thống nhất chặt chẽ không tách rời với Trí (tri thức, tài năng). Quan niệm này thực sự nhất quán từ Khổng Tử: "chất phác thẳng thắn văn nhã thì là người quê mùa; văn nhã thẳng thắn chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư); văn và chất đều nhau mới là người quân tử".

Nếu muốn làm được việc Nghĩa thì phải có Trí, phải có một sự hiểu biết nhất định ở xã hội. Có Nhân, Nghĩa mà không có Trí thì chẳng khác nào một người lính ra trận chỉ có áo giáp mà không có gươm, đao, chỉ bảo vệ được mình mà không bảo vê được người khác. Sống ở đời nếu chí sống cho riêng ta thì đơn giản quá, mà muốn giúp đỡ được người khác tất mình phải có Tài. Có Trí mà không có Tín thì chưa phải là điều tốt. Ai đó có Tài nhưng lại không có được Tín (uy tín, lòng tin) đối với người khác thì cũng chẳng được ai tôn trọng. 

Tính thiện: sau Hiếu, Đễ, nói đến Đức là nói đến Tính Thiện. Khổng Tử quan niệm: "Bản tính tốt chẳng phải học tập theo cổ nhân mà cũng tốt, nhưng không đạt được mức tinh vi của đạo". Người có Đức, có tính Thiện thì: "thấy việc thiện thì vội vàng như đuổi theo không kịp, thấy việc bất thiện thì như nhúng tay vào nước sôi" . Nhưng điều chủ yếu "Đức" không phải chỉ là thiện đức mà là hành động. Khổng Tử nói: "Biết (đạo lý) không bằng thích nó, thích nó không bằng vui làm theo nó""nghe được điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi đó là những mối lo của ta". Như vậy, Đức là lời nói đi đôi với việc làm đúng như Khổng Tử đã nói: "Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà không làm được", và: "Quân tử chậm chạp (thận trọng) về lời nói, mà mau mắn về việc làm".

Đức và Hình: Khổng Tử chỉ tin vào Đức chứ không tin vào Hình, bởi "dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo đức để dắt dẫn dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại theo đường chính"

Là người hết sức coi trọng đạo đức, trong hoạt động của mình Khổng Tử bao giờ cũng hành xử theo đúng những chuẩn mực đạo đức mà ông tôn thờ, coi trọng và ra sức tuyên truyền nó trong xã hội, cho dù đời ông như chúng ta biết hết sức long đong, lận đận. Khổng Tử cho rằng: "Người có đức thì không cô độc, tất có người đồng đạo kết bạn với mình như ở đâu thì có láng giềng ở đó" . Với ông "sáng được nghe đạo lý, tối chết cũng được (không hận)". Bởi vậy, lẽ sống của Khổng Tử là "để tâm chí vào đạo, giữ gìn đức hạnh, nương theo điều nhân, vui với lục nghệ". Chính vì thế mà khi gặp nguy ở nước Tống bị quan tư mã là Hoàn Khôi tìm cách hãm hại, Khổng Tử thản nhiên nói: "Trời cho ta có phẩm đức, Hoàn Khôi làm gì được ta", hoặc khi ông đau nặng, Tử Lộ xin phép cầu đảo, Khổng Tử nói: "Khâu này cầu đảo từ lâu rồi" (ý nói ăn ở phải đạo thì chẳng cần phải cầu đảo). Thế mới biết ông tin và coi trọng đạo đức đến mức nào.

Tuy Khổng Tử nói nhiều về Đức, tin vào Đức và đề cao về Đức, nhưng ông cũng nhận thấy rằng, xã hội đang thiếu Đức một cách nghiêm trọng. Chính là thực tế xã hội và cuộc sống đã khiến ông phải buông ra những lời than thở: "Ta chưa thấy ai hiếu đức bằng hiếu sắc", "Học ba năm mà không có ý cầu bổng lộc, dễ được mấy người?", và: "Trung dung là Đức cực đẹp vậy. Từ lâu rồi, người ta ít có Đức đó".

Ngay đối với lớp học trò được Khổng tử đào tạo theo lý tưởng đạo đức của mình, ông cũng phải thừa nhận: "Anh Hồi (Nhan Uyên) lòng ba tháng không lìa đạo nhân, còn các anh khác chỉ được một ngày, một tháng là cùng". Có lần ông nói với Tử Lộ rằng: "người biết Đạo đức (nghĩa lý) ít lắm". Sống trong một xã hội "vô đạo", loạn lạc như vậy, một xã hội mà đầy rẫy những cảnh phản loạn, tàn bạo, dâm bôn, đạo đức suy vi, phần nhiều giả dối, nói mà không làm, nhưng Khổng Tử với lòng yêu thương con người thắm thiết, vẫn tin ở con người, tin ở học thuyết của mình có thể cứu vớt cuộc đời.

Với Khổng tử: "Người ta không thể làm bạn với cầm thú; ta không sống chung với người trong xã hội này thì sống chung với ai? Nếu thiên hạ thịnh trị thì Khâu này cần gì phải đổi nữa?". Trên cơ sở đó, mà Khổng Tử đã đề xuất đường lối Đức trị - Trị nước bằng Đạo đức.

Nguyễn Hiến Lê nhận xét: "Khổng Tử là người đầu tiên nói nhiều nhất đến tư cách người cầm quyền, đến bổn phận họ phải sửa mình, phải làm gương cho dân, phải giáo hoá dân. Ông không tách rời Đạo đức và Chính trị, ông đã Đạo đức hoá Chính trị. Và tất cả triết lý Chính trị của ông gồm trong danh từ Đức trị, mà danh từ này có nghĩa là Người trị dân, phải Trị dân bằng Đức, chứ không bằng bạo lực".

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Học thuyết Đức trị của Nho giáo

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.87179 sec| 1139.68 kb