Hình mẫu Quân tử trong Nho giáo

"Làm việc đừng mong dễ thành công. Vì nếu dễ thành công thì bản thân thường kiêu ngạo".

- Khổng tử, năm 551 - 479 TCN, triết gia Trung Quốc

Hình mẫu Quân tử trong Nho giáo

Quân tử: là hình mẫu con người lý tưởng theo nhân sinh quan của Nho giáo. Quân tử thường được coi là người hành động ngay thẳng, công khai theo lẽ phải, không khuất tuất, vụ lợi cá nhân. Quân tử hội tụ đầy đủ năm (05) đức tính, gọi là Ngũ thường, gồm: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong đó Nhân là quan trọng nhất.

Quân tử phản nghĩa với Tiểu nhân: theo đó Tiểu nhân là người người không có nhân cách cao thượng và lý tưởng lớn, không tuân thủ đạo đức và quy tắc một cách nghiêm khắc, không quan tâm đến lợi ích của người khác.

Văn trị - Lễ trị - Đức Trị - Nhân trị: Quân tử phù hợp với phương thức cai trị (từ hiện đại: quản trị) xã hội của Nho giáo là Văn trị - Lễ trị - Đức Trị - Nhân trị.

Liên hệ

ĐỨC TÍNH CỦA QUÂN TỬ

Ngũ thường
Quân tử có đầy đủ 05 đức tính, gọi là Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Trong đó Nhân là trung tâm, quan trọng nhất.
Nhân
Là tình yêu thương, bác ái. Cái gì bản thân mình không muốn hoặc người không muốn thì không làm cho người.
Lễ
Là việc thờ cúng, lễ bái thánh thần, trời Phật, những quy định có tính chất pháp luật, phong tục, tập quán và kỷ luật tinh thần.
Nghĩa
Việc trong thiên hạ, không quy định phải làm như thế nào, cũng không quy định không được làm như thế nào, hợp Nghĩa thì làm.
Trí
Biết khôn ngoan suy xét điều phải điều trái, biết minh triết bảo thân trong cảnh nguy nan, biết phân biệt, kẻ xấu người tốt.
Tín
Có Tín thì lời nói phù hợp với hành vi. Để giữ Tín, phải học thấu đáo, không vướng vào lời hứa mà tổn hại đến mình.

SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC CỦA CỤM TỪ 'QUÂN TỬ'

Quân tử (Tiếng Trung: 君子): nguyên nghĩa là "Kẻ cai trị". Quân tử thường được coi là người hành động ngay thẳng, công khai theo lẽ phải và không khuất tuất vụ lợi cá nhân. Quân tử là người có đầy đủ năm (05) đức tính, được gọi là Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong đó Nhân là quan trọng nhất. Người quân tử cũng là người nắm được Mệnh trời và sống theo Mệnh trời.

Thời Nhà Chu (Tiếng Trung: 周朝): là triều đại phong kiến nối tiếp sau Nhà Thương và trước Nhà Tần ở Trung Quốc, kéo dài khoảng 800 năm, cụm từ Quân tử dùng để chỉ Tầng lớp quý tộc. Đến Thời Xuân Thu (Tiếng Trung: 春秋时代), là giai đoạn lịch sử từ năm 771 đến 476 TCN, cụm từ Quân tử được dùng để chỉ các Đại phu (còn gọi là: Sĩ đại phu, Tiếng Trung: 士大夫, là văn nhân hoặc sĩ phu, những chính khách và quan chức được bổ nhiệm). 

Tiểu nhân (Tiếng Trung: 小人): là người người không có nhân cách cao thượng và lý tưởng lớn, không tuân thủ đạo đức và quy tắc một cách nghiêm khắc, không quan tâm đến lợi ích của người khác. Theo định nghĩa của Nho giáo, Tiểu nhân là từ phản nghĩa với Quân tử. 

Những người làm quan được gọi là Quân tử. Những người dân thường hoặc quan lại với phẩm hàm nhỏ tự xưng là Tiểu nhân. Về sau, nghĩa của từ Quân tử được dùng rộng ra và theo những tiêu chuẩn đạo đức là chính. Quân tử khi đó được coi là người có đức hạnh cao quý. 

Quân tử dẫu bần cùng, khổ sở thì vẫn là người có chí khí Quân tử. Tiểu nhân tuy có quyền cao, chức trọng, cũng vẫn là kẻ Tiểu nhân. Nghĩa là, Quân tử còn có nghĩa là người tốt hơn, nghĩa là người hơn hẳn về mặt đạo đức, luân lý.

Sự phân biệt giữa Quân tử và Tiểu nhân do đó không chỉ ở địa vị xã hội, ở học thức, mà chính là tại phẩm chất đạo đức, phong cách sống, thái độ ứng xử, mục đích và lý tưởng sống. Trên phương diện này, tính cách của Quân tử và Tiểu nhân đối lập nhau hoàn toàn, không thể dung hoà được. Quân tử luôn tôn cao phẩm giá của mình trong mọi hoàn cảnh, Tiểu nhân trong lúc thái quá hay trong lúc bất cập thường đánh mất nhân phẩm của mình.

Ngày nay: nghĩa Quân tử được hiểu để chỉ Người luôn hiểu chân nghĩa của cuộc đời. Dù trong hoàn cảnh nào, họ luôn tôn trọng các chuẩn mực đạo đức trong việc làm và tự kiểm soát bản thân bằng cách tuân theo những lời dạy của các bậc thánh hiền. Bất cứ nơi nào họ đến, họ đều lan tỏa lòng tốt và sự ảnh hưởng đến những người mà họ tiếp xúc, để người ta tôn thờ đạo đức và công lý. 

Có thể bạn quan tâm: Về Công ty Luật TNHH Everest.

NĂM (05) ĐỨC TÍNH CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ

Nhân: tình thương yêu, bác ái được cụ thể hóa bằng nguyên tắc: Cái gì bản thân mình không muốn hoặc người không muốn thì không làm cho người. Cái gì người muốn thì tích tụ lại cho người. Mình muốn đứng vững thì làm cho người khác đứng vững; mình muốn thành đạt thì giúp đỡ cho người khác thành đạt. Vì bác ái, nên Quân tử mong muốn người khác cũng được hạnh phúc. Vì yêu thương, nên Quân tử khoan dung độ lượng thứ tha, không nhớ lỗi lầm của người khác, chỉ chú trọng giáo hóa họ nên người.

Lễ: bao gồm việc thờ cúng, lễ bái thánh thần, trời Phật, những quy định có tính chất pháp luật, phong tục, tập quán và kỷ luật tinh thần của cá nhân. Giữ Lễ trong việc giao tiếp thì dù giao du đã lâu cũng tránh được sỗ sàng. Giữ Lễ thì giữ được hòa khí, trong nhà chẳng ai ghét, trong xã hội chẳng ai oán. Trong Lễ, quý nhất là ở lòng thành chứ không phải hình thức xa hoa lòe loẹt. Khắc Kỷ, Phục Lễ cũng gọi là Nhân. 

Nghĩa: chỉ làm và nên làm những việc nhằm duy trì đạo lý, lẽ phải. Nho giáo không đưa ra một định nghĩa cụ thể về Nghĩa, mà tuỳ từng hoàn cảnh, đối tượng giảng giải về Nghĩa khác nhau. Có thể hiểu, Nghĩa bao gồm những cái cao thượng, chính trực, tốt đẹp và phù hợp với Nhân và Lễ. Khổng tử cho rằng: "Quân tử lấy nghĩa làm trên hết. Quân tử có dũng mà không có nghĩa thì làm loạn" (Quân tử nghĩa dĩ vi thượng. Quân tử hữu dũng, nhi vô nghĩa, vi loạn); "Quân tử đối với mọi việc trong thiên hạ, không quy định phải làm như thế nào, cũng không quy định không được làm như thế nào, chỉ xét hợp nghĩa thì làm" (Quân tử chi ư thiên hạ giã, vô thích giã, vô mịch giã, nghĩa chi dữ tỷ). 

Trí: là tri thức để suy xét, hành động. Vì Trí nên biết khôn ngoan suy xét điều phải điều trái, biết minh triết bảo thân trong cảnh nguy nan, biết biện biệt, kẻ xấu người tốt trong vấn đề xử lý tiếp vật. Một  điểm quan trọng của Trí là phải nắm được Mệnh trời. Nho giáo cũng rất coi trọng Thuật dùng người. Theo Khổng Tử, kẻ làm quan tùy tài đức của mình mà thi thố giúp dân, giúp nước, mà không chờ hội đủ các tài đức. Quân tử là người có tài năng, có thể làm được những việc lớn. Không nên giao cho Quân tử những công việc nhỏ nhặt, mà nên giao những việc quan trọng. Đối với kẻ tiểu nhân, không giao những việc lớn, song họ có thể làm tốt việc nhỏ.

Tín (信, kết hợp bởi bộ “Nhân” イ và chữ “Ngôn” 言): là niềm tin, giữ điều hẹn ước. Người có đức Tín thì lời nói sẽ phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy. Khổng tử nói: "Người mà không giữ điều hẹn ước, không biết người ấy có thể ra sao. Xe lớn mà không có đòn gỗ ngang (nghê); xe nhỏ mà không có đòn gỗ cong (ngột), xe làm sao mà đi được?" (Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã. Đại xa vô nghê, tiểu xa vô ngột, kỳ hà dĩ hành chi tai?” - Vi Chính, câu 22). 

Giữ chữ Tín quan trọng, nhưng đồng thời phải phát triển việc học cho thấu đáo. Khổng Tử dạy: “Thích đức nhân mà chẳng thích học, điều che lấp là ngu muội. Thích đức trí mà chẳng thích học, điều che lấp là phóng túng. Thích đức tín mà chẳng thích học, điều che lấp là tổn hại" (Hiếu nhân bất hiếu học, kỳ tế dã ngu. Hiếu trí bất hiếu học, kỳ tế dã đãng. Hiếu tín bất hiếu học, kỳ tế dã tặc - Dương Hóa, câu 8). Giữ Tín thì phải học cho biết thấu đáo, để dè dặt trong lời hứa, không vướng vào lời hứa mà bị tổn hại đến mình.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ pháp lý luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest.

CHÍN (09) TIÊU CHUẨN CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ

Con mắt: tinh anh để nhìn rõ vạn vật. 

Đôi tai: tinh tường để nghe rõ vạn vật. 

Sắc mặt: luôn ôn hòa. 

Tướng mạo: luôn được giữ cho khiêm cung (cẩn trọng, cung kính với người trên; thân ái, hòa đồng với người dưới). 

Lời nói: luôn giữ bề trung thực. 

Hành động: phải luôn cẩn trọng. 

Nghi hoặc: thấy điều chưa rõ (nghi hoặc) phải luôn hỏi han để làm cho rõ. 

Kiềm chế: khi nóng giận phải nghĩ đến hoạn nạn có thể xảy ra, không giận quá mất khôn.

Thấy lợi: phải luôn nghĩ đến nghĩa, không vì lợi mà quên nghĩa, có quyền lợi chính đáng phải biết nghĩ đến người khác, lộc bất tận hưởng.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thư ký pháp lý từ xa của Công ty Luật TNHH Everest.

TÁM (08) BẬC THANG HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ

Quan niệm của Nho giáo, đã là người quân tử phải tỏ đức sáng ngày càng rộng, càng cao. Muốn làm được điều đó, người quân tử phải luôn phấn đấu theo 08 bậc thang:

Cách vật: luôn tiếp xúc, nghiên cứu kỹ sự vật, sự việc để nhận rõ thực chất, phải trái. 

Trí tri: luôn ngẫm nghĩ để thấu hiểu điều mình đã nhận thức được. 

Thành ý: luôn chân thật, không dối người và cũng không dối mình. 

Chính tâm: luôn suy nghĩ, hành động ngay thẳng, chính trực và làm chủ bản thân mình. 

Tu thân: luôn nghiêm khắc với bản thân mình, sửa chữa những thiếu sót, không bảo thủ để nhận rõ sai sót nhằm hoàn thiện bản thân. 

Tề gia: làm cho gia đình mình tốt đẹp, tề chỉnh, có nề nếp, gia phong. 

Trị quốc: lo toan việc nước, cai trị đất nước cho có kỷ cương, phép nước. 

Bình thiên hạ: khiến cho thiên hạ thái bình, lòng người quy thuận. 

Trong tám (08) thứ bậc trên thì năm (05) cấp đầu là bất kỳ người nào, từ kẻ tiểu nhân đến các quân tử, các đại phu quận công đều phải hiểu biết và tuân theo. Còn ba (03) bậc sau là để trở thành hào kiệt anh hùng, minh chủ... thì sự trưởng thành sẽ theo từng cung bậc tăng dần. Ví dụ, người Tề gia tốt (là gia đình hòa thuận vui vẻ, có trên có dưới, có gia phong, sống hài hòa với lối xóm, các bà vợ có tôn ty trật tự "vì ngày xưa các ông thường có nhiều vợ") thì mới có thể trị Quốc tốt. Trong trường hợp gia đình có con cái hư hỏng, vợ chồng bất tâm phục, lúc nào cũng nói với nhau như phường lưu manh thiếu văn hóa... thì chắc chắn không thể nào Trị quốc tốt được, nếu như người này có quyền hành. Khi một người Trị quốc tốt mới có thể có đủ lực lượng, đủ quân sư giỏi, tập hợp được sức mạnh tổng lực từ dân chúng... đủ tầm nhìn để có thể Bình thiên hạ. Những kẻ mà chưa hoàn thiện được việc ở bậc thấp mà giao cho những việc đại sự thì dễ dẫn đến thất bại. Những kẻ chưa hình dung ra việc mà cứ dám nhận việc thì đúng là Ngôn quá kỳ hành.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ Pháp chế thuê ngoài (Luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp 

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Hình mẫu Quân tử trong Nho giáo

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.13313 sec| 1124.477 kb