"Hãy luôn nhớ rằng điều quan trọng nhất trong một cuộc hôn nhân tốt đẹp không phải là hạnh phúc mà là sự ổn định".
- Gabriel José García Márquez, 1928 - 2014, nhà văn, chính trị gia, Colombia.
Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân
Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest hỗ trợ khách hàng - những người có quan hệ vợ chồng hoặc chung sống như vợ chồng - thiết lập, thực hiện các thỏa thuận về tài sản; cấp dưỡng; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trong thời kỳ hôn nhân hoặc khi chấm dứt hôn nhân.
HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN - CẦN THIẾT TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO:
CÔNG VIỆC CỦA LUẬT SƯ:
I- HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN - MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Hợp đồng hôn nhân: Thỏa thuận pháp lý giữa vợ và chồng liên quan đến: (i) Tài sản; (ii) Cấp dưỡng; (iii) Nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trong thời kỳ hôn nhân hoặc trong trường hợp các bên chấm dứt hôn nhân.
Hợp đồng tiền hôn nhân: Thỏa thuận pháp lý về tài sản được trước khi kết hôn để thiết lập chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Thỏa thuận chung sống: Thỏa thuận pháp lý về tài sản; cấp dưỡng; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trong trường hợp nam nữ sống chung và coi nhau là vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn.
Hợp đồng hậu hôn nhân: Thỏa thuận pháp lý về tài sản; cấp dưỡng; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trong trường hợp vợ chồng ly hôn.
Như vậy: Có thể ký kết ‘ Hợp đồng tiền hôn nhân’ trước ngày đăng ký kết hôn, trước khi bắt đầu chung sống như vợ chồng, cũng có thể ký kết ‘Hợp đồng hôn nhân’ sau khi kết hôn, hoặc khi đang chung sống với ai đó. ‘Hợp đồng hậu hôn nhân’ là giải pháp tốt để bạn xử lý những vấn đề về tài sản; cấp dưỡng; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con khi ly hôn.
Xem thêm tại:
- Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình.
II- LỢI ÍCH CỦA VIỆC LẬP HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
Trong quá trình chung sống của vợ chồng, hai bên sẽ không tránh khỏi các xung đột, mâu thuẫn. Cho nên việc lập hợp đồng hôn nhân có vai trò quan trọng đối với mỗi bên:
[1] Phân định rõ ràng về tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
[2] Trong quá trình chung sống sẽ hạn chế xung đột, mâu thuẫn vợ chồng liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng;
[3] Khi hai vợ chồng ly hôn, nếu có hợp đồng hôn nhân thì sẽ dễ dàng trong việc phân chia tài sản chung vợ, chồng, giảm bớt thời gian, thủ tục khi thực hiện ly hôn...
Xem thêm tại:
- ‘Hợp đồng hôn nhân’, nên có hay không?
- Ngành luật Hôn nhân là Gia đình
III- HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN - MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN PHỔ BIẾN:
Sở hữu tài sản: (a) Tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; (b) Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung; (c) Đưa tài sản chung vào kinh doanh; (d) Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; (đ) Chia tài sản chung đã đưa vào kinh doanh khi ly hôn, (e) Xử lý tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung.
Nghĩa vụ tài sản: (a) Tài sản bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; (b) Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng; (c) Thừa kế, quà tặng.
Nghĩa vụ khác: (a) Trách nhiệm thương yêu, chung thủy, tôn trọng, giúp đỡ nhau; (b) Nghĩa vụ cấp dưỡng trong hôn nhân và sau hôn nhân; (c) Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn hoặc ly thân.
Xem thêm tại:
- Mẫu hợp đồng hôn nhân chi tiết
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP VỀ HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
Ví dụ thứ nhất: Trước khi kết hôn, anh A sở hữu một công ty kinh doanh ổn định, chị B có căn hộ chung cư được bố mẹ tặng cho. Anh A mong muốn, vợ sẽ không tham gia hoặc can thiệp vào công việc kinh doanh của mình. Chị B mong muốn, phân định rõ ràng quyền sở hữu căn hộ chung cư với chồng. Hai bên thỏa thuận thiết lập một hợp đồng tiền hôn nhân về nội dung này.
Ví dụ thứ hai: Khi kết hôn, anh C và chị D đóng góp mua chung một căn nhà. Một phần của nguồn tiền mua nhà do từ chị D bán số cổ phiếu đã đầu tư trước đó. Số tiền còn thiếu, hai người vay của ngân hàng, đồng thời thỏa thuận trích từ nguồn tiền lương của hai vợ chồng để trả nợ. Hai người muốn ghi nhận rõ ràng về khoản đóng góp hàng tháng để trả nợ ngân hàng, cũng như quyền sở hữu tài sản chung, nên đã thỏa thuận nội dung này trong hợp đồng hôn nhân.
Ví dụ thứ ba: Chị G nhận thấy một số dấu hiệu bất thường từ chồng là anh H đặc biệt là các khoản chi tiêu không rõ ràng. Chị G nghi ngờ anh H ngoại tình, nên yêu cầu anh H cam kết. Hai người lập Thỏa thuận chung như biện pháp phòng ngừa: nếu vợ hoặc chồng ngoại tình, thì đây lỗi nghiêm trọng, sẽ ly hôn. Người còn lại có đương nhiên có quyền nuôi con, hưởng 2/3 tài sản chung.
Ví dụ thứ tư: Có nhu cầu mở rộng kinh doanh, anh M muốn đưa tài sản chung của hai vợ chồng là căn nhà vào thế chấp ngân hàng vay thêm vốn cho công ty mà anh M thành viên. Chị N mong muốn nội dung này được ghi nhận rõ ràng, đồng thời mong muốn thành viên còn lại của công ty là anh P, anh Q xác nhận rõ về trách nhiệm đối với tài sản chung của anh M trong trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ, phá sản. Anh M, chị N cùng anh P, anh Q đã lập hợp đồng hôn nhân ghi nhận nội dung này.
Ví dụ thứ năm: Anh S đang kinh doanh nên có thu nhập cao, đã đề nghị vợ là chị T nghỉ việc ở nhà chăm sóc con. Anh S có trách nhiệm lo toàn bộ tiền sinh hoạt của gia đình. Chị T chấp nhận đề nghị này với điều kiện các bên ghi nhận rõ ràng về trách nhiệm đóng góp của anh S, chị T và quyền sở hữu đối với tài sản chung, kể cả cổ phần công ty do anh S đứng tên bằng hợp đồng hôn nhân, theo đó đóng góp của vợ trong gia đình ngang bằng với chồng. Trường hợp ly hôn, ngoài việc được chia đều số tài sản chung, anh S có trách nhiệm cấp dưỡng hàng tháng cho chị T.
Ví dụ thứ sáu: Khi kết hôn, anh X có con riêng với người vợ trước. Để rõ ràng, minh bạch, anh X đề nghị và chị Y đồng ý với của anh X sẽ dành một phần tài sản cho con riêng từ khối tài sản chung của hai vợ chồng, đồng thời trích tiền từ thu nhập hàng tháng của anh X để cấp dưỡng đến khi cháu tròn 18 tuổi. Hai vợ chồng đã xác nhận nội dung này bằng hợp đồng hôn nhân.
Xem thêm tại:
- Chia tài sản chung khi ly hôn: Yếu tố lỗi ảnh hưởng như thế nào?
- Vi phạm chế độ một vợ, một chồng: Từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
01. Kết hôn giả bị xử lý như thế nào?
Việc kết hôn giả tạo không chỉ không được pháp luật công nhận mà thậm chí nếu mục đích của việc kết hôn này không nhằm để xây dựng gia đình, vì mục đích trục lợi thì có thể bị phạt hành chính.
Theo Điểm d, Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
“d, Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;”
Theo đó, nếu người nào lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc thực hiện các mục đích trục lợi khác thì có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng. Bên cạnh đó phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
02. Trường hợp nào hợp đồng hôn nhân là hợp đồng trái pháp luật?
Theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, giữa vợ chồng chỉ có thỏa thuận về chế độ tài sản là dạng thỏa thuận có thể lập thành hợp đồng. Thỏa thuận này phải lập trước khi kết hôn dưới hình thức là văn bản có công chứng hoặc chứng thực và được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Trong đó, nội dung của văn bản này là thỏa thuận về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của mỗi người đối với các khối tài sản này; điều kiện, thủ tục phân chia tài sản khi ly hôn.
Như vậy, ngoài hợp đồng/văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì những thỏa thuận khác đều không được pháp luật quy định. Theo đó, bất cứ loại hợp đồng nào không nhằm mục đích xây dựng gia đình mà chỉ lợi dụng việc kết hôn để thực hiện mục đích khác: Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, nước ngoại… là trái pháp luật.
03. Vợ chồng có thể sửa đổi, bổ sung hợp đồng hôn nhân, thỏa thuận về chế độ tài sản không?
Theo Điều 17, 18 Nghị định 126/2014/NĐ-CP
- Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.
- Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
04. Vợ chồng có thể lập hợp đồng hôn nhân trước khi kết hôn không?
Khoản 1 Điều 28, Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cho phép vợ chồng được quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Việc các cá nhân có nguyện vọng lập hợp đồng tiền hôn nhân, thỏa thuận trước về chế độ tài sản của vợ chồng sau khi kết hôn để phân định rạch ròi, sòng phẳng về tài sản chung, riêng; nghĩa vụ trả nợ của mỗi bên là nguyện vọng chính đáng và được pháp luật công nhận.
05. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tiền hôn nhân?
Để thỏa thuận tiền hôn nhân có hiệu lực, cần lưu ý tuân thủ các quy định sau:
- Hợp đồng phải được xác lập trước khi kết hôn.
- Phải được công chứng hoặc chứng thực hợp pháp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Phòng công chứng, Ủy ban nhân dân…).
- Phải có đầy đủ các điều khoản cơ bản theo quy định tại Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm: tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản; nội dung khác có liên quan.
- Nội dung hợp đồng phải phù hợp với các nguyên tắc, quy định về điều kiện có hiệu lực tại Điều 3, Điều 117, Điều 118… của Bộ luật Dân sự 2015; không vi phạm Điều 29, 30, 31, 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và pháp luật khác có liên quan; không trái đạo đức xã hội.
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó Giám đốc, Trưởng Chi nhánh Quảng Ninh tại Công ty Luật TNHH Everest.
QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ:
Luật sự có nghĩa vụ tận tâm, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của khách hàng.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
- Các cặp đôi chuẩn bị tiến tới hôn nhân,
- Các cặp vợ chồng mong muốn sự rõ ràng, minh bạch về tài sản,
- Các đôi chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kểt hôn,
- Vợ chồng đã ly thân hoặc ly hôn, muốn thiết lập thỏa thuận về tài sản, nuôi con.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm