Khái niệm, phân loại các cơ quan truyền thông 

10/03/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Ngày nay, luật sư vừa là công chúng của cơ quan truyền thông, vừa là chủ thể tích cực sử dụng truyền thông cho hoạt động nghề nghiệp của mình. Với tư cách là người am hiểu pháp luật và kinh nghiệm trong hoạt động thực hiện pháp luật, luật sư là người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong các quan hệ xã hội, đặc biệt là hiệu quả nhất trong quan hệ kinh tế, quan hệ tố tụng. Luật sư góp phần bảo đảm tính hợp pháp của các vụ giảm thiểu các vụ tranh chấp cũng như các vụ án oan sai, bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật.

1- Khái quát về cơ quan truyền thông

Báo chí, truyền thông có ảnh hưởng rất to lớn đến mọi hoạt động. Các phương tiện truyền thông có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi, lặp lại sẽ thanh nó nếp, tập quán và cuối cùng trở thành những chuẩn mực của xã hội.

Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng. Trong các loại hình truyền thông, báo chí là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội. Báo chí là một lực lượng rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xã hội trong tiến trình xây dựng một xã hội thực sự dân chủ. Việc thực hiện quyền lực truyền thông, báo chí cũng gắn với pháp luật và trên cơ sở pháp luật.

Với vai trò, vị trí của mình, luật sư và cơ quan truyền thông, báo chí trở thành hai chủ thể cần cho nhau, tạo nên phương thức phối hợp hoạt động của nhau.

Ngày nay, xã hội loài người không ngừng có những bước đột phá mạnh mẽ về nhiều mặt (kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật...), đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Nhu cầu thông tin ngày một nhiều của con người đòi hỏi vai trò lớn hơn nữa của truyền thông trong việc cung cấp thông tin về truyền thông cũng như đưa loài người sang một chương mới, nền văn minh mới - văn minh thông tin. Có thể nói, truyền thông ngày càng có vai tre to lớn trong xã hội, ảnh hưởng tới nhiều mặt đời sống của con người.

Truyền thông là hiện tượng xã hội rộng rãi, phổ biến, tác động đến - lĩnh vực đời sống xã hội và gắn kết con người xã hội, có vai trò rất quan trọ trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nó ra đời cùng với quá trình xuất hiện và phát triển của xã hội loài người. 

Có thể dẫn ra hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về truyền thông. Mỗi định nghĩa, quan niệm lại có những khía cạnh hợp lý riêng. Tuy nhiên, các định nghĩa, quan niệm khác nhau này vẫn có những điểm chung, với những nét tương đồng rất cơ bản.

Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh, là “communicare”, nghĩa là biến nó thành thông thường, chia sẻ. truyền tải. Truyền thông thường được mô tả như việc truyền ý nghi, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một người/một nhóm người sang một người/hoặc một nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc tín hiệu.

Về thực chất, đó chính là quá trình trao đổi, tương tác thông tin với nhau về các vấn đề của đời sống cá nhân/nhóm/xã hội, từ đó tăng vốn hiểu biết chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi hành vi cá nhân/nhóm/xã hội. Báo chí, Truyền thông ra đời từ khá lâu, đây được coi là hoạt động của loài người trong việc truyền tải những thông tin cần thiết cho nhau thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị. Hoạt động truyền thông trong đời sống xã hội là nền tảng hình thành nên cộng đồng xã hội và thiết lập mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.

Kể từ khi ra đời, hoạt động truyền thông luôn tạo được tầm ảnh hưởng của chính mình đối với nhiều vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng quốc gia cũng như quốc tế. Có thể nói, ở bất cứ lĩnh vực nào, từ chính trị, pháp luật đến kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội... thì đều có sự xuất hiện của giới truyền thông, báo chí với mục đích truyền tải những nội dung thiết yếu nhất của từng vấn đề, từng lĩnh vực cho cộng đồng dân chúng.

Có nhiều loại truyền thông khác nhau. Nhưng có lẽ, truyền thông đại chúng (thông qua báo, đài, phát thanh, truyền hình, internet...) là một hình thức truyền thông có tác động mạnh mẽ đến nhiều đối tượng khác nhau nhất.

Cùng nằm trong tiến trình phát triển xã hội, trình độ phát triển xã hội quy định trình độ và tính chất truyền thông, nhưng bản thân truyền thông có vai trò như một sức mạnh liên kết và lực đẩy của sự phát triển xã hội. Truyền thông làm nên diện mạo văn hóa con người và xã hội, truyền thông can thiệp vào mọi vấn đề, mọi tiến trình xã hội. Ở mỗi giai đoạn phát triển xã hội, các hoạt động truyền thông đều được thực hiện thông qua những phương thức, chủ thể nhất định để “truyền ý nghĩ, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc những thiết chế đến truyền thông, tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh của chê có cần thông nói chung và thiết chế truyền thông quyền con người, quyền công dân nói riêng.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ Phòng pháp chế thuê ngoài (Luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Thiết chế truyền thông

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “thiết chế xã hội” là một tập, vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan. Cũng giống như nhiều khái niệm khác của xã hội học, nội hàm của thiết chế xã hội cũng chưa được xác định một cách rõ ràng.

Nhà xã hội học MG , Fichter cho rằng, thiết chế xã hội chính là một đoạn của văn hóa đã được khuôn mẫu hóa. Những khuôn mẫu tác phong của nền văn hóa đó - xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành các mô hình hành vi được mong đợi - các vai trò. Do đó, thiết chế xã hội là một tập hợp - khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn sát nhu cầu cơ bản của nhóm xã hội.

Mỗi thiết chế đều có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã hội. Sự nảy sinh thiết chế xã hội là do điều kiện khách quan nhất định, biểu hiện ở tính thống nhất với cơ sở kinh tế - xã hội. Bản thân của thiết chế xã hội có sự độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế - xã hội. Mỗi một thiết chế xã hội có một đối tượng riêng để hướng tới phục vụ, nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội chuyên biệt liên quan tới đối tượng.

Để đạt được điều đó, mỗi thiết chế lại có một chức năng. Mỗi một thiết chế tự nó được cấu trúc ở mức cao và được tổ chức xung quanh hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quy tắc, khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận. Nhiều thiết chế xã hội (như thiết chế gia đình, thiết chế giáo dục, thiết chế truyền thông, thiết chế kinh tế, thiết chế chính trị, thiết chế tôn giáo...) cấu thành nên tầng kiến trúc thượng tầng và có vai trò tác động tới sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Như vậy, nếu như truyền thông là một hiện tượng xã hội phổ biến thì thiết chế truyền thông cũng là một thiết chế xã hội phổ biến, nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của con người. 

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Thiết chế xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động xã hội. Nhờ các thiết chế xã hội mà các quan hệ xã hội kết hợp lại với nhau, đảm bảo cho các cộng đồng hoạt động nhịp nhàng. Về mặt tổ chức, thiết chế xã hội là hệ thống các cơ quan quyền lực, các đại diện cho cộng đồng, đảm bảo những hoạt động đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cộng đồng và cá nhân”. Định nghĩa này xác định phạm vi nội hàm khái niệm thiết chế theo nghĩa hen và thường được sử dụng trong khái niệm pháp lý về các thiết chế như là hệ thông tổ chức bộ máy, nhân lực để thực hiện những chức năng cơ bản trong xã hội, đối với lĩnh vực truyền thông thì đây chính là chức năng thông tuyên truyền về các chính sách, pháp luật và các sự kiện diễn ra của thế giới đất nước Việt Nam.(xem thêm: dịch vụ giải thể doanh nghiệp)

Tương tự như vậy, khi nghiên cứu về thiết chế truyền thông dưới góc độ pháp luật theo pháp luật báo chí và truyền thông (chủ yếu là Luật Báo chí và những luật liên quan như: Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông). Thiết chế truyền thông là một chỉnh thể thông tin, truyền thống hội tụ đầy đủ các yếu tố: Cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân lực, cơ chế hoạt động, nguồn kinh phí cho hoạt động truyền thông theo quy định của pháp luật. Như vậy, cơ quan truyền thông là một loại hình thiết chế truyền thông với đầy đủ các yếu tố cơ sở vật chất, trụ sở, tổ chức bộ máy, nhà báo và đội ngũ biên tập viên, nhân viên, kinh phí bảo đảm hoạt động…

Truyền thông là một trong những hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức xã hội nào, là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, thái độ để có những hành vi phù hợp với nhu cầu phát triển của con người.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Khái niệm, phân loại các cơ quan truyền thông được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Khái niệm, phân loại các cơ quan truyền thông có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm, phân loại các cơ quan truyền thông 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.34431 sec| 967.352 kb