Khái niệm và đặc điểm pháp lý của thương nhân
1- Khái niệm thương nhân
Vốn dĩ Luật Thương mại được coi là luật của các thương gia. Vì vậy, khái niệm thương nhân (thương gia) luôn được xác định trong pháp luật thương mại của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng.Theo Điều 1 Bộ luật Thương mại của Cộng hòa Pháp năm 1807 thì: "Thương nhân là người thực hiện các hành vi thương mại và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên của mình". Để trở thành thương nhân, một người nào đó phải có hai điều kiện: (1)Thực hiện những hành vi thương mại; (2) Thực hiện những hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên. Ngoài ra, trong quá trình thi hành Bộ luật Thương mại, các thẩm phán và các học giả pháp lý đều thừa nhận thêm hai điều kiện nữa: Thực hiện hành vi mang danh nghĩa của chính mình và vì lợi ích của mình, có năng lực hành vi thương mại. Như vậy, khái niệm đầy đủ về thương nhân theo pháp luật của Cộng hòa Pháp được xác định: Thương nhân là những người có năng lực hành vi thương mại, thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của mình và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên. Với quan niệm, hành vi thương mại là hành vi của các thương gia, pháp luật thương mại Cộng hòa Liên bang Đức quy định về thương nhân (thương gia) có phần phức tạp hơn. Theo pháp luật thương mại Đức, thương gia bao gồm các loại: Thương gia đương nhiên, thương gia do đăng ký, thương gia do hình thức pháp lị, thương gia nhỏ và thương gia giả tạo.' Còn theo Điều 1 Bộ luật Thương mại Việt Nam cộng hòa năm 1972: "Thương gia là những người làm hành vi thương mại cho chính mình và lấy hành vi ấy làm nghề nghiệp thường xuyên của mình". Như vậy, pháp luật thương mại của các nước trên thế giới đều xác định chính xác cả về nội hàm (các thuộc tính của thương nhân), cả về ngoại diên (các loại thương nhân) của khái niệm thương nhân. Khái niệm thương nhân được pháp luật thương mại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận trong Luật Thương mại năm 1997. Theo quy định của khoản 6 Điều 5 Luật Thương mại năm 1997: "Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên" Tương tự như vậy, khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 xác định: "Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh". Từ khái niệm thương nhân được xác định trên dây, có thể thấy thương nhân có những thuộc tính cơ bản như:
(i) Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại;
thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập;
(ii) Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách thường xuyên;
(iii) Thương nhân phải đăng ký kinh doanh.
Như vậy, Luật Thương mại năm 1997 và Luật Thương mại năm 2005 đã xây dựng khái niệm thương nhân dựa trên sự kết hợp của hai tiêu chí: Chủ thể và khách thể. Ngoại diên của khái niệm (số lượng thương nhân) rộng hay hẹp tùy thuộc vào quan niệm về hoạt động thương mại ở nghĩa nào. Nếu quan niệm hoạt động thương mại theo Luật Thương mại năm 1997 thì số lượng thương nhân bị hạn chế (chỉ bao gồm những cá nhân, tố chức thực hiện một trong 14 hành vi thương mại quy định tại Điều 45) Còn nếu hiểu hoạt động thương mại theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 hoặc theo Luật Thương mại năm 2005 thì số lượng thương nhân được mở rộng đáng kể.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
2- Đặc điểm pháp lý của thương nhân
Thương nhân có những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau:
Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại
Thương nhân và hành vi thương mại có mối quan hệ logic với nhau. Điều đó được thể hiện ngay chính trong Luật Thương mại năm 1997. Khoản 1 Điều 5 Luật Thương mại năm 1997 quy định: "Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại...", trong khi đó, khoản 6 Điều 5 cũng trong Luật này lại quy định: "Thương nhân gồm... có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại..." hoặc khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005: "Thương nhân bao gồm tổ chức.. cá nhân hoạt động thương mại...". Như vậy, thương nhân là chủ thể thực hiện hành vi thương mại. Muốn xem chủ thể có phải là thương nhân hay không thì phải xem chủ thể đó có thực hiện hành vi thương mại hậu không. Thực hiện hành vi thương mại là một đặc điểm không thể tách rời tư cách thương nhân, đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác không phải là thương nhân. Pháp luật của các nước trên thế giới đều lấy dấu hiệu "thực hiện hành vi thương mại" làm tiêu chí để xác định khái niệm thương nhân (Luật Thương mại Việt Nam năm 1997, 2005; Điều 121-1 Bộ luật Thương mại Cộng hòa Pháp). Tuy nhiên, tuỳ thuộc quan niệm theo nghĩa rộng hay hẹp mà việc xác định số lượng chủ thể được coi là thương nhân ở mỗi nước có khác nhau.
Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình
Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định, thương nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập. Điều 121-1 Bộ luật Thương mại Cộng hòa Pháp quy định, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình. Như vậy, theo tinh thần của pháp luật thương mại, thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích bản thân mình là dấu hiệu cần thiết để xác định chủ thể tham gia vào các hoạt động thương mại có phải là thương nhân hay không. Trong hoạt động thương mại thường có nhiều người tham gia như người làm công ăn lương, các nhân viên quản lý điều hành. Do đó, cần phải dựa vào tính độc lập trong thực hiện hành vi của chủ thể để xác định chủ thể có tư cách thương nhân. Thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình được hiểu là thương nhân thực hiện hành vi thương mại một cách tự thân, nhân danh mình, vì lợi ích của bản thân và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi thương mại đó. Khi thực hiện hành vi thương mại, thương nhân không bị chi phối bởi ý chí của chú thế khác mà được hoạch định bởi ý chí của chính thương nhãn. Việc nhân danh của thương nhân xuất phát từ quyền độc lập kinh doanh của chủ thể. Bởi vậy, nếu thiếu điều kiện trên thì chủ thế không có tư cách thương nhân. Vi dụ, người làm công ăn lương, người quản lý do chủ doanh nghiệp thuê, người quản lý một chi nhánh hoặc một cửa hàng thương mại v.v.. đều không phải là thương nhân.
Thứ ba, thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên
Hoạt động thương mại thường xuyên là một trong các dấu hiệu pháp lí không thể thiếu để xác định tư cách thương nhân. Một chủ thể thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, tự thân, nhân danh chính mình nhưng hành vi thương mại đó không diễn ra một cách thường xuyên, liên tục thì không thể là thương nhân. Điều đó được phản ánh khá rõ nét trong pháp luật thương mại của các nước. Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: "Thương nhân... hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên..."; hoặc khoản 1 Điều 121-1 Bộ luật Thương mại Cộng hòa Pháp quy định, chủ thể chỉ có tư cách thương nhân nếu thực hiện hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên. Như vậy, pháp luật thương mại thừa nhận sự cần thiết của hai yếu tố: tính nghề nghiệp và tính thường xuyên để xác định tư cách thương nhân. Để trở thành thương nhân thì các chủ thể phải thường xuyên thực hiện những hành vi thương mại, điều đó có nghĩa là chủ thể thực hiện những hành vi thương mại một cách thực tế, lặp đi, lặp lại, kế tiếp mang tính nghề nghiệp. Các chủ thể thực hiện hành vi thương mại một cách riêng lẻ sẽ không có t cách thương nhân. Ví dụ, một người thỉnh thoảng mua chứng khoán, mặc dù với mục đích là để tìm kiếm lợi nhuận nhưng không mang lại cho người đó tư cách thương nhân. Hoặc, một hộ gia đình có nhà ở không dùng hết cho một nhóm giáo viên thuê để luyện thi đại học trong một mùa hè thì không trở thành thương nhân. Song nếu hộ gia đình đó xây nhà để cho các doanh nghiệp thuê một cách liên tục thì có thể trở thành thương nhân. Bên cạnh tính thường xuyên của hoạt động thương mại, khi xác định tư cách thương nhân cũng cần quan tâm đến tính nghề nghiệp. Mặc dù, trong tính thường xuyên đã hàm chứa những nội dung của tính nghề nghiệp: "Mỗi nghề nghiệp chỉ nhằm vào một loại hoạt động nào đó, làm một nghề nghiệp là hằng ngày thực hiện những hành vi thuộc loại hoạt động ấy, như bác sĩ ngày nào cũng khám bệnh kê đơn, nhà buôn lúc nào cũng tiếp xúc với khách hàng, mua bán". Như vậy, hoạt động thương mại mang tính chất nghề nghiệp của thương nhân phải được hiểu là những hoạt động thường xuyên, liên tục được thương nhân thực hiện nhằm tạo ra những thu nhập chính cho thương nhân. Trên thực tế, có một số người làm nhiều nghề khác nhau. Nếu nghề nghiệp chính của họ là nghề thương mại thì họ có tư cách thương nhân, ngược lại nếu nghề thương mại chỉ là nghề phụ, có nghĩa là thu nhập từ nghề thương mại chiếm tỷ lệ không đáng kể so với thu nhập từ nghề khác thì không có tư cách thương nhân. Thương nhân phải là người hoạt động thương mại thường xuyên, liên tục. Tính chất nghề nghiệp không chi là dấu hiệu quan trọng để xác định tư cách thương nhân mà còn là yêu cầu bắt buộc của pháp luật thương mại Việt Nam đối với thương nhân. Nếu một thương nhân không hoạt động thương mại thường xuyên, liên tục thì có thể bị pháp luật buộc chấm dứt thương nhân thông qua hình thức thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc giải thế.
Thứ tư, thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại
Năng lực hành vi là khả năng của tổ chức, cá nhân bằng những hành vi của chính bản thân mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi sẽ được tham gia với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật, bằng hành vi của mình có thể độc lập xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Năng lực hành vi trong lĩnh vực thương mại là khả năng của cá nhân, pháp nhân bằng những hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí thương mại. Điều 17 Luật Thương mại năm 1997 quy định: "Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân". Để bảo vệ lợi ích xã hội, pháp luật thương mại Việt Nam quy định một số người không được công nhận là thương nhân. Điều 18 Luật Thương mại năm 1997 quy định người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không thể là thương nhân. Người bị hạn chế năng lực hành vi cũng giống như người chưa thành niên đều không thể trở thành thương nhân vì họ không có khả năng nhận thức đầy đủ về hành vi của mình cũng như không có khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý phát sinh từ các giao dịch của họ, vì vậy để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của Nhà nước và xã hội, cũng như lợi ích của chính họ, pháp luật không công nhận họ là thương nhân.
Thứ năm, thương nhân phải có đăng ký kinh doanh
Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định: "Thương nhân gồm... và có đăng ký kinh doanh". Như vậy, đăng ký kinh doanh vừa có thể được nhìn nhận như là một đặc điểm của thương nhân vừa có thể coi như là một yêu cầu bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức muốn trở thành thương nhân. Thực chất, đăng ký kinh doanh (đăng ký doanh nghiệp) là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của thương nhân. Đăng ký kinh doanh có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lí cũng như về mặt thông tin:
- Về mặt pháp lý, đăng ký kinh doanh là sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự ra đời của thương nhân, kể từ thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tư cách thương nhân được xác lập và thương nhân có quyền tiến hành các hoạt động thương mại;
- Về mặt thông tin, khi đăng ký kinh doanh, những thông tin chủ yếu về thương nhân (tên thương mại, trụ sở, mục tiêu ngành nghề kinh doanh..) được ghi nhận vào sổ đăng ký kinh doanh và như vậy một người nào đó muốn có thông tin về một thương nhân cụ thể thì chỉ cần đến cơ quan có thẩm quyền cũng có được những thông tin cần thiết. Đăng ký kinh doanh được thực hiện theo trình tự pháp luật quy định, áp dụng thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên, hiện nay do thương nhân còn tồn tại dưới nhiều hình thức doanh nghiệp khác nhau, cho nên việc đăng ký kinh doanh được thực hiện trên cơ sở những văn bản pháp luật khác nhau. Tổ chức, cá nhân được yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn về thủ tục, nội dung đăng ký doanh nghiệp, cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận thay đổi đăng ký doanh nghiệp... và phải trả phí theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về kinh tế, xác nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết về doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ với doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
3- Các loại thương nhân
Trên cơ sở quy định của pháp luật, thương nhân có thể được chia ra các loại sau:
Thứ nhất, thương nhân là cá nhân
Theo cách phân chia truyền thống, chủ thể pháp luật nói chung và chủ thể của Luật Thương mại nói riêng được chia thành: Pháp nhân và thể nhân. Pháp nhân là thuật ngữ dùng để chỉ chủ thể pháp luật là một tổ chức còn thể nhân dùng để chỉ một con người cụ thể. Trong pháp luật thực định của Việt Nam, thuật ngữ cá nhân thường được sử dụng thay cho thuật ngữ thể nhân, mặc dù hai thuật ngữ này không hoàn toàn đồng nhất với nhau (theo quan niệm chung). Như vậy, thương nhân là cá nhân có nghĩa thương nhân đó là một con người cụ thể. Để trở thành thương nhân, con người cụ thể phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự (xem thêm Mục 1 Chương 3 Bộ luật Dân sự năm 2015), đồng thời phải có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của thương nhân, họ có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện hoạt động thương mại, tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa, các thương nhân là cá nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại. Theo pháp luật thương mại, thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm kinh doanh. Cá nhân được coi là thương nhân khi họ có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của thương nhân (xem phần đặc điểm của thương nhân). Đặc biệt, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh thương mại, phải tiến hành đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tư cách thương nhân của họ được xác lập và họ có thể tiến hành các hoạt động thương mại. Trong nền kinh tế Việt Nam tồn tại một số lượng khá lớn DNTN. Ở đây cũng cần lưu ý một vấn đề nhạy cảm khi xác định tư cách thương nhân trong trường hợp cá nhân tiến hành đăng ký doanh nghiệp dưới hình thức DNTN. Với cách quy định hiện tại của Luật Thương mại, chúng ta khó có thể xác định DNTN (doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân) vào loại thương nhân nào (cá nhân hay pháp nhân). Trong trường hợp đó, cần phải có quan niệm rõ ràng để "kết dính" doanh nghiệp vào tư cách pháp lí của chủ DNTN. Trong mối quan hệ này, tư cách thương nhân gắn chặt với cá nhân chủ doanh nghiệp là vấn đề trọng yếu, còn bản thân "doanh nghiệp" là vấn đề thứ yếu. Vấn đề này được thể hiện đậm nét qua hàng loạt các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Hầu hết các quy định của Luật Doanh nghiệp đều dành quyền cho chủ DNTN chứ không phải doanh nghiệp, trừ Điều 7, Điều 8 (các điều này quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nói chung). Trong các quan hệ tố tụng, chủ DNTN (chứ không phải doanh nghiệp) là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp (khoản 3 Điều 185 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Những lí lẽ đó sẽ là cơ sở để xếp DNTN vào loại thương nhân là cá nhân. Tuy nhiên, với quy định của pháp luật hiện hành (Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản...), bản thân doanh nghiệp vẫn có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra sự khác biệt về địa vị pháp lý của thương nhân là chủ DNTN với thương nhân là cá nhân kinh doanh, ví dụ: quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh được pháp luật quy định cho DNTN, hay đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp cũng được cấp cho DNTN. Quy định này trong pháp luật Việt Nam đã làm phát sinh những ý kiến khác nhau khi xác định tư cách thương nhân của DNTN.
Thứ hai, thương nhân là pháp nhân
Pháp nhân là một khái niệm pháp lý được giới nghiên cứu khoa học luật sáng tạo và được các nhà lập pháp sử dụng để gắn nó với một tổ chức khi có những điều kiện nhất định nhằm tạo cho tổ chức có được hưởng đối xử giống như một cá nhân. Bởi vậy, có thể nói pháp nhân chính là "con người" của pháp luật. ở Việt Nam, một tổ chức được coi là pháp nhân khi hội đi những điều kiện được quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cùng với việc quy định các điều kiện trở thành pháp nhân, Điều 75 và Điều 76 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã ghi nhận các loại pháp nhân, trong đó có: (i) Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên, bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác (xem Điều 75 Bộ luật Dân sự) và pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên, gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội . nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác (xem Điều 76 Bộ luật Dân sự). Tuy nhiên, không phải mọi tổ chức có tư cách pháp nhân đều có thể trở thành thương nhân mà một tổ chức chỉ được coi là thương nhân là pháp nhân khi nó hội đủ các điều kiện của pháp nhân theo Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, đồng thời có đủ các dầu hiệu của thương nhân. Pháp nhân thương mại chính là thương nhân, còn pháp nhân phi thương mại mặc dù không phải là thương nhân nhưng cũng có thể tham gia các quan hệ thương mại trong những trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật thương mại. Xét các dấu hiệu pháp lý của thương nhân và tiêu chuẩn pháp lí của pháp nhân, hiện nay ở nước ta, các thương nhân là pháp nhân chủ yếu bao gồm: (i) Thương nhân là các DNNN; (ii) nhân là các CTCP, công ty TNHH, công ty hợp danh. Thương nhân là các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; (ii) Thương nhân là các CTCP, công ty TNHH, công ty hợp danh. Ngoài các đặc điểm của thương nhân nói chung, các thương nhân là pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, tài sản của pháp nhân. Ngoài ra, mỗi loại thương nhân còn có những đặc điểm riêng biệt, tương ứng với hình thức tổ chức của mình.
Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Khái niệm và đặc điểm pháp lý của thương nhân được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Khái niệm và đặc điểm pháp lý của thương nhân có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm