Khái niệm và phân loại sự kiện pháp lí

25/02/2023
Để một quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật, trước hết cần có các quy phạm pháp luật, nếu không có sự tác động của các quy phạm pháp luật thì quan hệ xã hội không thể trở thành quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, nếu chỉ có pháp luật xác định quan hệ nào là quan hệ pháp luật thì cũng chưa thể có quan hệ pháp luật cụ thế xảy ra trên thực tế. Như vậy, để có quan hệ pháp luật nảy sinh trong thực tế, thì cần có sự kiện pháp lí.

I- KHÁI NIỆM SỰ KIỆN PHÁP LÍ

Sự kiện pháp lí là sự kiện thực tế mà khỉ chúng xảy ra được pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chẩm dứt quan hệ pháp luật.

Sự kiện pháp lí là những sự kiện trong số các sự kiện xảy ra trong thực tế, là bộ phận của chúng. Thông thường, một sự kiện thực tế được coi là sự kiện pháp lí chỉ khi chúng được pháp luật quy định. Cùng một sự kiện pháp lí nhưng có thể làm phát sinh quan hệ pháp luật này đồng thời có thể làm thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật khác.

Việc xác định một sự kiện nào là sự kiện pháp lí cũng như thời điểm nó xảy ra có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đó chính là căn cứ pháp lí xác định thời điểm quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt, nói cách khác đó là căn cứ pháp lí xác định thời điểm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ pháp luật đối với nhau.

II- PHÂN LOẠI SỰ KIỆN PHÁP LÝ

Sự kiện pháp lí rất đa dạng và phức tạp, có thể xảy ra do biến cố của thiên nhiên, quy luật sinh tồn hoặc sự tác động của con người... Do vậy, cần thiết phải có sự phân loại sự kiện pháp lí để làm rõ ý nghĩa của sự kiện pháp lí trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật cũng như vai trò của nó đối với sự vận động của các quan hệ pháp luật.

(i) Dựa vào tiêu chuẩn ỷ chỉ, sự kiện pháp lí được chia thành sự biến và hành vi.

Sự biến là những hiện tượng xảy ra nằm ngoài ý chí của con người (con người không điều khiển được). Chẳng hạn, cái chết của con người làm chấm dứt quan hệ pháp luật vợ chồng, cha mẹ con cái...

Hành vi là những xử sự của con người, biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Chẳng hạn, hành vi giao kết họp đồng kinh tế, hành vi bỏ mặc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng... Hành vi gồm hai loại là hành vi hợp pháp và hành vi bất họp pháp. Hành vi sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong các chương sau của giáo trình này.

(ii) Dựa vào số lượng sự kiện thực tế tạo thành sự kiện pháp lí, sự kiện pháp lí được chia thành hai loại là sự kiện pháp lí đơn nhất và sự kiện pháp lí phức họp.

Sự kiện pháp lí đơn nhất là sự kiện chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn sự kiện thực tế này với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Chẳng hạn, hành vi xâm phạm đến tính mạng, tài sản của người khác.

Sự kiện pháp lí phức hợp là sự kiện bao gồm nhiều sự kiện thực tế mà nếu thiếu đi một trong các sự kiện cấu thành tập họp đó thì quan hệ pháp luật không thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Chẳng hạn, người lao động chỉ được nghỉ hưu (chấm dứt quan hệ pháp luật lao động) khi họ có đủ các điều kiện về độ tuổi, số năm công tác, quyết định cho nghỉ hưu của chủ thể có thẩm quyền...

Xem thêm: Khái niệm và các hình thức của thực hiện pháp luật

Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Lý Luận chung về nhà nước và pháp luật - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).


 

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm và phân loại sự kiện pháp lí

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.58653 sec| 935.953 kb