Khái niệm về liên doanh

08/08/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản xuất, cùng quản lý và chia lãi theo phương thức thỏa thuận.

1- Căn bản về liên doanh

Chủ thể liên doanh có thể tham gia thành lập nhiều đơn vị kinh tế liên doanh khác nhau để phát huy các khả năng, thế mạnh kinh tế, kĩ thuật của mình.

Việc liên doanh được thực hiện dưới các hình thức hợp tác như giữa hai hay nhiều doanh nghiệp tham gia mang quốc tịch khác nhau, giữa doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp ở trong nước hoặc doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc với nhà đầu tư nước ngoài, giữa các doanh nghiệp liên doanh với nhau, giữa Chính phủ các nước với nhau.

Một hướng khác để thâm nhập thị trường nước ngoài là liên kết với những xí nghiệp thương mại của nước đối tác nhằm mục đích tạo ra những cơ sở sản xuất và marketing. Hoạt động liên doanh khác với xuất khẩu ở chỗ có hình thành một quan hệ hợp tác, do vậy mà có những cơ sở sản xuất được xây dựng ở nước ngoài. Nó cũng khác với đầu tư trực tiếp ở chỗ là tại nước đối tác có hình thành một sự liên kết với một tổ chức sở tại nào đó. Có bốn kiểu xí nghiệp liên doanh.

Cấp giấy phép sản xuất. Đây là một trong những cách đơn giản nhất để lôi cuốn những người sản xuất vào marketing quốc tế. Người cấp giấy phép thỏa thuận với người được cấp giấy phép ở thị trường nước ngoài về việc trao quyền sử dụng quy trình sản xuất, nhân hiệu hàng hóa, bản quyền, bí quyết thương mại hay một giá trị khác nào đã để đổi lấy tiền the quyền hay tiền cấp giấy phép.

Người cấp giấy phép có điều kiện thâm nhập - thị trường với rủi ro nhỏ nhất, còn người được cấp giấy phép không phải bắt đầu từ đầu, bởi vì họ đã có ngay kinh nghiệm sản xuất, hàng hóa hay tên tuổi đã nổi tiếng. Thông qua việc cấp giấy phép công ty Herbert đã đưa được vào thị trường Nhật các mặt hàng thực phẩm cho trẻ em của mình. Công ty Coca Cola" tiến hành hoạt động marketing quốc tế bằng cách cấp giấy phép sản xuất cho các doanh nghiệp ở khắp thế giới hay, nổi chính xác hơn, là dành cho họ đặc quyền thương mại, bởi vì công ty tự mình cung cấp nguyên liệu đậm đặc, cần thiết để sản xuất nước giải khát

Nhược điểm tiềm ẩn của việc cấp giấy phép là công ty không kiểm soát được người được cấp giấy phép như là đối với một xí nghiệp do chính mình thành lập. Ngoài ra, nếu người được cấp giấy phép thành đạt nhân thì lợi nhuận đều thuộc về họ và sau khi hết thời hạn hợp đồng công ty có thể thấy rằng tự mình đã tạo ra cho mình một đối thủ cạnh tranh.

Giao thầu sản xuất. Một phương án hoạt động nữa là ký kết hợp đồng với những người sản xuất sở tại về việc sản xuất hàng hóa. Công ty "Sirs" đã sử dụng phương pháp này để mở các cửa hàng bách hóa của mình ở Mêhicô và Tây Ban Nha, sau khi đã tìm được những người sản xuất lành nghề ở nước sở tại, có thể sản xuất được những mặt hàng mà công ty đang bán.

Nhược điểm của việc giao thầu sản xuất là ít kiểm soát được quá trình sản xuất và mất đi phần lợi nhuận tiềm ẩn liên quan đến việc sản xuất đó. Đồng thời nó cũng tạo cho công ty khả năng triển khai hoạt động nhanh hơn, ít rủi ro hơn và mở ra triển vọng hợp tác với người sản xuất sở tại hay mua luôn xí nghiệp của họ.

Quản lý theo hợp đồng. Trong trường hợp này công ty cung cấp cho đối tác nước ngoài "know-how" trong lĩnh vực quản lý, còn đối tác sẽ đảm bảo vốn cần thiết. Như vậy công ty không xuất khẩu hàng hóa, mà xuất khẩu dịch vụ quản lý. Phương pháp này được công ty "Hilton" sử dụng để tổ chức kinh doanh khách sạn trên khắp thế giới.

Quản lý theo hợp đồng là một phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài với rủi ro nhỏ nhất và có thu nhập ngay từ khi bắt đầu hoạt động. Nhưng không nên sử dụng nó nếu công ty có ít người quản lý giỏi có thể sử dụng để mang lại cho mình nhiều lợi ích hơn hay trong trường hợp tự tổ chức lấy toàn bộ doanh nghiệp sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn nhiều.

Ngoài ra, việc quản lý theo hợp đồng sẽ tước đi tạm thời khả năng công ty tự triển khai doanh nghiệp riêng của mình.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Xí nghiệp liên doanh

Xí nghiệp liên doanh là một sự liên kết những người góp vốn trong nước và nước ngoài nhằm mục đích xây dựng một xí nghiệp thương mại sở tại do họ cùng sở hữu và cùng quản lý. Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua một phần xí nghiệp sẵn có, công ty sở tại có thể trái một phần xí nghiệp sở tại của công ty nước ngoài, hay cả hai bên cùng góp sức thành lập một xí nghiệp hoàn toàn mới.

Xí nghiệp liên doanh có thể là cần thiết hay nên tổ chức vì những lý do kinh tế hay chính trị. Công ty có thể không có đủ nguồn tài chính, vật chất và khả năng quản lý để thực hiện dự án một mình. Và cũng có thể liên doanh là điều kiện mà Chính phủ nước ngoài đặt ra để cho phép thăm lập thị trường nước mình.

Thực tiễn liên doanh có một số nhược điểm nhất định. Các bên đối tác có thể bất đồng ý kiến về vốn đầu tư cơ bản, marketing và những nguyên tắc hoạt động khác. Trong khi nhiều công ty Mỹ đang ra sức sử dụng số vốn kiếm được vào việc tái đầu tư để mở rộng kinh doanh, còn các công ty sở tại thường lại muốn rút số vốn này ra. Trong khi các công ty Mỹ coi trọng vai trò của marketing thì các đối tác sở tại thường có thể hoàn toàn chỉ dựa vào việc tổ chức tiêu thụ. Hơn nữa liên doanh có thể cản trở công ty xuyên quốc gia thực hiện những mục tiêu chính trị cụ thể rong lĩnh vực sản xuất và marketing trên phạm vi toàn thế giới.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest 

Tags: Liên doanh,
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm về liên doanh

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.19796 sec| 954.148 kb