Khởi nghiệp và chọn mô hình hành nghề luật sư

"Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất bại là không dám mạo hiểm."

- Mark Zuckerberg

Khởi nghiệp và chọn mô hình hành nghề luật sư

Sau khi bạn đã quyết định chọn nghề luật sư là nghề nghiệp của mình và có khá đầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc hành nghề luật sư chuyên nghiệp. Bước kế tiếp cũng không kém phần quan trọng là bạn phải chọn cho mình một hình thức hoạt động hành nghề luật sư nào đó theo quy định của pháp luật về luật sư cho công ty luật của bạn.

Liên hệ

Giờ đây, sau khi bạn đã quyết định chọn nghề luật sư là nghề nghiệp của mình và có khá đầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc hành nghề luật sư chuyên nghiệp ví dụ như bạn đã có bằng cử nhân luật của một trường đại học danh tiếng ở trong hoặc ngoài nước, một số năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty luật có uy tín, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và thẻ luật sư để hành nghề luật sư chính thức. Bên cạnh đó, bạn đã được trang bị một số kỹ năng mềm phục vụ cho công việc chuyên môn, công tác quản trị công ty luật cùng một khoản tài chính kha khá dành cho việc thành lập và duy trì hoạt động tối thiểu từ 04 đến 06 tháng với giả định rằng công ty luật của bạn sẽ không có bất kỳ doanh thu nào trong thời gian đẩu hoạt động. Bước kế tiếp cũng không kém phần quan trọng là bạn phải chọn cho mình một hình thức hoạt động hành nghề luật sư nào đó theo quy định của pháp luật về luật sư cho công ty luật của bạn.

Theo quy định của pháp luật về luật sư, công ty luật của bạn có thể được thành lập và hoạt động dưới một trong hai hinh thức đó là văn phòng luật sư hoặc công ty luật. Sẽ không có một hình thức hoạt động nào được xem là hoàn hảo đối với bạn mà thực tế là mỗi hình thức hoạt động sẽ mang lại cho bạn những thuận lợi và khó khăn nhất định. Tùy thuộc vào điều kiện khởi nghiệp và mục tiêu phát triển cũng như trình độ chuyên môn hành nghê' của bạn và của những luật sư cộng sự mà bạn dự định hợp tác, bạn sẽ chọn một hình thức hoạt động nào đó được cho là phù hợp nhất để phát triển công ty luật của bạn.

1- Văn phòng Luật sư 

Theo hình thức hoạt động này, văn phòng luật sư của bạn sẽ do chính bạn thành lập và được tổ chức và hoạt động dưới hình thức như là một doanh nghiệp tư nhân. Điều này có nghĩa rằng với tư cách là luật sư sáng lập, bạn sẽ là Trưởng văn phòng và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư của bạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản cá nhân của bạn về tất cả các nghĩa vụ và trách nhiệm của văn phòng luật sư của bạn.

2- Công ty luật

Một hình thức hoạt động khác mà bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn là thành lập công ty luật dưới một trong hai hinh thức đó là công ty luật hợp danh hay công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Trong khi công ty luật hợp danh phải do ít nhất hai luật sư thành lập, bao gồm bạn và ít nhất là một luật sư hợp tác và không có thành viên góp vốn thì công ty luật trách nhiệm hữu hạn sẽ bao gồm hai loại là công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chỉ bao gồm một mình bạn và công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bao gồm bạn và tối thiểu một luật sư hợp tác.

Tuy nhiên, trong khi công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ cần 1 luật sư thành lập và người đó sẽ là người sở hữu thì công ty luật hợp doanh hoặc trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải do ít nhất hai luật sư thành lập. Bạn và các luật sư thành viên của công ty luật hợp danh, công ty luật có trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ thỏa thuận cử ra một người nào đó làm giám đốc.

3- Thời điểm nào là phù hợp để mời luật sư hợp tác

Chọn thời điểm phù hợp để mời luật sư hợp tác nhằm cùng nhau thành lập và vận hành công ty luật của bạn là việc làm rất hệ trọng đối với sự duy trì và phát triển công ty luật của bạn, nó thậm chí được ví von như việc bạn chọn một thời điểm thích hợp nào đó để kết hôn với người phối ngẫu của bạn. Nếu may mắn chọn đúng người, công ty luật của bạn sẽ sớm được thành công vì sức mạnh doanh nghiệp được gia tăng gấp bội ở nhiều khía cạnh. Ngược lại, nếu chọn sai người, nhiều khi các bên phải đường ai nấy đi giữa đường, đôi khi không còn muốn nhìn lại mặt nhau, khi đó bạn và các luật sư hợp tác có thể phải xây dựng lại mọi thứ từ đầu.

Việc chọn luật sư hợp tác có thể được thực hiện ở các thời điểm khác nhau trong suốt vòng đời hoạt động của công ty luật của bạn, tùy thuộc vào chiến lược và mục đích mà bạn muốn nhắm tới. Tại mỗi thời điểm, việc mời gọi luật sư hợp tác sẽ mang lại những thuận lợi cho bạn nhưng cũng ẩn chứa một số bất lợi nhất định và sẽ không có một cách nào được cho là hoàn hảo nhất cho bạn. Kinh nghiệm cho thấy rằng, đã có một số trường hợp xảy ra trên thực tế như được trình bày ngay dưới đây. Do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ những thuận lợi và bất lợi để chọn cho mình một thời điểm nào đó được xem như là phù hợp nhất với hoàn cảnh của công ty luật của bạn để mời gọi luật sư hợp tác.

■ Cách tiếp cận 1

Bạn tự mình trực tiếp thành lập, quản lý, điều hành công ty luật của bạn, được trực tiếp đưa ra các quyết định chuyên môn và quản trị cho đến khi công ty luật của bạn tìm được một chỗ đứng tương đối nào đó trên thị trường dịch vụ pháp lý. Sau đó, bạn mới tính đến chuyện tìm kiếm các luật sư hợp tác phù hợp để cùng nhau phát triển công ty luật của bạn.

Điểm thuận lợi của cách tiếp cận này chính là bạn có thể tự mình đề' ra các chính sách nội bộ, định hướng phát triển cho công ty luật của bạn cũng như khẳng định vai trò đầu tàu của bạn trong công ty luật của bạn trước khi có sự tham gia của các luật sư hợp tác khác. Điều này, trong một chừng mực nào đó, giúp giảm bớt những tranh cãi giữa bạn và những luật sư hợp tác mới có liên quan đến việc điều hành hoạt động và định hướng phát triển công ty luật của bạn. Từ đó, tránh xảy ra những tranh chấp và chia tay không đáng có giữa các bên. Bởi lẽ, tại thời điểm đó bạn đã khá vững vàng các nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng quản trị doanh nghiệp và ít nhiều đã có được sự tôn trọng nhất định từ các luật sư hợp tác mới tham gia vào công ty luật của bạn.

Tuy nhiên, điểm bất lợi của cách tiếp cận này chính là việc công ty luật của bạn sẽ phát triển một cách chậm chạp và khó có bất kỳ sự đột phá nào đáng kể để có được một vị trí xứng đáng trên thị trường pháp lý. Bên cạnh đó, cũng không có gì chắc chắn rằng những luật sư hợp tác mà bạn mời gọi sẽ chấp nhận việc điều hành và quản lý của bạn để những luật sư hợp tác đó có thể toàn tâm toàn ý cho các công việc chuyên môn hay tập trung vào một số công tác quản trị công ty luật nào đó mà bạn phân công trong công ty luật của bạn.

■ Cách tiếp cận 2

Bạn lựa chọn mời gọi các luật sư hợp tác từ chính đội ngũ nhân viên của mình tại thời điểm công ty luật của bạn đã tìm được một chỗ đứng nào đó trên thị trường pháp lý Trong thời gian từ khi khởi nghiệp cho đến khi công ty luật của bạn tìm được chỗ đứng trên thị trường pháp lý, bạn sẽ phải bỏ ra khá nhiều thời gian, công sức để huấn luyện đội ngũ nhân viên cấp dưới của bạn để tạo ra một thế hệ luật sư có tiềm năng được đề bạt thành các luật sư thành viên chính thức để rồi trong khoảng từ 05 đến 07 năm sau bạn sẽ chính thức hợp tác với họ với tư cách là các luật sư thành viên.

Điểm thuận lợi của cách tiếp cận này là nó phần nào giúp hạn chế những rủi ro cho bạn khi mời gọi các luật sư hợp tác bên ngoài. Vì bạn có điều kiện làm việc với những nhân viên tiềm năng trong một khoảng thời gian dài, nên bạn sẽ có thể đánh giá một cách khách quan những kiến thức pháp luật, năng lực chuyên môn, khả năng hành nghề, tính tình, thái độ làm việc, V.V., của họ trước khi bạn quyết định đề' bạt họ vào vị trí luật sư thành viên chính thức trong công ty luật của bạn. Do đó, khả năng bạn đánh giá sai về họ là không cao và có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, vì họ đã từng là nhân viên của bạn cho nên trong một chừng mực nào đó bạn vẫn được họ tôn trọng và như vậy thì bạn vẫn có thể tiếp tục kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty luật của bạn thêm một thời gian tương đối dài nữa.

Tương tự như cách tiếp cận đầu tiên, cách tiếp cận này cũng khiến cho việc phát triển công ty luật của bạn diễn ra khá chậm chạp trong thời gian đầu. Hơn thế nữa, cũng chưa có gì đảm bảo một cách chắc chắn là trong số các nhân viên tiềm năng đó sẽ có người đáp ứng được các điều kiện theo tiêu chí mà bạn đặt ra để được bạn đề bạt trở thành luật sư thành viên chính thức trong công ty luật của bạn. Nếu có người nào đó hội đủ những điều kiện như thế thì rủi ro vẫn có thể xảy

ra với bạn đó là có thể họ sẽ không chịu ở lại làm việc cho công ty luật của bạn cho đến ngày họ được đề bạt. Thậm chí nếu họ đã được bạn đề bạt thì mối lo đó cũng chưa phải là chấm dứt vi không có gì chắc chắn họ sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài với công ty luật của bạn. Họ cũng có những hoài bão cá nhân và muốn thực hiện chứng khi có đủ điều kiện và có thể thực tế là họ chưa tìm thấy cách để họ có thể thực hiện những hoài bão đó trong công ty luật của bạn.

■ Cách tiếp cận 3

Bạn sẽ mời các luật sư hợp tác tiềm năng ngay từ đầu khi bạn chuẩn bị thành lập công ty luật của bạn để tận dụng sự hỗ trợ nhiều mặt của họ làm đòn bẩy cho sự phát triển của công ty luật của bạn. Theo cách này, bạn và những luật sư thành viên khác sẽ cùng nhau góp vốn và tham gia điều hành công ty luật ngay từ đầu và mỗi người sẽ được phân công đảm nhận một vài lĩnh vực nào đó trong công ty luật theo sự thỏa thuận giữa các bên.

Cách tiếp cận này sẽ giúp giảm bớt rủi ro về tài chính, quản trị, công việc pháp lý của khách hàng cho những luật sư mới khởi nghiệp như bạn. Một điều rõ ràng rằng khi có nhiều người cùng tham gia thành lập công ty luật thì việc đóng góp tài chính ban đầu của mỗi người sẽ giảm bớt đi đáng kể, và nếu gặp rủi ro hoạt động kinh doanh bị thua lỗ thì thiệt hại tài chính cũng sẽ được san sẻ giữa các luật sư thành viên sáng lập.

Trong thời gian đầu mới thành lập, công ty luật của bạn sẽ có nhiều công việc về quản trị nội bộ cần người đảm trách, do đó việc có thêm các luật sư thành viên để san sẻ gánh nặng quản trị, ví dụ như một người sẽ đảm nhận về tài chính, kế toán, một người khác sẽ đảm nhận về nhân sự, hành chính, và một người khác nữa sẽ đảm nhận về công việc phát triển kinh doanh, V.V., là một lợi thế không nhỏ cho công ty luật của bạn.

Ngoài ra, việc có nhiều luật sư thành viên cùng tham gia và mỗi người có những mối quan hệ cộng đồng, xã hội khác nhau sẽ giúp cho công ty luật của bạn có được nhiều cơ hội có được khách hàng hơn và sẽ mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho công ty luật của bạn, phần nào giảm bớt rủi ro là doanh thu sẽ không đủ để trang trải chi phí phát sinh trong thời gian đầu mới thành lập công ty luật của bạn. Bên cạnh đó, việc có nhiều luật sư thành viên cùng tham gia hành nghề' luật sư trong cùng công ty luật, các luật sư thành viên sẽ có thể thỏa thuận phân công từng người đảm nhận một hay một vài lĩnh vực pháp luật nào đó. Điều này ít nhiều sẽ giúp cho công ty luật của bạn có thể cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu ở nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau và đây chắc chắn là một lợi thế không nhỏ cho công ty luật của bạn.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng ẩn chứa một số bất lợi mà có thể gây cản trở cho sự phát triển công ty luật của bạn về sau. Việc có nhiều luật sư thành viên cùng điều hành và phát triển công ty luật của bạn ngay từ đầu tất yếu sẽ dẫn đến tình huống là không có ai thật sự có vai trò, vị trí, kiến thức pháp luật, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành nghề, hay uy tín vượt trội so với những người còn lại cho nên sẽ dễ xảy ra tình trạng không ai chịu nghe ai, mạnh ai nấy làm theo cách riêng của mình mà không sợ bị hạn chế hay chế tài nghiêm khắc từ những người khác. Như vậy, công ty luật của bạn sẽ không có một người thủ lĩnh thực sự để dẫn dắt, điều hành mọi hoạt động và từ đó có thể dẫn đến tình trạng manh mún, không có tính tập trung cao, tổ chức dễ bị chia bè, kết nhóm để phục vụ cho mục đích cá nhân riêng của từng luật sư thành viên thay vì cho mục đích chung của công ty luật của bạn. Điều này không sớm thì muộn cũng dẫn đến chia, tách trong trung và dài hạn công ty luật của bạn.

Một cách để giảm bớt những bất lợi này chính là trong các luật sư thành viên trong công ty luật của bạn phải có người có kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề, trình độ, uy tín, tuổi tác cao hơn so với những người còn lại và được mọi người kính trọng và đề cử người này đứng ra đứng đầu và dẫn dắt công ty luật của bạn tiến về phía trước. Tuy nhiên, nếu làm theo điều này thì có thể bạn sẽ không được bầu chọn làm luật sư điều hành công ty luật của bạn.

4- Làm thế nào để chọn luật sư hợp tác phù hợp

Trên thực tế, việc lựa chọn luật sư hợp tác phù hợp sẽ tùy thuộc rất nhiều vào tính cách của bạn và cả hoàn cảnh tại thời điểm mà bạn đưa ra quyết định. Do đó, việc tìm kiếm và đặt ra một tiêu chí, chuẩn mực chung cho việc chọn lựa luật sư hợp tác mà có thể phù hợp cho mọi tình huống là điều rất khó. Mỗi người mỗi cảnh, cho nên bạn hãy tự cảm nhận, suy xét và đưa ra quyết định riêng cho mình.

Dưới đây là một số kinh nghiệm thực tiễn của tác giả trong gần 25 năm hành nghề luật sư chuyên nghiệp, bạn hãy cân nhắc sử dụng nếu thấy những kinh nghiệm đó phù hợp với bạn:

■ Khi chọn luật sư hợp tác, bạn nên chọn người có năng lực chuyên môn trong các lĩnh vực pháp luật mà công ty luật của bạn chưa có hay nếu có thì cũng không giỏi vì điều này sẽ giúp tăng tính kết nối giữa các luật sư thành viên, mỗi luật sư thành viên sẽ có cảm nghĩ rằng họ là một trong những mảnh ghép không thể thiếu trong một bức tranh tổng thể của công ty luật của bạn. Mọi người cần họ và họ cũng cần mọi người để cùng nhau phát triển công ty luật của bạn. Có được như vậy, mọi người trong công ty luật của bạn mới có thể đoàn kết, đồng lòng nhìn vê' một hướng cho sự phát triển chung của công ty luật của bạn theo như câu tục ngữ: “một cây ỉàm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

■ Bạn cũng nên tìm hiểu một cách kỹ lưỡng tính cách của các ứng viên tiềm năng và chỉ chọn những người thực sự có khát vọng thay vì những người có tham vọng. Như bạn đã biết, người có khát vọng là người thường xem nhẹ những khó khăn, thiếu thốn, trở ngại, chông gai thực tại và luôn nhìn về' phía trước theo một hay nhiều mục tiêu mà đã được họ xác định một cách cụ thể ngay từ đầu với cái đầu và con tim trong sáng.

Người có khát vọng sẽ không nề hà khó khăn, đồng cam cộng khổ với bạn trong thời gian đầu khởi nghiệp để đạt được những mục tiêu phát triển lâu dài cho công ty luật của bạn và không bao giờ có ý định tiếm quyền, lấn lướt hay thậm chí là không hợp tác với bạn. Người có khát vọng cũng luôn khắt khe với chính bản thân của họ không kém người tham vọng, họ cũng không bằng lòng với chính mình và luôn đặt ra những mục tiêu thách thức cho chính họ trong việc học tập, nỗ lực phấn đấu để đạt được những mục tiêu mà họ đề ra. Ví dụ, họ sẽ không bằng lòng với học vị cử nhân luật của mình, họ luôn muốn phấn đấu để có được bằng tiến sĩ luật chẳng hạn, hay họ không bằng lòng ở vị trí là một luật sư không tên tuổi và muốn trở thành một luật sư chuyên ngành nổi tiếng trong một lĩnh vực pháp luật đặc thù nào đó. Một khi có được môi trường và điều kiện thuận lợi, người có khát vọng sẽ như được tiếp thêm sức mạnh, chắp thêm đôi cánh mới để họ có thể bay cao, bay xa và đạt được những gì họ mong muốn cũng như giúp các đối tác của họ cùng thăng hoa với họ.

Ngược lại, với người có tham vọng thì họ thường sẽ luôn ảo tưởng về khả năng thật sự của họ, luôn nghĩ rằng họ là một người tài giỏi, đứng cao hơn những người khác, ít khiêm tốn, khách quan và tỉnh táo để nhận xét về bản thân họ, họ muốn mọi người phải luôn thấp hơn họ một cái đầu trong mọi khía cạnh dù họ thật sự không có năng lực như vậy. Bên cạnh đó, người tham vọng cũng luôn không bằng lòng với chính minh, không bao giờ biết nhận lỗi, không thấy cần thiết phải phấn đấu rèn luyện gì thêm cho bản thân họ. Không dừng lại ở đó, người tham vọng thường chỉ làm những công việc gì nào đó mà có thể mang lại lợi ích cho bản thân họ, thỏa mãn tham vọng của họ, thay vì nghĩ đến lợi ích của tập thể và hệ quả là nó sẽ tạo nên sự thất vọng, oán trách, thiệt hại cho những người hợp tác với họ.

Tuy nhiên, với những người mà không có cả tham vọng lẫn khát vọng thì bạn cũng không nên chọn họ làm luật sư hợp tác với bạn. Nhìn chung, những người này thường không có chính kiến, không có ý chí phấn đấu, động lực làm việc. Họ xem công ty luật của bạn như là một nơi trú ẩn an toàn cho họ trong một khoảng thời gian khó khăn nào đó của họ. Nếu làm việc trong công ty luật của bạn thì những người này không những không có đóng góp gì đáng kể trong công việc hằng ngày mà còn

Có thể làm cho công ty luật của bạn bị trì trệ, tạo sức ỳ cho nhân viên, tốn kém chi phí để chi trả thu nhập cao cho họ và còn nhiều hệ lụy khác nữa.

■  Cũng sẽ có người khuyên bạn rằng khi chọn lựa luật sư hợp tác thì không nên chọn những người khác vùng miền với bạn vì văn hóa của từng vùng miền sẽ tương đối khác nhau và tất yếu sẽ dẫn đến sự va chạm hay khó hòa hợp khi làm việc chung với nhau. Tuy nhiên, cũng như mọi vấn đề ưong cuộc sống, sự khác biệt vùng miền cũng có mặt phải và mặt trái của nó. Con người của mỗi vùng miền sẽ có những tính cách điển hình cho từng vùng miền đó, ngoại trừ một số ngoại lệ nào đó và khi nói đến tính cách thì dĩ nhiên sẽ có những cái tốt và cái xấu, cái có lợi và bất lợi cho công ty luật của bạn.

Trong trường hợp này, thay vì bỏ qua các đối tượng tiềm năng chỉ vì sự khác biệt vùng miền thì bạn nên tìm cách tận dụng những sự khác biệt đó để tạo ra lợi ích cho công ty luật của bạn từ những cái tốt của họ mà nhiều khi bạn không thể nào có được. Song song đó, bạn cũng cần chú ý và có hướng xử lý phù hợp để giảm bớt những ảnh hưởng xấu từ những sự khác biệt này. Nếu làm được như vậy, bạn sẽ không bỏ lỡ cơ hội sử dụng người tài trong khi vẫn đảm bảo sự hợp tác lâu dài của họ trong công ty luật của bạn.

■  Cũng sẽ có người khuyên bạn không nên hợp tác với những người trước đây đã từng rơi vào các trường hợp chia tách công ty luật vì những trường hợp chia tách tương tự cũng có thể xảy ra với công ty luật của bạn khi bạn hợp tác với họ. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng khi đã quyết định hợp tác thì các bên ai cũng đều mong muốn đồng hành với nhau một cách lâu dài để cùng nhau phát triển công ty luật chứ không ai muốn xảy ra chia tách. Việc chia tách, dù dưới bất kỳ lý do gì và dưới bất kỳ hình thức nào, cũng luôn là một trải nghiệm khó khăn đối với mỗi người và không ai muốn nó tiếp tục được lặp lại. Những người đã trải qua trường hợp như vậy thường đã từng
trải nghiệm về việc chia tách cho nên họ sẽ luôn cố gắng tìm cách hạn chế những nguyên nhân gây ra chia tách trước đây mà họ đã từng gặp phải và như vậy sẽ giảm bớt đáng kể khả năng việc hợp tác với bạn sẽ không thành công.

5- Hình thức khởi nghiệp nghề luật sư

Câu chuyện này cũng tương tự như câu chuyện về một người đàn ông có cuộc hôn nhân lần thứ hai sau khi đã có cuộc hôn nhân đổ vỡ với người vợ trước đó. Khi đó, người đàn ông thường sẽ cố giữ cho cuộc hôn nhân lần thứ hai được bền vững hơn vì họ đã có những trải nghiệm đớn đau của lần đổ vỡ trước đó cho nên họ sẽ tinh tế hơn trong việc chọn lựa người bạn đời mới của mình, họ đã thấy được những mặt trái của việc ly hôn, thấy được những thiệt hại vật chất và tinh thần từ sự việc ấy không chỉ đối với họ, với người phối ngẫu của họ mà còn cho con cái của họ. Do đó, họ sẽ cố gắng kiềm chế cảm xúc, hành vi, tập tính bao dung để thỏa hiệp với đối tác thay vì tìm cách đối đầu nhau để rồi dẫn đến mối lương duyên bị đổ vỡ và các bên đều chịu thiệt hại.

Sau khi đã tích lũy được cho mình một cách khá đầy đủ những điều kiện cần thiết ví dụ như vốn góp, chứng chỉ hành nghề luật sư, kiến thức pháp luật, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm hành nghề cần thiết cho việc khởi nghiệp với nghề luật sư thì vấn để tiếp theo mà bạn cần phải quan tâm là việc lựa chọn cho mình một hình thức hoạt động phù hợp theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn đang rất phổ’ biến tại Việt Nam vì tính chất đối vốn và chịu trách nhiệm hữu hạn của nó. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức hoạt động nào sẽ còn tùy thuộc phần lớn vào chiến lược cũng như mục tiêu phát triển nghề nghiệp lâu dài của bạn. Lựa chọn hình thức hoạt động đúng sẽ giúp tại từng thời điểm trong vòng đời doanh nghiệp của bạn sẽ có được lợi thế không nhỏ khi bạn tham gia vào thị trường dịch vụ pháp lý đẩy tính cạnh tranh như hiện nay.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc đến thời điểm mời các luật sư hợp tác tham gia vào công ty luật của bạn. Việc lựa chọn các tiếp cận phù hợp và đúng thời điểm sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.

Nguồn: Sách "Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề Luật sư" của Luật sư Nguyễn Hữu Phước - Công ty Luật Phuoc & Partner.

 

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Khởi nghiệp và chọn mô hình hành nghề luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.50733 sec| 1151.508 kb