Kĩ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng của Luật sư

11/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

Luật sư là người khách quan đứng bên ngoài vụ việc, có kiến thức và trải nghiệm, có thể chia sẻ, tư vấn han đầu cho khách hàng. Tuy nhiên, những áp lực của khách hàng đến lượt mình đã tác động đến nhận thức, trách nhiệm của Luật sư khi tiếp nhận yêu cầu và tham gia tố tụng, thậm chí họ đưa ra những yêu cầu vượt quá khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư nên Luật sư cần có kĩ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng.

Trao đổi và đề xuất Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527

Kĩ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng

Do tính chất, đặc điểm của các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như đã nêu trên, liên quan trực tiếp đến các vấn đề kinh tế, lợi ích, tìm kiếm lợi nhuận trái pháp luật, hoặc gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, từ các nguồn thông tin khác nhau, khách hàng hoặc thân nhân gia đình họ biết được những nguy cơ có thể xảy ra đối với người thực hiện hành vi bị coi là tội phạm. Họ tìm đến Luật sư với mong muốn có đánh giá, tiên lượng về diễn biến vụ việc, khả năng bị khởi tố, bắt tạm giam, những hệ lụy có thể phát sinh, từ đó có nhu cầu bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ. Đó là chưa kể , nếu khách hàng bị khởi tố, bắt tạm giam, thân nhân của họ tìm đến Luật sư trong tâm trạng lo lắng, hoảng sợ, lúng túng, nên Luật sư là người khách quan đứng bên ngoài vụ việc, có kiến thức và trải nghiệm, có thể chia sẻ, tư vấn han đầu cho khách hàng.

Tuy nhiên, những áp lực của khách hàng đến lượt mình đã tác động đến nhận thức, trách nhiệm của Luật sư khi tiếp nhận yêu cầu và tham gia tố tụng, thậm chí họ đưa ra những yêu cầu vượt quá khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư. Do đó, khó khăn chủ yếu đối với Luật sư khi tiếp xúc khách hàng ban đầu là làm sao nhận diện, chia sẻ được những vấn đề phát sinh trong thực tế và nhu cầu rất cao của khách hàng, xác định được hướng đi của tiến trình tố tụng. Vì vậy, khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, luật sư cần lưu ý những điểm sau đây:

Thứ nhất, thông qua thông tin do khách hàng hoặc gia đình họ cung cấp, việc nhận diện ban đầu về tính chất, mức độ, hậu quả và những hệ lụy phát sinh từ vụ án có ý nghĩa rất quan trọng đối với Luật sư, quyết định việc Luật sư có khả năng tiếp nhận yêu cầu của khách hàng hay không. Mặt khác, do thời hạn điều tra các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thường kéo dài, cần dự liệu những bước đi, giải pháp khi Luật sư tham gia tố tụng , những khó khăn và tình huống có thể gặp phải những việc Luật sư có thể giúp cho thân nhân của bị can, bị cáo ...

Luật sư thông qua các câu hỏi khi tiếp xúc, cần nắm bắt thêm thông tin từ khách hàng về nhân thân, quá trình công tác, lịch sử thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, nguyên nhân, bối cảnh xảy ra vụ án, hoàn cảnh hiện nay của khách hàng và gia đình. Nếu khách hàng cởi mở, Luật sư có thể hỏi thêm về mối quan hệ nội tại trong gia đình, lý giải động cơ thực hiện hành vi bị coi là vi phạm, suy nghĩ, nhận thức của khách hàng về nhu cầu nhờ Luật sư.

Mỗi Luật sư, tùy theo kinh nghiệm và khả năng của mình, cần trao đổi thẳng thắn với khách hàng về tính chất, mức độ và sự quan tâm của dư luận về vụ án, không nên hứa hẹn về khả năng giải quyết hoặc cam kết về kết quả vụ án. Không gian ấm áp, tác phong ứng xử cân trọng, tìm hiểu chi tiết và sự chân thành lăng nghe sẽ tạo sự tin cậy của khách hàng đối với Luật sư. Có thể nói, buổi tiếp xúc đầu tiên và những gì Luật sư trao đổi với khách hàng sẽ còn đi theo suốt chặng đường tốt tụng gian nan sắp tới.

Thứ hai, trong buổi tiếp xúc khách hàng đầu tiên, Luật sư cần trao đổi, định hướng về việc thu thập, tiếp cận các nguồn tài liệu, chứng cứ do khách hàng hoặc gia đình cung cấp. Cần nhận thức là trong điều kiện việc tiếp xúc ban đầu với khách hàng, bản thân Luật sư cũng, chưa có nhiều thông tin, tài liệu để cân nhắc, xem xét quyết định tìm hiểu một số thông tin, tài liệu ban đầu như sau : quy , quy chế hoạt động của doanh nghiệp ... bày trực tiếp, Luật sư có thể đề nghị khách hàng cung cấp hoặc tự mình, có nhận trách nhiệm bào chữa hay không. Do đó, bên cạnh việc trình bày trực tiếp, Luật sư có thể đề nghị khách hàng cung cấp hoặc tự mình tìm hiểu một số thông tin, tài liệu ban đầu như sau:

- Cần thu thập từ bản thân người đó, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của họ về pháp nhân mà họ làm Giám đốc hoặc có trách nhiệm quản lý, hoặc liên hệ nhờ sự giúp đỡ của chính doanh nghiệp; các quyết định bổ nhiệm, phân công công việc; điều lệ  nội quy, quy chế hoạt độngcủa doanh nghiệp....

- Liên quan tới việc quản lý tài sản hoặc ngành nghề kinh doanh mà khách hàng là người chịu trách nhiệm, cần thu thập các văn pháp luật điều chỉnh phạm vi của các quan hệ nói trên. Nguồn văn bản này là từ các tập hệ thống hóa các văn bản pháp luật chuyên ngành các website dữ liệu văn bản pháp quy chính thức của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các Công ty kinh doanh và cung cấp phần mềm các văn bản pháp quy ...

- Cần thu thập các chứng từ, tài liệu liên quan đến nội dung, tính chất vụ việc bị coi là xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà khách hàng bị quy kết, cụ thể như các hợp đồng, chứng từ thanh toán, thu chi, các biên bản thanh lý, hồ sơ báo cáo, quyết toán thuế, các tài liệu giao dịch trao đổi qua lại giữa các pháp nhân, cá nhân liên quan ...

- Thu thập các tài liệu về nhân thân và gia đình, quá trình công tác làm việc, thành tích cá nhân, khen thưởng của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền, các hoạt động thiện nguyện, tình trạng sức khỏe ...

Thứ ba, nếu giữa Luật sư và khách hàng đã tạo được sự đồng thuận để có thể đảm nhận trách nhiệm bào chữa cho người đó hoặc theo đề nghị của thân nhân gia đình, một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng là hai bên thảo luận để đi đến ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thỏa thuận thù lao Luật sư một cách hợp lý, minh bạch, trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý và xác định mức thù lao như thế nào là hợp lý?

Về nguyên tắc, theo quy định tại Điều 54 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư, việc nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều này được hiểu, khi cung cấp dịch vụ pháp lý, Luật sư được nhận thù lao, nhưng bản chất việc cung cấp dịch vụ của Luật sư khác với các dịch vụ mua bán hàng hóa” khác, bởi lẽ khả năng cung cấp dịch vụ của Luật sư chính là kiến thức, kỹ năng, sự trải nghiệm, luận lý của Luật sư và tấm lòng tận tâm, trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng xã hội cao quý của nghề nghiệp Luật sư. Do đó, điều quan trọng trong nhận thức là thông để yêu tố dịch vụ lấn át tính chất phục vụ của Luật sư. Niềm tin của khách hàng đối với Luật sư không chỉ thông qua yếu tố thù lao luật sư, mà còn vào hình ảnh “ hiệp sĩ ” bảo vệ công lý, là chỗ dựa đáng tin cậy cho họ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật thương mại được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
0 bình luận, đánh giá về Kĩ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng của Luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.42270 sec| 954.195 kb