Kỹ năng của luật sư: chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự

Những kẻ ngu xuẩn cho rằng khi sự phán xét đối với cái ác bị trì hoãn, công lý không tồn tại; nhưng chỉ có sự ngẫu nhiên ở đây. Sự phán xét đối với cái ác nhiều khi bị trì hoãn một hai ngày, thậm chí một hai thế kỷ, nhưng nó chắc chắn như cuộc đời, nó chắc chắn như cái chết.

Thomas Carlyle, nhà triết học, sử học, Scotland

Kỹ năng của luật sư: chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự

Sau khi tòa án thụ lý vụ án, để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng cũng như đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ cần chuẩn bị đầy đủ những thủ tục, công việc trước khi tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự.

Phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự là phiên xét xử đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án. Hoạt động chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm của luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ bao gồm nhiều công việc hướng tới mục đích chung là bảo đảm sự chủ động, hiệu quả của việc bào chữa tại phiên tòa. Một số kỹ năng như nghiên cứu hồ sơ; thu thập, cung cấp, đánh giá và sử dụng chứng cứ; xây dựng phương án hỏi, chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. 

Liên hệ

I- LUẬT SƯ HÌNH SỰ CHUẨN BỊ THAM GIA PHIÊN TÒA SƠ THẨM

Phiên tòa hình sự sơ thẩm giữ vai trò quan trọng trong tố tụng hình sự. Đây là nơi điều tra công khai, thẩm tra các chứng cứ của vụ án với sự tham gia đầy đủ của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Thông qua phiên toà, các bên có quyền đưa ra những tài liệu, chứng cứ mới, có quyền yêu cầu triệu tập và xét hỏi người làm chứng mới... để thực hiện việc chứng minh; thể hiện quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án.

Đối với luật sư hình sự, dù là người bào chữa hay người bảo vệ quyền lợi cho đương sự, phiên tòa sơ thẩm cũng là nơi kết tinh kết quả lao động của luật sư từ các giai đoạn trước đó. Đây là nơi luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ thể hiện quan điểm của mình trước Hội đồng xét xử, những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa. Vì vậy, việc chuẩn bị cho phiên tòa sơ thẩm cần được tiến hành một cách chu đáo, tỉ mỉ, bởi lẽ, như mọi công việc khác, chuẩn bị tốt là đã bảo đảm cơ hội 50% thành công của luật sư hình sự.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.

II- LUẬT SƯ HÌNH SỰ CHUẨN BỊ THAM GIA PHIÊN TÒA SƠ THẨM

Hoạt động chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm của luật sư hình sự bao gồm nhiều công việc hướng tới mục đích chung là bảo đảm sự chủ động, hiệu quả của việc bào chữa tại phiên tòa. Các công việc chuẩn bị tham gia phiên tòa của luật sư hình sự cụ thể là:

Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự: đây là công việc luật sư hình sự cần tiến hành để nắm được bản chất của vụ án, định hướng cho các hoạt động tiếp theo của luật sư. Kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án sẽ là tiên đề, là cơ sở để xác định những vấn đề cần giải quyết trong vụ án, những vấn đề cần phải trao đổi với thân chủ, đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng, lên kế hoạch hỏi, định hướng bào chữa, bảo vệ cho thân chủ tại phiên tòa. Kết quả nghiên cứu hồ sơ là “chất liệu cho việc lập kế hoạch hỏi, soạn thảo luận cứ bào chữa, luận cứ bảo vệ. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án giúp luật sư nhìn nhận tổng quan vụ án một cách khách quan, có định hướng thu thập các chứng cứ trong vụ án có liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ cho thân chủ của mình.

Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ: Bộ luật tố tụng hình sự quy định người bào chữa có quyền “thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu” (điểm h khoản 1 Điều 73 Bộ Luật Tố tụng hình sự  năm 2015); người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền “Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu” (điểm a khoản 3 Điều 84 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015). Đây là công việc cần được tiến hành trong tất cả các giai đoạn tố tụng mà luật sư hình sự tham gia, trong đó có thời điểm chuẩn bị tham gia phiên tòa. Ngoài các chứng cứ, tài liệu về diễn biến vụ việc, các tài liệu về nhân thân của thân chủ cũng rất cần thiết cho việc chuẩn bị bào chữa, bảo vệ tại phiên tòa vì vấn đề nhân thân của bị cáo trong nhiều trường hợp có ý nghĩa định tội (ví dụ: từng bị xử phạt hành chính, từng bị kết án chưa được xóa án tích) và luôn là một trong các căn cứ quyết định hình phạt mà Hội đồng xét xử cần xem xét và cân nhắc trước khi tuyên án.

Luật sư hình sự phải thu thập hoặc tư vấn cho gia đình nộp cho các cơ quan tiến hành tố tụng tất cả những tài liệu liên quan đến hoạt động của bản thân, những bằng khen, giấy khen, tài liệu phản ánh hoàn cảnh sống đặc biệt có ý nghĩa giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Gặp thân chủ: Việc luật sư hình sự gặp, trao đổi với người mà mình bào chữa, bảo vệ có ý nghĩa rất quan trọng. Trong cuộc gặp, luật sư hình sự giải thích những vấn để pháp luật cần thiết, liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ đồng thời cũng là dịp để luật sư thu thập thêm thông tin về vụ án, về thân chủ, thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn cho thần chủ tham gia phiên tòa. Khi gặp gỡ thân chủ trước phiên tòa, luật sư thường trao đổi với thân chủ về các vấn đề như: những điểm chưa rõ trong hồ sơ mà khả năng thân chủ có thể làm rõ được; những điểm có mâu thuẫn trong lời khai của thân chủ và những người tham gia tố tụng; các tình tiết về hoàn cảnh phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ và những vấn đề về nhân thân của bị can, bị cáo, bị hại… Luật sư động viên tinh thần, giải thích về trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa, ý nghĩa của các chứng cứ quan trọng đối với kết quả giải quyết vụ án; phân tích và thống nhất với thân chủ về định hướng bào chữa, bảo vệ và phương án hỏi tại phiên tòa.

Chuẩn bị luận cứ bào chữa, luận cứ bảo vệ: đây là tài liệu bào chữa, bảo vệ mà luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ cần chuẩn bị trước khi tham gia phiên tòa. Đây là tài liệu thể hiện tập trung quan điểm, phương án bào chữa, bảo vệ của luật sư, là kết tinh kết quả nghiên cứu hồ sơ và các hoạt động khác của luật sư. Việc chuẩn bị luận cứ bào chữa, luận cứ bảo vệ càng chu đáo với định hướng phù hợp thì khả năng thành công của luật sư tại phiên tòa càng cao.

Dự kiến kế hoạch hỏi: Kế hoạch hỏi là tài liệu trong đó luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ dự kiến những vấn đề cần làm rõ tại phiên tòa, trình tự và nội dung những câu hỏi để làm rõ các vấn đề đó, dự kiến những tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa và các phương án giải quyết. Luật sư dự kiến kế hoạch hỏi tại phiên tòa để chủ động trong hoạt động hỏi, có thể hỏi đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, tránh trường hợp hỏi lan man, trùng lặp, không làm rõ được các vấn đề có lợi cho bị cáo. Kế hoạch hỏi là tài liệu quan trọng, cần thiết phải được chuẩn bị kỹ càng trước khi luật sư tham gia phiên tòa.

Các công việc khác trước khi ra phiên tòa: Trước khi tham gia phiên tòa, tùy từng vụ án, luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ còn cần thực hiện các công việc khác kiểm tra lại luận cứ bào chữa, luận cứ bảo vệ và kế hoạch hỏi; chuẩn bị các phương tiện, tài liệu liên quan.

Xem thêm: Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).             

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư: chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38333 sec| 1103.344 kb