Kỹ năng của luật sư: tham gia phiên tòa hình sự phúc thẩm

"Ở mặt tốt nhất, con người cao thượng nhất trong tất cả các loài động vật; tách khỏi luật lệ và công lý, anh ta trở thành tồi tệ nhất".

Aristotle, 384 TCN - 322 TCN, nhà bác học Hy Lạp cổ đại

Kỹ năng của luật sư: tham gia phiên tòa hình sự phúc thẩm

Phiên tòa phúc thẩm là phiên tòa xem xét lại bản án, quyết định đã được tòa án cấp dưới xét xử sơ thẩm, nhưng chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo, kháng nghị. Khi tham gia phiên tòa phúc thẩm theo sự yêu cầu của khách hàng,

Luật sư hình sự cần trao đổi lắng nghe khách hàng trình bày để nắm bắt nội dung sự việc, yêu cầu kháng cáo, nội dung trong kháng nghị (nếu có); nguyện vọng của khách hàng trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Qua đó Luật sư hình sự cần có những chuẩn bị cho giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, chú ý phần thủ tục bắt đầu phiên tòa và quá trình tranh tụng tại phiên tòa.

Liên hệ

I- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ HÌNH SỰ TRONG PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA PHÚC THẨM

Thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm. Vì vậy, khi theo dõi phần kiểm tra căn cước, giải thích quyền và nghĩa vụ của thân chủ, của những người có kháng cáo, người bị kháng cáo, kháng nghị hoặc người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị của chủ tọa phiên tòa, luật sư phải chú ý đến sự có mặt, vắng mặt của họ xem có đúng với quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm đã được giao hay không.

Tùy từng vụ án cụ thể, luật sư có thể đưa ra đề xuất đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm triệu tập người làm chứng quan trọng, người không kháng cáo, người không bị kháng cáo, kháng nghị đến phiên tòa phúc thẩm nhưng sự có mặt của họ tại phiên tòa phúc thẩm là có lợi cho thân chủ, làm sáng rõ hành vi của bị cáo, có phạm tội hay không phạm tội như bản án sơ thẩm đã tuyên hay không.

Một vấn đề khác cũng rất quan trọng đó là trong các vụ án đối với bị cáo đã có tiền án, tiền sự, đã bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong các bản án trước cần phải xác định tiền án, tiền sự đó có còn thời hiệu không, đã được xóa án tích chưa để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm; khi tổng hợp hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm đã trừ thời gian tạm giữ, tạm giam đó trong bản án sau chưa. Nếu chủ tọa phiên tòa chưa hỏi, chưa làm rõ, luật sư phải hỏi và làm rõ để đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm trừ vào thời hạn tạm giữ, tạm giam cho bị cáo trong bản án sau mà Tòa án cấp sơ thẩm khi tổng hợp bản án chưa trừ hoặc Tòa án cấp sơ thẩm đã tổng hợp bản án sai.

Tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, luật sư có thể xuất trình thêm tài liệu, đồ vật, chứng cứ mới thu thập được trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải có mối liên quan trực tiếp đến vụ án, có ý nghĩa chứng minh hành vi của bị cáo có cấu thành tội phạm hay không, nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội hoặc các tài liệu về các tình tiết giảm nhẹ của bị báo như: Đơn xin giảm hình phạt cho bị cáo của người bị hại, đại diện người bị hại trong trường hợp người bị hại đã chết hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại là người dưới 18 tuổi, đại diện hợp pháp của người có nhược điểm về thể chất, người đó có nhược điểm về tâm thần; giấy xác nhận của bị hại là bị cáo đã bồi thường xong phần dân sự của vụ án sau phiên toà sơ thẩm hoặc biên lai đã nộp tiền bồi thường, tiền phạt tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc các tài liệu về Huân huy chương, về gia đình có công để đề nghị Toà án cấp phúc thẩm xem xét.

Tiếp xúc với bị cáo tại phiên tòa để trao đổi các vấn đề mới phát sinh tại phiên tòa theo đúng quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự. Trên thực tế, luật sư có thể gặp bị cáo trước khi phiên tòa bắt đầu, còn sau khi phiên tòa nghỉ buổi trưa hoặc buổi chiều thì cảnh sát sẽ dẫn giải bị cáo về trại tạm giam. Trường hợp bị cáo là người già yếu hoặc ốm đau, bệnh tật luật sư có thể đưa ra đề xuất đề nghị chủ tọa phiên tòa cho bị cáo được ngồi tại chỗ để trình bày, trả lời những câu hỏi của Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát hoặc của luật sư khác.

Về vấn đề thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị: Việc tư vấn cho bị cáo về các yêu cầu kháng cáo, thời điểm cần thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo luôn theo hướng có lợi nhất cho bị cáo, thậm chí khi xét thay bản án sơ thẩm đã xử là có căn cứ và đúng pháp luật thì có thể chấp nhận rút kháng cáo để tự nguyện sớm đi thi hành bản án sơ thẩm.

- Luật sư tư vấn thay đổi kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm:

Ví dụ 8: Trong vụ án Châu Thị Thu Ng và đồng phạm khác bị Tòa án cấp sơ thẩm thành phố H xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức hình phạt cụ thể: Châu Thị Thu Ng chung thân, Nguyễn Trường S 6 năm tù, Lê Hồng C 4 năm tù, Nguyễn Vũ H 30 tháng tù, Nguyễn Thị T 7 năm tù, Lưu Thị T 36 tháng tù, Phạm Thị H 36 tháng tù, Đoàn Thanh T 24 tháng tù...

Trong quá trình xét xử sơ thẩm, tất cả các bị cáo đều có luật sư bào chữa, có bị cáo có tới 5 luật sư bào chữa, tất cả các luật sư đều bào chữa cho các bị cáo theo định hướng không phạm tội. Sau khi xét xử sơ thẩm tất cả các bị cáo đều đồng loạt kháng cáo kêu oan, tuy nhiên, trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm, trừ bị cáo Châu Thị Thu Ng không thay đổi kháng cáo, còn lại các bị cáo đồng loạt có đơn thay đổi kháng cáo từ kháng cáo kêu oan sang kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo.

Tại phiên tòa phúc thẩm việc các bị cáo thay đổi kháng cáo từ kháng cáo kêu oan sang kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo cũng có một phần tư vấn của các luật sư tham gia bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm, luật sư nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu kháng cáo của các bị cáo, nhất là kháng cáo của 200 người bị hại, thấy rằng nếu tiếp tục kháng cáo kêu oan thì khó có thể được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận để tuyên bố các bị cáo không phạm tội.

Vì vậy, luật sư đã tư vấn cho các bị cáo thay đổi kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, việc thay đổi kháng cáo của các bị cáo được viết bằng văn bản, đó là đơn xin thay đổi kháng cáo từ kháng cáo kêu oan sang kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo. Như vậy, việc thay đổi kháng cáo của các bị cáo phù hợp với quy định tại khoản 1 Điếu 342 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 đó là việc thay đổi kháng cáo của bị cáo trước khi mở phiên tòa không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo và trên thực tế được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét theo yêu cầu thay đổi kháng cáo của các bị cáo.

- Luật sư tư vấn bổ sung kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm:

Ví dụ 10: Trong vụ án Nguyễn Minh K cùng tham gia đánh bạc dưới hình thức chọi gà với nhiều con bạc khác. Số tiền đánh bạc của K được xác định là 34.700.000 đồng, bị cáo đã có một tiến án về tội đánh bạc chưa được xóa án tích, phạm tội lần này là tái phạm. Tại bán án hình sự sơ thẩm của TAND quận H xử phạt Nguyễn Minh K 20 tháng tù về tội đánh bạc.

Như vậy,Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm sẽ xem xét kháng cáo của các bị cáo theo hướng các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo sẽ trả lời tôi giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và đơn bổ sung kháng cáo về việc Tòa án cấp sơ thẩm tổng hợp hình phạt sai.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM

1- Luật sư hình sự tham gia phần xét hỏi tại phiên tòa phúc thẩm

Khi tham gia xét hỏi tại phiên tòa do việc luật sư đã tham gia bào chữa từ phiên tòa sơ thẩm hoặc mới tham gia ở giai đoạn phúc thẩm nhưng luật sư đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung của kháng cáo, kháng nghị, đã gặp và trao đổi với bị cáo để thống nhất cơ bản phương hướng bào chữa. Cũng vì vậy, tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư phải chú ý theo dõi và lắng nghe các câu hỏi của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, của luật sư khác để tránh có những câu hỏi trùng lặp mà Hội đồng xét xử, kiểm sát viên hoặc luật sư đồng nghiệp đã hỏi.

Muốn vậy, luật sư phải ghi chép những câu hỏi quan trọng mà Hội đồng xét xử đã hỏi, đã quan tâm, làm rõ nội dung yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị. Về phía luật sư, khi tham gia xét hỏi phải căn cứ vào yêu cầu kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của thân chủ, căn cứ vào kế hoạch xét hỏi đã chuẩn bị, theo định hướng bào chữa đã thống nhất với thân chủ, luật sư đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, làm rõ các căn cứ, các yêu cầu kháng cáo của thân chủ là có căn cứ, là đúng pháp luật để đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị cáo theo thẩm quyền. Trong trường hợp kháng cáo của bị cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm bác kháng nghị của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm, hay bác kháng cáo của bị hại thì luật sư phải tập trung các câu hỏi làm rõ kháng nghị cuaViện kiểm sát, kháng cáo của bị hại là không có căn cứ pháp luật. 

Thực hiện việc xét hỏi về các tình tiết giảm nhẹ, luật sư phải chú ý đến các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo đã có nhưng chưa được Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng, các tình tiết giảm nhẹ mới xuất hiện ở phiên tòa phúc thẩm như bị cáo thay đổi kháng cáo từ kháng cáo kêu oan sang nhận tội xin giảm nhẹ, xin được hưởng án treo, cần làm rõ nhận thức của bị cáo để đề nghị Tòa áp dụng tình tiết giảm nhẹ như khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải hoặc tình tiết bị cáo đã bồi thường sau khi xét xử sơ thẩm.

Nếu bị cáo kháng cáo theo hướng đề nghị hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại từ đầu hoặc xét xử lại thì các câu hỏi phải phục vụ cho định hướng này, đó là việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ và có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo khoản 2 Điều 358 Bộ Luật tố tụng hình sự với thành phần Hội đồng xét xử mới.

Một vấn đề khác tại 1 phiên tòa phúc thẩm không phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét nội dung của bán án. Nếu xét thấy cần thiết có thể xem xét các phần của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị. Trên thực tế, gần như rất ít trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị. Vì vậy việc xét hỏi của luật sư phải hết sức ngắn gọn, có trọng tâm, trọng điểm để xác định kháng cáo của bị cáo là có căn cứ pháp luật để đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Luật sư hình sự tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm

Khi tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm, kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị,kiểm sát viên phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án. Có thể nói, phần tranh luận tại phiên tòa là phần sôi động nhất của một phiên tòa, các bên tranh tụng đều có quyền đưa ra quan điểm, lập luận của mình về vấn đề nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo của bị cáo, bị hại hay đại diện hợp pháp của họ hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp.

Trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư cần chú ý đến quan điểm, kết luận của đại diện Viện kiểm sát liên quan đến nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung của kháng cáo, kháng nghị cũng như đề xuất về việc giải quyết từng vấn đề cụ thể của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm. Để đạt được kết quả tranh luận tốt nhất, luật sư cần ghi chép đầy đủ ý kiến kết luận của Viện kiểm sát về việc đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Từ đó, luật sư đưa ra quan điểm tranh luận, đối đáp với Viện kiểm sát cho phù hợp với nội dung luận cứ đã được chuẩn bị trước. Nếu trong phần tranh tụng tại phiên tòa, quan điểm của Viện kiểm sát cấp phúc thẩm là đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm bác kháng cáo kêu oan của bị cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm, luật sư căn cứ vào đơn kháng cáo của bị cáo cũng như tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, các tài liệu, chứng cứ khác do luật sư thu thập được trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm để lập luận và đưa ra quan điểm không đồng ý với quan điểm của Viện kiểm sát

Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nêu trên hướng dẫn thi hành Điều 196 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 nay được quy định tại Điều 298 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 nhưng chưa có hướng dẫn mới của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nên có thể vận dụng tinh thần của Nghị quyết này. Luật sư có thể đưa ra các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo theo quy định tại Điều 51 Bộ Luật hình sự năm 2015, khi có hai tình tiết giảm nhẹ ở khoản 1 Điều 51 đề nghị Tòa án áp dụng khoản 1, 2, 3 Điều 54 để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng. Trong trường hợp cụ thể, bị cáo có nhân thân tốt và các tình tiết giảm nhẹ, luật sư đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 65 Bộ Luật hình sự năm 2015 cho bị cáo được hưởng án treo, luật sư phải viện dẫn Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ Luật hình sự về án treo. 

Với các tài liệu, chứng cứ khác, Viện kiểm sát cấp phúc thẩm đã chấp nhận tờ khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa và đề nghị Tòa án cấp phúc sửa bản án sơ thẩm, giảm hình phạt cho bị cáo. Trọng trường hợp này, luật sư phải nhanh chóng chuyển hướng bào chữa từ không phạm tội mà luật sư đã chuẩn bị trước sang quan điểm đồng ý với quan điểm đề nghị của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa, đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Trong trường hợp luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, nguyên đơn dân sự, luật sư có thể đưa ra yêu cầu theo khoản 2 Điều 357Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 về sửa bản án sơ thẩm. Cụ thể, trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:

- Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ Luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;

- Tăng mức bồi thường thiệt hại;

- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;

- Không cho bị cáo hưởng án treo.

Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư: tham gia phiên tòa hình sự phúc thẩm

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.13678 sec| 1135.688 kb