Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Con người trở nên tự do khi anh ta nhận ra mình bị luật lệ ràng buộc".
William James Durant, 1885 - 1981, nhà triết học, nhà sử học và tác giả người Mỹ
Văn bản pháp luật thông thường được đăng trên các ấn phẩm chính thức như công báo và trên internet ở Việt Nam đã kế thừa hợp lý những kinh nghiệm của nước ngoài.
Luật sư tiếp cận các văn bản pháp luật của Việt Nam: (i) Tra cứu công báo quốc gia (National Gazette); (ii) Tra cứu trên website của các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (iii) Tra cứu thông qua tiếp cận bộ pháp điển hóa: Đa phần các quốc gia đều có bộ pháp điển hóa pháp luật quốc gia.
Văn bản pháp luật thông thường được đăng trên các ấn phẩm chính thức như công báo và trên internet ở Việt Nam đã kế thừa hợp lý những kinh nghiệm của nước ngoài, về cơ bản, hiện nay có the có những cách tiếp cận tra cứu các văn bản pháp luật của Việt Nam như sau:
(i) Tra cứu công báo quốc gia (National Gazette);
(ii) Tra cứu trên website của các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ, các bản Hiến pháp, các luật của Việt Nam được đăng tải tại trang tin điện tử của Quốc hội Việt Nam, trên internet, địa chỉ là: http://vbpl.vn/pages/portal.aspx.
(iii) Tra cứu thông qua tiếp cận bộ pháp điển hóa: Đa phần các quốc gia đều có bộ pháp điển hóa pháp luật quốc gia. Bộ pháp điển hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay được công bố công khai theo địa chỉ: https://phapdien.moj.gov.vn/Pages/home.aspx. Việc thực hiện pháp điển hóa trong một số lĩnh vực của hệ thống pháp h$và được công khai trên internet cũng là một kênh quan trọng để mọi người tra cứu.
Ví dụ: bộ thủ tục hành chính của Việt Nam được công khai trên website cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật Việt Nam tại địa chỉ http://vbpl.vn/pages/portal.aspx.
(iv) Một số công ty tại Việt Nam cung cấp các văn bản pháp luật như: https://luatvietnam.vn/;https://thuvienphapluat.vn
Theo các giao diện của các phần mềm cung cấp dịch vụ tra cứu miễn phí và thương mại hiện nay ở Việt Nam cho phép người tra cứu có thể lựa chọn cách tra cứu:
- Tra cứu theo từ khóa, nội dung đoạn văn cần tra cứu;
- Tra cứu theo tên văn bàn, loại văn bản quy phạm pháp luật .Ví dụ : Hiến pháp,luật,pháp lệnh;
- Tra cứu theo cơ quan ban hành;
- Tra cứu theo lĩnh vực điều chỉnh: luật thương mại, pháp luật hình sự;
- Tra cứu theo năm ban hành;
- Tra cứu theo người có thẩm quyền ký.
Luật sư nếu không thường xuyên tra cứu thì không thể phát triển được kỹ năng tra cứu. Việc tra cứu trên môi trường internet lại càng đòi hỏi người tra cứu làm quen với nhiệm vụ tra cứu và lựa chọn các thao tác tra cứu đối với từng yêu cầu tra cứu khác nhau. Cụ thể, việc tra cứu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 sẽ đơn giản hơn so với thực hiện tra cứu nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể như Nghị định của Chính phủ... được ban hành từ năm 2010.
Chú ý, người tra cứu không nên có khái niệm đơn giản về hoạt động tra tra cứu pháp lý là văn bản quy phạm pháp luật quốc gia.Như trên đã phân tích, hoạt động tra cứu đối với mỗi luật gia, luật sư có thể ví như một “ bác sĩ” đã được đào tạo về chuyên môn đi tìm kiếm các “ phương thuốc” và chỉ định hợp lý cho một vụ việc.Nếu một người tra cứu pháp lý không hiểu dược bản chất điều chỉnh của pháp luật đối với lĩnh vực ,chủ đề mà họ thực hiện tra cứu sẽ không hiệu quả.
Cần ghi nhớ rằng, ngay cả khi chúng ta sử dụng các công cụ tìm kiếm trên internet với các từ khó thì việc tra cứu vẫn có thể phải thực hiện bởi nhiều thao tác và chiến thuật tra cứu .Nếu 1 mỗi luật Sư hay người nghiên cứu pháp lý có ý thức cập nhật pháp luật thường xuyên cho lĩnh vực chuyên sâu của họ thì việc tra cứu pháp lý đối với văn bản quy phạm pháp luật sẽ trở nên đơn giản hơn. Bởi vì, việc quan sát thường xuyên sự thay đổi của một lĩnh vực pháp luật giúp người tra cứu khoanh vùng được các văn bản và các quy phạm cần tìm hiểu. Tuy nhiên, với những người muốn tra cứu những lĩnh vực pháp luật mà không chuyên sâu thì việc tra cứu có lúc sẽ không đơn giản với những lĩnh vực pháp luật có nhiều loại văn bản quy phạm hướng dẫn dưới luật như: lĩnh vực pháp luật hành chính; luật doanh nghiệp; luật đất đai.
Vận dụng những tiện ích trong các website chính thức của các cơ quan nhà nước để tra cứu văn bản pháp luật là một mẹo hay khi tra cứu, Bởi vậy, người tra cứu có thể sử dụng các website cua các cơ quan nhà nước như:
- Website của Chính phủ, thư mục văn bản quy phạm pháp luật: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban. Trong thư mục này, người tra cứu có thể tìm hiểu các văn bản thuộc nhiều lĩnh vực như: doanh nghiệp; thuế, lệ phí; ngân hàng; hành chính; xuất nhập khẩu...
Các website của các bộ, ngành đều có thư mục tra cứu văn bản pháp luật. Chẳng hạn khi cần tra cứu các thông tin chuyên ngành về hoạt động thương mại, thì website của Bộ Công Thương, thư mục văn bản pháp quy là địa chỉ thích hợp để tra cứu.
Ví dụ: quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 05/9/2019) của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thao tác 01: Tìm kiếm website của Bộ Công Thương: http://ww.moit.gov.vn
- Thao tác 02.:Tìm mục văn bản quy phạm pháp quy : http://www.moit.gov.vn/web/guest/van-ban-phap-quy
- Thao tác 3 :Đọc và tìm văn bản, tên văn bản cần tìm kiếm sau đó tải văn bản về máy tính hay in văn bản ra.
Ví dụ: một luật sư không chuyên sâu về luật chứng khoán đang mong muốn tìm kiếm khái niệm về loại công ty cổ phần đầu tư chứng khoán. Hoạt động tra cứu sẽ không đạt hiệu quả mong muốn nêu chủ thể tra cứu chủ quan rằng có thể tìm ra bản chất pháp lý của công ty cổ phần chứng khoán thông qua tra cứu các quy định pháp lý về công ty cổ phần chứng khoán trong Luật doanh nghiệp năm 2014. Bởi lẽ, bản chất pháp lý của công ty cổ phần chứng khoán được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán năm 2010. Ngoài ra, các văn bản chuyên sâu về chứng khoán có thể tìm được trên website chính thức của ủy ban Chứng khoán nhà nước theo địa chỉ: http://www.ssc.gov.vn
Tóm lại, việc cập nhật và tiếp cận các văn bản theo lĩnh vực, ngành qua website của các bộ, ngành là một hướng tra cứu hiệu quả. Thậm chí có những loại văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta theo Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) được cập nhật từ những nội dung hiện hành đang có hiệu lực.
Thực hiện việc tra cứu theo cơ quan ban hành trên website, chính thức của cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cách tra cứu tiết kiệm được nhiều thời gian
Ví dụ: nếu một luật sư muốn tra cứu các Nghị quyết của hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì cách thức thuận tiện nhất là tra cứu trên website của Tòa án nhân dân tối cao.
Địa chỉ http://www.toaan.gov,vn.Trên giao diện của website này, thư mục “NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN “ sẽ tập hợp các Nghị quyết được ban hành bởi Hội đồng Thẩm phán Tòa ÁN nhân dan tối cao.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Việc tra cứu văn bản pháp luật nước ngoài có thể thực hiện thông qua các kênh sau: kênh công báo quốc gia, dạng ấn phẩm in và văn bản trực tuyến; kênh cơ quan ban hành văn bản; kênh các nhà xuất bản tư nhân.
[1] Câc nước có hệ thống pháp luật phát triển: như Anh, Mỹ, Đức... có nhiều hình thức cung cấp văn bản pháp luật quốc gia. Ví dụ việc tra - cứu các nguồn văn bản pháp luật liên bang và tiểu bang trong hệ thống pháp luật Mỹ có thể dựa vào 03 hình thức:
(a) Bản in (hard copy) có nghĩa là bản in giấy họăc sách tuyển tập;
(b) Hệ thống dữ liệu vân bản luật trên máy tính mang tính thương mại;
(c) Hệ thống dữ liệu không mất tiền. Việc tra cứu ờ Mỹ có thể được thực hiện thông qua sự trợ giúp của máy tính kết nối internet (Computer - Assisted Legal Research- CARL). Nhà cung cấp dịch vụ các dữ liệu luật như Westlaw hay LEXIS rất nổi tiếng ở Mỹ vÀ trên toàn thế giới. Việc tiếp cận các vấn bên dược cung cấp bởi Westlaw hay LEXIS có thể được thực hiện dễ dàng trên internet. Thậm chí, người sử dụng được hướng dẫn và tìm kiếm nâng cao như tim kiếm các bài bình luận về văn bản pháp luật,các bài viết khoa học hay các án lệ có liên quan. Các văn bản pháp luật do Quốc hội các nước ban hành được đăng công khai trên website của các cơ quan này. Ví dụ, các luật hiện hành của chính quyền liên bang Mỹ theo thời gian được đăng công khai trên website của Thượng nghị viện thuộc Quốc hội Mỹ trên dịa chỉ: https://www.senate.gov/lcgisl‘ltivC'|ị activc_leg_pagc.htm.
Ở các nước phát triển, công bố công khai các văn bản quy phạm pháp luật trên internet đã được thực hiện phổ biến. Tại các quốc gia liên bang điển hình như ở Hoa Kỳ, các văn bản pháp luật được công bố và có thể tiếp cận không hạn ché trên internet gồm các văn bản luật hiện hành củachính quyền liên bang. Ví dụ. các văn bản của nhà nước Mỹ được công khai tiên dia chi: http://uscosdc.house.gov.
Các tiểu bang của Hoa Kỳ cũng công bố công khai các văn bản pháp luật. Ví dụ: Bang Bahamas công bố công khai hệ thống văn bản pháp luật (the Government of Bahamas online-legislation) trên địa chi: http://laws.bahamas.gov.bs/cms/en/. Luật sư có thể chọn cách tra cứu theo chủ đề (category) ví dụ: Nông nghiệp và Thủy sản; Tra cứu theo chữ cái hay tra cứu theo thời gian bắt đầu hiệu lực (Date Commenced) trên -website văn bản pháp luật của Bang Bahamas. Tương tự, các văn bản quy phạm pháp luật của các tiểu bang khác của Hoa Kỳ cũng được công bố công khai trên internet theo các địa chi xác định.
[2] Tra cứu theo bộ pháp điển hóa: Xu hướng pháp điển hóa theo nghĩa rộng được thực hiện ở các quốc gia phát triển từ hơn 100 năm qua. Việc tiếp cận nguồn luật quốc gia thông qua bộ pháp điển hóa là cách tiếp cận đem lại độ tin cậy cao, đối với các luật sư, thẩm phán, nhà nghiên cứu, sinh viên luật. Ví dụ, bộ pháp điển hóa của pháp luật Hoa Kỳ gồm 54 mục được đăng công khai trên internet, địa chỉ: http://uscode.house.gov/. Khi cần tra cứu, chúng ta chỉ cần click chuột trên mục đã hiện sẵn. Ví dụ: Mục 17. Patent (sáng chế); mục 29. Labor (lao động)...
Trong hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ còn có hình thức các Bộ luật thống nhất cho một số lĩnh vực như trong lĩnh vực thương mại có Hộ luật thương mại thống nhất (Uniform Commercial Code - UCC). Bộ luật thương mại thống nhất được xuất bản lần đầu vào năm 1952, là một trong trong số các luật thống nhất đã được đưa vào hệ thống pháp luật Hoa Kỳ với mục tiêu thống nhất pháp luật về bán hàng và các giao dịch thương mại khác trên khắp Hoa Kỳ. Hiện nay, Bộ luật thương mại thống nhất đã được chấp nhận bởi tất cả 50 tiểu bang, quận columbia và các lãnh thô của Hoa Kỳ. Việc tra cứu Bộ luật thương mại thống nhất có thể được thực hiện miễn phí trên nhiều địa chỉ Website trên internet, như https://www.law.cornell.edu/ucc..
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest
Mỗi hệ thống pháp luật có cách xác định ký hiệu văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Bởi vậy, trong nhiều tình huống mà các luật sư làm việc trong môi trường quốc tế cân tra cứu những ký hiệu được viện dẫn luật của nước ngoài có nghĩa là gì? Nội dung có chính xác với văn bản pháp luật nguyên gốc không? Có thể xác định đây là cách tra cứu ngược đối với văn bản pháp luật nước ngoài.
Cụ thể, khi một vị luật sư thắc mắc trong một văn bản khách hàng gửi đến có viện dẫn ký hiệu “8 u.s.c § 1101 (a) 15 (F) (i) (2006)”, ký hiệu này được giải thích là “Mục lớn số 8 (Người nước ngoài và quốc tịch - Aliens and Ị Nationality) của Bộ luật Hoa Kỳ (United States Code), mục 1101 (Công nhận cho người không di cư - Admission of Nonimmigrants), với quy định trong tiểu mục khoản (a) Điều (15) (F) (i) xuất bản năm 2006”. Đối với các luật gia ở Hoa Kỳ thì cách hiểu các ký hiệu văn bản luật không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, đối với các luật sư nước ngoài, việc thông thạo các ký hiệu, số của các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật là một yêu cầu cần thiết khi xử lý và tra cứu các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
Ngoài ra, hệ thống tên và đánh số của các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ còn phụ thuộc tên của các nhà xuất bản tư nhân cung cấp văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ Westlaw có xuất bản dạng văn bản in và Ị word trên internet dưới ký hiệu “United States Code Annotated” viết lilI là “U.S.A.” hoặc phiên bản phát hành của LEXIS ký hiệu I States Code Service” viết tắt “U.S.C.S”
Trong ký hiệu các văn bản luật ở Mỹ còn những văn bản luật của các tiểu bang. Vì vậy, khi tra cứu, viện dẫn, người tra cứu cần lưu ý hệ thống chữ viết tắt về các tiểu bang. Ví dụ: Cal.Code Civ.Pro. §410.10(1973) có nghĩa lò văn bàn BLTTDS của bang California, mục lớn 410.10 được in trong bộ tổng luật của tiểu bang năm 1973. Để nắm được cách viết tắt tên các bang của Hoa Kỳ, luật sư có thể truy cập vào đường link: https://www.50 states.coin/abbreviations.htm.
Các văn bản dưới luật trong mỗi hệ thống pháp luật nước ngoài cùng có những ký hiệu khi được viện dẫn. Ví dụ, khi có văn bản luật trích dẫn ký hiệu 8.C.F.R § 214.1 (2007) có nghĩa là ký hiệu của Mục 8 trong Bộ tập hợp các quy định của Liên bang Hoa Kỳ (The Code of Federal Regulations), đoạn 241.1 được xuất bản in năm 2007.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest
Nguồn tham khảo: Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm