Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên khi tiếp xúc với cơ quan báo chí

"Cuộc đời chẳng bao giờ công bằng, và có lẽ với hầu hết chúng ta, thật may mắn vì là như thế".

- Oscar Wilde
 

Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên khi tiếp xúc với cơ quan báo chí

Theo các quy định của ngành, Thẩm phán, Kiểm sát viên trước khi tiếp xúc với báo chí về vụ án mình đang được phân công giải quyết phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị.

Thẩm phán, Kiểm sát viên cần phải trao đổi trước với phóng viên xem nội dung của cuộc tiếp xúc là những nội dung gì, quá trình tiếp xúc có ghi âm, ghi hình hay không; nội dung mà phóng viên đề nghị có lượt qua giới hạn mà Thẩm phán, Kiểm sát viên được phép cung cấp hay không để chủ động từ chối hoặc chuẩn bị, giới hạn phạm vi thông tin sẽ cung cấp.

Liên hệ

Trong quá trình hành nghề, Thẩm phán, Kiểm sát viên sẽ có những tình huống cần tiếp xúc với cơ quan báo chí về những vấn đề khác nhau với phạm vi thông tin khác nhau. Tuy nhiên, so với Luật sư và những người hành nghề luật khác, phạm vi tiếp xúc của Thẩm phán, Kiểm sát viên thường hẹp hơn. Người chủ động tìm đến để khai thác thông tin thường là nhà báo và phải thông qua cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát mà không trực tiếp với Thẩm phán, Kiểm sát viên.

Phạm vi, nội dung việc tiếp xúc giữa Thẩm phán, Kiểm sát viên với cơ Quan báo chí được quy định chặt chẽ. Đối với Thẩm phán, Quyết định số 1253/2008/QĐ-TANDTC ngày 18/9/2008 của Tòa án nhân dân tối cao về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân quy định về ứng xử với các cơ quan, tổ chức có liên quan và cơ quan thông tin báo chí như sau: "Phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu về xét xử, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng với các cơ quan, tổ chức có liên quan và cơ quan thông tin, báo chí khi được cấp lãnh đạo có thẩm quyền giao theo đúng quy định của pháp luật”. Đối với Kiểm sát viên, Điều 5 Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên, khi thực hành quyền công tố. kiểm sát hoạt động rư pháp tại phiên. Tòa, phiên họp của Tòa án ban hành kèm theo Quyết định số QĐ-VKSTC ngày 20/02/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định Kiểm sát viên: “Không tùy tiện cho mượn, cho ghi chép, cho sao chụp vật chứng, tài liệu, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc khi chưa kết thúc phiên tòa, phiên họp".

Về phía các cơ quan báo chí: thời gian qua, các cơ quan thông tin đại chúng rất quan tâm đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên khi tiến hành điều tra, giải quyết các vụ án hình sự đặc biệt lớn có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực nhạy cảm trong xã hội. Do vậy. việc giao tiếp, cung cấp thông tin với báo chí trong những trường hợp này cần hết sức thận trọng, tránh sự hiểu nhầm của cơ quan báo chí, cũng như tránh tiết lộ nhùng thông tin quan trọng của vụ án khi chưa được phép công khai.

Thực trạng hiện nay, khi tiếp xúc với báo chí, một số Thẩm phán vả Kiểm sát viên có ý ngần ngại, tránh tiếp xúc vì e ngại báo chí sẽ đưa tin và bình luận sai ý kiến của mình. Cũng đã có trường hợp có báo ngoài việc đưa tin về vụ án còn bình luận và quyết định cả tội danh hoặc khung hình phạt khi mà những vấn đề này chỉ được quyết định bởi một Hội đồng xét xử tại phiên tòa công khai.

Trong bối cảnh nêu trên, để đảm bảo tính chuẩn mực trong tiếp xúc với các cơ quan báo chí, Thẩm phán, Kiểm sát viên cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Về vấn đề pháp lý: theo các quy định của ngành, Thẩm phán, Kiểm sát viên trước khi tiếp xúc với báo chí về vụ án mình đang được phân công giải quyết phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị. Thẩm phán, Kiểm sát viên cần phải trao đổi trước với phóng viên xem nội dung của cuộc tiếp xúc là những nội dung gì, quá trình tiếp xúc có ghi âm, ghi hình hay không; nội dung mà phóng viên đề nghị có lượt qua giới hạn mà Thẩm phán, Kiểm sát viên được phép cung cấp hay không để chủ động từ chối hoặc chuẩn bị, giới hạn phạm vi thông tin sẽ cung cấp.

Về phạm vi thông tin: Cũng như các lĩnh vực khác, trong lình vực hoạt động tố tụng của những cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đặc biệt là Thẩm phán và Kiểm sát viên thì những thông tin mới có thể xuất hiện một cách vô cùng đa dạng, phong phú trong mọi hoạt động cua quá trình tố tụng. Phạm vi thông tin mà Thẩm phán, Kiểm sát viên trao đổi với cơ quan bảo chí có thể gồm một số nhóm vấn đề như:

- Những Chỉ thị, Nghị quyết có liên quan đến tư pháp, hoạt động tố tụng nói chung, hoạt động của các Thẩm phán, Kiểm sát viên nói riêng;

- Những văn bản pháp luật mới hoặc được bổ sung, điều chỉnh liên quan đến hoạt động tố tụng và công việc cua Thẩm phán, Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án;

- Những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của hệ thống Tòa án, Kiểm sát và của các Thẩm phán, Kiêm sát viên.

- Những vụ án hình sự chấn động thu hút dư luận, những hành vi nguy hiểm cho xã hội ảnh hương đến các mặt đời sống của cộng đồng, gây bức xúc trong dân chúng.

Đối với những vấn đề chung về quy định pháp luật, thực tiễn, kinh nghiệm nghề nghiệp, Thẩm phán, Kiểm sát viên có thể trao đổi  khá cởi mở, trên cơ sở hiểu đúng và đầy đủ về các quy định pháp luật và quá trình tích lũy kinh nghiệm của bản thân. Trường hợp này, nội dung trao đổi cần được nhấn mạnh là quan điểm cá nhân (trừ trường hợp Thẩm phán, Kiểm sát viên là lành đạo, đại diện cho đơn vị trả lời phỏng vấn) và cần hết sức chừng mực, hạn chế những bình luận, nhận xét về việc giai quyết một vụ án cụ thề. Đối với vụ án đang giải quyết, việc cung cấp thông tin cần hết sức chặt chẽ, đảm bảo yêu câu bảo mật thông tin.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest.

Về nguyên tắc bảo mật: Đối với các Thẩm phán, Kiểm sát viên tiến hành giải quyết các Vụ án theo luật định nói chung và các vụ án hình sự nói riêng, thì theo neu vền tãc bào mật và danh mục bi mạt nha nươc, khi truyen tai thòng tin cho báo chí, cần xác định được tính chất quan trọng cua từng vụ án, từng thời điểm cũng như từng giai đoạn hoạt động cua tố tụng mà có những thông tin chính xác nhưng cũng phải có sự lựa chọn phù hợp, bảo đảm tính bảo mật trong hoạt động tố tụng. Không thể tùy tiện thông tin tất cả những tinh tiết của vụ án khi chưa có kết luận cụ thể.

Ví dụ: Kiểm sát viên không thể thông tin về các tình tiết của vụ án khi đang điều tra mà chưa ban hành bản Cáo trạng. Thẩm phán cũng không thể đưa ra ý kiến nhận định về các tình tiết của vụ án trong giai đoạn của tác phẩm báo chí.

Đối với vấn đề thông tin và truyền tải thông tin, báo chí chỉ được lựa chọn thông tin chung nhất về vụ án khi chưa có bản án xét xử cùa Tòa án và cũng chì được nêu cụ thể khi đã có bán án của Tòa án, đồng thời không được xâm hại đến quyền con người, lợi ích của quoc gia. Do vậy, đối với Thẩm phán hay Kiểm sát viên trong quá trình giai quyết vụ án nếu có tiếp xúc với báo chí cũng chỉ là việc cung cấp thông tin liên quan đến vụ án mà không thể có sự bình luận, đánh giá hoặc thể hiện quan điểm của minh đối với vụ án khi chưa có cáo trạng truy tố hoặc chưa được đưa ra xét xử công khai, để tránh có những suy đoán hay nhận định không chính xác về vụ án.

Việc phân tích câu hỏi: Trong quá trình tiếp xúc, các Thẩm phán, Kiém sát viên cần chú ý tới các câu hỏi của phóng viên xem câu hỏi nào là chính, câu hỏi nào là phụ, câu hỏi mang tính hỏi thẳng vào vấn đề hay câu hỏi để đón nhận câu trả lời một cách chung nhẩt. Khi trả lời cần rõ ràng, đủ ý từng câu hỏi, không trả lời theo định hướng của phóng viên.

Về hình ảnh bản thân: Khi lên sóng truyền hình, hình thức, diện mạo bên ngoài của người trà lời phòng vấn rất quan trọng, tạo sự tự tin cho bản thân và ấn tượng tốt với khán giả. Vì vậy, tốt nhất nên mặc đồng phục của ngành; trường hợp mặc thường phục thì tránh mặc lòe loẹt, nên mặc kiểu dáng đơn giản, chỉnh chu, đảm bảo thoải mái, tự tin khi lên hình.

Về sử dụng ngôn ngữ: Người nghe, người xem là nhân dân cả nước, vì vậy cần dùng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu, tránh dùng tiếng địa phương. Tuy nhiên, các câu từ, thuật ngữ pháp lý phải dùng chính xác, cần phân biệt sử dụng chính xác giữa thuật ngữ khoa học pháp lý và pháp luật thực định.

Ví dụ: Về trả lời phỏng vấn của Thẩm phán.

Ngày 29/9/2017, sau phiên xét xử bị cáo Hà Văn T và các đồng phạm, Thẩm phán M là thành viên Hội đồng xét xử vụ án nêu trên đã trả lời phóng vấn Thông tấn xã Việt Nam về một số nội dung trong phiên tòa . Các câu hỏi của phóng viên vừa liên quan tới các tình tiết trong vụ án, vừa về các vấn đề chung như cải cách tư pháp, tranh tụng tại phiên tòa. Nội dung trả lời phỏng vấn của Thẩm phán M khá chừng mực, sát với câu hỏi nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan, vừa phù hợp bản án đà được tuyên vừa mang tính khái quát.

Phóng viên: Phiên tòa này được đánh giá là một bước tiến trong thực hiện cải cách công tác tư pháp. Ông đánh giá như thế nào về các giai đoạn xét xử trong phiên tòa?

Thẩm phán: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chinh trị vẻ chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã ban hành gần 10 năm và trên thực tế, trong các phiên tòa tại Toà án nhân dân thành phó tì từ láu vân diên ra một cách rât dãn chủ mà không riêng gì phiên tòa này. Có chăng phiên tòa này chỉ khác về số lượng bị cáo tham gia đóng hom. xứ dài ngày hơn nên thu hút được sự nhìn nhận, đánh giá cua dư luận nhiêu hơn.

Trong phiên tòa này, tỉnh dân chủ và tranh tụng công khai được đảm bao trên cơ sơ mọi bị cảo chưa bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiên lực pháp luật. Vì thế, thái độ của Hội đồng xét xử đối với các bị cáo rất đúng mực, từ cách đặt câu hòi đến phương thức đấu tranh với các bị cáo, Hội đóng xét xử đều không vi phạm quyền dân chủ và quyền con người của các bị cáo. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, nhất là Việt Nam đã tham gia Cóng ước quốc tế về quyền con người nên trong công tác tư pháp, quyển con người của các bị cảo - kể cả những người đang bị truy tó và xét xử - đều được đảm bảo. Chỉnh điêu này đã phát huy được tính dân chủ trong các phiên tòa.

Các giai đoạn xét xử trong phiên tòa này đều tạo điều kiện cho các Luật sư, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc các nguyên đơn dân sự được trình bày, bày tỏ một cách rất tự nguyện toan bó nhứng ý kiên, quan điểm của mình.

Đặc biệt, vai trò của đại diện Viện kiểm sát trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa được đánh giá rất cao. Thông qua việc đối đáp và tranh tụng tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát đã có một số thay đồi kịp thời về quan điểm luận tội, về đánh giá mức độ hành vi cùa các bị cáo. Điều này nói lên công tác tranh tụng của Viện kiểm sát đặc biệt có ý nghĩa trong phiên tòa này.

Phóng viên: Thưa ông, quá trình diễn ra phiên tòa, cơ quan công an đã khởi to vụ án, khởi tô bị can đôi với hành vi vi phạm xảy ra tại một số đơn vị, tố chức có liên quan đến giai đoạn 2 của vụ án. Dư luận đặt cáu hòi việc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có sau này của những cá nhán có liến quan liệu có làm ảnh hưởng đến sự chuẩn xác của bản án sơ thám vừa tuyên không?

Thẩm phán: Tôi khẳng định là không. Việc cơ quan cành sát điều tra đà khởi tô vụ án và khởi to bị can một số cá nhân có hành vi liên quan đên vụ án này củng sẽ không làm mất đi tính đồng phạm. Do đó, bản án tuyên ngày 29/9 là hoàn toàn chuẩn xác. Trong giai đoạn 2 của vụ án, cơ quan tố tụng sẽ đánh giá tính chất, mức độ của các bị can đang bị khới tô và đang bị điều tra.

Ví dụ: Về trả lời phỏng vấn của Kiểm sát viên.

Ngày 08/11/2016, Công an huyện T, tỉnh Đ to chức triệt phả vụ ghi số đê tại nhà của một người dân tên H, thường trú tại thôn 3, xã S. Sau đó, ông H bị tịch thu điện thoại, mời lên cơ quan công an để lấy lời khai. Kièm tra diện thoại của ỏng H phát hiện một tin nhân với nội dung chuyển cho “Huong So ghi 470 nghìn đồng” nên nghi vấn là ông Võ H chơi đề và triệu tập đến cơ quan công an làm việc vào chiều ngày 10/11/2016. Tại đây có hai chiến sĩ là Thiếu úy Nguyễn Trí S và Trung úy Phùng Danh Q trực tiếp làm việc với ông H. Đến 15 giờ 30 phút cùng ngày, ông H được chuyển đền cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyên T trong tình trạng bị co giật, sùi bọt mép. màĩ trợn ngược. khàng có phân xạ hoặc tiêp nhận âm thanh từ người khác... Gia đình ông H đà gừi đon tò cảo đên Công an huyện T đề nghị xem xét. xư lý. Hẹn kiểm sát nhân dân cấp cao tại thành phố N đã vào làm viêc với thân nhân của ông Võ H và các chiến sĩ công an liên quan đến sự viêc của ông H. Khi sự việc đang được điều tra, xác minh, phóng viên đã trao đổi với một Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại thành phố N về sự việc.

Kiểm sát viên đã trả lời: “Bước đầu đoàn công tác cũng mới tiếp xúc được với bệnh nhân Võ H, người nhà bệnh nhân và một số người liên quan đến vụ việc. Các thông tin, tài liệu thu thập được chỉ là cơ sở ban đầu phục vụ công tác điều tra, kết quả cụ thể phải chờ sau khi kêt thúc điều tra vụ việc”.

Ví dụ trên với đặc thù là phỏng vấn nhanh qua điện thoại ở thời điểm vụ việc đang điều tra, xác minh, chưa có thông tin gì cụ thể Cách trả lời của Kiểm sát viên phù hợp với đặc thù của phỏng vấn, đảm bảo ngắn gọn với lượng thông tin vừa đủ.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên khi tiếp xúc với cơ quan báo chí

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.83354 sec| 1136.922 kb