Kỹ năng đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án dân sự

"Kẻ chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc; kẻ bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng".

- Vince Lombardi

Kỹ năng đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án dân sự

Yêu cầu chủ chốt đặt ra với Luật sư trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ là phải đánh giá được giá trị chứng minh cùa chứng cứ. Giá trị chứng minh của chứng cứ thể hiện nó có thể chứng minh tính có thật hay không có thật của tình tiết, sự kiện của vụ án, tính có căn cứ hay không có căn cứ của yêu cầu cùa các đương sự. Nhiệm vụ đầu tiên của Luật sư là xác định rõ những vấn đề cần chứng minh từ góc độ và nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mình.Sau khi xác định được những vấn đề cần chứng minh, Luật sư sẽ tập trung vào việc đánh giá chứng cứ để phục vụ cho việc làm rõ vấn đề cần chứng minh.

Liên hệ

I- Đánh giá về giá trị chứng minh của chứng cứ

Yêu cầu chủ chốt đặt ra với Luật sư trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ là phải đánh giá được giá trị chứng minh cùa chứng cứ. Giá trị chứng minh của chứng cứ thể hiện nó có thể chứng minh tính có thật hay không có thật của tình tiết, sự kiện của vụ án, tính có căn cứ hay không có căn cứ của yêu cầu cùa các đương sự. Nhiệm vụ đầu tiên của Luật sư là xác định rõ những vấn đề cần chứng minh từ góc độ và nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mình. Sau khi xác định được những vấn đề cần chứng minh, Luật sư sẽ tập trung vào việc đánh giá chứng cứ để phục vụ cho việc làm rõ vấn đề cần chứng minh.

Để đánh giá được giá trị chứng minh của chứng cứ, Luật sư cần tiến hành phân tích bản thân nội dung và hình thức của từng chứng cứ. Đồng thời tập hợp các chứng cứ lại một cách có hệ thống và đánh giá tổng thê các chứng cứ có liên quan, so sánh các chứng cứ với nhau, xác định mối liên hệ logic của chứng cứ này với những chứng cứ liên quan khác, gắn với các tình tiết cua vụ án. Từ đó, Luật sư xác định hiệu quả của chứng cứ trong việc làm rõ tình tiết khách quan của vụ án, tìm ra lập luận để sử dụng chứng cứ làm cơ sở chứng minh sự thật khách quan của vụ án, khẳng định yêu cầu cùa khách hàng mình là có căn cứ và hợp pháp, phản bác yêu cầu hay ý kiến cùa phía đối tụng là không có căn cứ, cơ sở.

Việc đánh giá giá trị chứng minh của chứng cứ giúp Luật sư đưa ra các lập luận sắc bén và có căn cứ làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án để Tòa án tham khảo khi ra phán quyết của mình. Khi đánh giá giá trị chứng minh của chứng cứ, Luật sư cần chú trọng đến một số vấn đề sau:

1- Xác định tính khách quan, tính liên quan của chứng cứ

Để xác định tính khách quan và tính liên quan của chứng cứ, Luật sư đặt chứng cứ đó trong tổng thể các sự kiện pháp lý, các tài liệu, chứng cứ của vụ án, gắn với bản chất vấn đề nhằm làm rõ sự tồn tại khách quan và tính logic của chứng cứ.

Mỗi đương sự đều có mục đích riêng khi tham gia tố tụng vụ án dân sự, để chứng minh cho yêu cầu, ý kiến của mình, họ có thể cung cấp nhiều loại tài liệu, chứng cứ, trong đó có thể có tài liệu, chứng cứ không chính xác vì có thể do nhầm lẫn, sai sót hoặc thậm chí giả mạo. Do vậy, việc xác định tính có thật của chứng cứ có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết vụ án. Có nhiều cách để xác định tính có thật của chứng cứ, như trưng cầu giám định; xem xét, thẩm định tại chỗ; đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng; ủy thác xác minh tài liệu, chứng cứ,...

Ví dụ: Trong vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở kỳ năm 2015, bị đơn là ông A (bên chuyển nhượng) - chủ một doanh nghiệp xây dựng có tiếng của tỉnh H, vợ là bà B sinh năm 1988 là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bà B khai: ông A nhận chuyển nhượng đất năm 2004, xây nhà 4 tầng năm 2007, ông A và bà B kết hôn năm 2008. Khi sửa chữa nhà vào đầu năm 2008 (trước khi tố chức kết hôn) thì cả hai vợ chồng đều đóng góp tài chính (mỗi người góp 300 triệu đồng) để sửa nhà. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng đã thỏa thuận đưa nhà và đất thành tài sản chung của vợ chồng, do vậy việc ông A tự ý một mình ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho ông C là bất hợp pháp. Bà B xuất trình chứng cứ là Bản thỏa thuận viết tay do ông A và bà B ký ghi thời gian ký là năm 2008. Ông A khẳng định lời khai của vợ mình là đúng, đề nghị Tòa án tuyên hợp đồng đã ký là vô hiệu.

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư của nguyên đơn (bên nhận chuyển nhượng) có thể đặt một số nghi vấn về tính có thật của chứng cứ này như sau: nhà 4 tầng xây năm 2007, tại sao đến đầu 2008 đã phải sửa chữa? Việc ông A và bà B cùng đóng góp tài chính đề sửa nhà tại sao không có tài liệu, hồ sơ nào chứng minh sự việc này? Năm 2008, bà B mới 20 tuổi, còn đang học đại học thì nguồn gốc số tiền từ đâu mà có? Ông A là một chủ doanh nghiệp xâv dựng lớn của tỉnh, thực sự có cần sự đóng góp tài chính của vợ sắp cưới đang còn là sinh viên để sửa nhà hay không? Khoản tiền sửa nhà như khai báo là 600 triệu đồng là khoản tiền lớn vào đầu năm 2008, so với giá xây dựng tại địa bàn tỉnh H ở thời điếm năm 2008 để sửa căn nhà vừa xây dựng năm 2007 có hợp lý không? Bản thỏa thuận viết tay do ông A và bà B ký năm 2008, đánh giá độ cũ của giấy, chữ viết và màu mực sau 7 năm có phù hợp không?

Trên cơ sở đó, để xác định tính có thật của chứng cứ là lời khai của bà B và Bản thỏa thuận nhập tài sản chung Luật sư có thể tự mình hoặc yêu cầu Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ đối với căn nhà đang tranh chấp; lấy lời khai riêng rẽ của ông A, bà B để làm rõ chi tiết việc xây nhà, sửa nhà, thỏa thuận nhập tải sản chung, chuyển nhượng nhà đất; xác minh thông tin tại UBND, lấy lời khai của hàng xóm, tổ dân phố; tổ chức đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng; trưng cầu giám định bản thỏa thuận nhập tài sản chung,...

2- Xác định tính hợp pháp của chứng cứ được thu thập

Một vật, văn bản, tài liệu chỉ được coi là chứng cứ của vụ án dân sự nếu nó được các đương sự giao nộp, Tòa án thu thập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật tố tụng dân sự quy định. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư cần xác định các tài liệu trong hồ sơ có thỏa màn tiêu chí nguồn chứng cứ theo quy định của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự hay không.

Luật sư cần lưu ý phân biệt tính hợp pháp cùa chứng cứ với giá trị pháp lý của chứng cứ. Trong tố tụng dân sự, mọi nguồn chứng cứ nếu được giao nộp hoặc thu thập đúng quy định của pháp luật tố tụng, thì vẫn được coi là chứng cứ với đầy đủ tính hợp pháp của nó, cho dù chứng cứ đó có nội dung hợp pháp hay không, hình thức có hợp pháp hay không.

Về trình tự, thủ tục giao nộp hoặc thu thập chứng cứ, Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự năm 2015 quy định khá chặt chẽ cả về quy trình và yếu tố thời điểm giao nộp, thu thập. Khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ, Luật sư cần xác định được việc giao nộp chứng cứ của các đương sự có tuân thủ quy định của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự không để xác định tính hợp pháp của chứng cứ.

Xem thêmDịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Xác định chứng cứ trực tiếp hay gián tiếp

Luật sư xác định một chứng cứ là chứng cứ trực tiếp nếu căn cứ vào chứng cứ đó sẽ có thể chứng minh một cách rõ ràng, cụ thể sự thật khách quan của vụ án, làm rõ vấn đề cần phải chứng minh. Ví dụ, trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng cứ trực tiếp là hợp đồng mua bán, giấy tờ về giao hàng, giấy tờ về thanh toán, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.

Xác định chứng cứ gián tiếp mà nếu chỉ riêng chứng cứ đó thì không có giá trị chứng minh, cần phải tìm ra mối liên kết với những tài liệu, tình tiết trung gian khác đã có trong hồ sơ vụ án hoặc phải thu thập bổ sung để chứng minh được sự thật khách quan hoặc vấn đề pháp lý của vụ án.

Ví dụ: Trong vụ án tranh chấp thành viên công ty X: Công ty X khởi kiện yêu cầu không công nhận tư cách thành viên góp 30% vốn điều lệ của công ty X đối với ông A. Công ty Xuất trình chứng cứ là biên bản họp hội đồng thành viên năm 2014 có nội dung ghi nhận ông A chưa góp đủ vốn điều lệ và yêu cầu ông A phải thực hiện góp đủ vốn theo như thỏa thuận. Ông A xuất trình chứng cứ là bản dự thảo điều lệ công ty X vào tháng 10 năm 2011 có chữ ký của hai thành viên công ty là ông A và ông B, trong đó có điều khoản ghi nhận ông A đã góp đủ 30% vốn điều lệ với số tiền 3 tỷ đồng, ông B đã góp đủ 70%) vốn điều lệ với số tiền 7 tỷ đồng. Với yêu cầu khởi kiện của công ty X và vấn đề cần phải chứng minh của vụ án thì đây đều là những chứng cứ gián tiếp. Trong Giấy đăng ký doanh nghiệp của công ty X năm 2011 ghi nhận vốn điều lệ của công ty X là 10 tỷ đồng, trong đó thành viên công ty là ông A góp 3 tỷ đồng tương đương 30%) vốn điều lệ, ông B góp 7 tỷ đồng tương đương 70%) vốn điều lệ.

Như vậy, để chứng minh sự thật khách quan là ông A chưa góp vốn điều lệ vào công ty X, cần phải khai thác thêm chứng cứ khác như: toàn bộ hồ sơ sổ sách kế toán từ khi thành lập năm 2011 đến năm 2016 thể hiện có hay không có dòng tiền góp vốn của ông A và ông B, lời khai của cán bộ nhân viên công ty X với tư cách là người làm chứng, các tài liệu khác liên quan đến việc góp vốn điều lệ và nguồn vốn hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty X: có hay không chứng từ thể hiện ông A được chia lợi nhuận hoặc gánh chịu khoản lỗ của công ty X tương đương với số vốn góp.

4- Đánh giá giá trị chứng minh của chứng cứ phải dựa trên cơ sở pháp luật.

Giá trị chứng minh của chứng cứ chỉ phát huy hiệu quả trên cơ sở có quy định của pháp luật điều chỉnh giao dịch dân sự, quan hệ pháp luật dân sự có liên quan.

Ví dụ: 

Trong vụ án tranh chấp về tài sản khi ly hôn: ông A và bà B kết hôn năm 2010, ông A có tài sản riêng là phần vốn góp 50 tỷ đồng trong doanh nghiệp Y từ năm 2000. Khi ly hôn năm 2016, bà B yêu cầu ông A phải chia 50% số cổ tức năm 2015 là 20%) và năm 2016 là 25%) với tổng số tiền là 22,5 tỷ đồng mà ông A đã nhận từ doanh nghiệp Y.

Khi sử dụng thông báo chia cổ tức năm 2015 và 2016 của doanh nghiệp Y để yêu cầu phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, Luật sư bảo vệ quyền lợi của bà B phải dựa trên quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về cổ đông, cổ phần và cổ tức, dựa trên quy định của Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2014 về hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để đảm bảo hiệu quả chứng minh của những chứng cứ này cho yêu cầu phân chia tài sản của bà B.

5- Xác định những vấn đề chưa rõ ràng trong yêu cầu của đương sự

Những vấn đề chưa rõ ràng, còn mâu thuẫn trong chính lời khai của đương sự, trong các lời khai của các đương sự với nhau và mâu thuẫn giữa lời khai với tình tiết, chứng cứ của vụ án là một cơ sở quan trọng để Luật sư tìm manh mối làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hoặc chứng minh vấn đề pháp lý cần thiết. Tùy vào việc Luật sư bảo vệ quyền lợi cho khách hàng nào mà tìm phương án thu thập bổ sung chứng cứ hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập bổ sung chứng cứ để làm rõ các vấn đề này, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng của mình.

Xem thêmDịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

II- Phương án sử dụng chứng cứ

Chứng cứ là vấn đề cốt lõi để làm căn cứ giải quyết vụ án một cách đúng đắn. Khi chứng cứ đầy đủ, có giá trị chứng minh và xác định đúng phương án sử dụng chứng cứ để chứng minh sự thật khách quan của vụ án, những vấn đề pháp lý đặt ra trong vụ án, trong yêu cầu khởi kiện, phản tố hay yêu cầu độc lập của các đương sự thì Luật sư có cơ hội cao để thực hiện mục đích bảo vệ thành công quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mình.

Trong vụ án dân sự, các đương sự đều có quyền tự mình hoặc thông qua Luật sư của mình để tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, nắm được các chứng cứ cần thiết trước khi vụ án được xét xử. Chứng cứ có trong hồ sơ sẽ phản ánh sự thật khách quan của vụ án, trong khi đó quyền lợi của nguyên đơn và bị đơn đối lập nhau, quyền lợi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và các đương sự khác có thể khác nhau hoặc đối lập nhau. Do vậy, tùy theo khách hàng của mình là ai mà Luật sư xây dựng phương án sử dụng chứng cứ cho phù hợp nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng mình.

Khi xây dựng phương án sử dụng chứng cứ, Luật sư có thể thực hiện theo phương pháp lập bảng hỏi và trả lời những câu hỏi đó bằng kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án với tám câu hỏi cơ bản là:

(i) Yêu cầu hay quyền lợi cần bảo vệ của khách hàng là gì?

(ii) Để bảo vệ được quyền lợi đó thì cần phải chứng minh được những vấn đề pháp lý gì?

(iii) Để chứng minh được những vấn đề pháp lý thì cần có những chứng cứ gì?

(iv) Những chứng cứ đó đã có sẵn chưa, nếu có thì đang nằm ờ đâu, nếu chưa có thì thu thập bổ sung bằng cách nào, nếu không thu thập bổ sung được thì giải pháp thay thế là gì?

(v) Gắn kết các chứng cứ với nhau như thế nào?

(vi) Những chứng cứ nào trong hồ sơ vụ án có giá trị chứng minh ngược lại, phản bác yêu cầu, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và giải pháp để khắc phục nó?

(vii) Những phân tích, lập luận, đề xuất của Luật sư với Tòa án trên cơ sở sử dụng chứng cứ và vận dụng quy định của pháp luật?

(viii)  ​​​​Những ý kiến phản bác nào của phía đối tụng sẽ đưa ra để phản bác những chứng cứ mà Luật sư sử dụng và giải pháp hóa giải những ý kiến phản bác đó là gì?

Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử vụ án dân sự tạo cơ hội bình đẳng cho các đương sự và Luật sư của họ được trình bày ý kiến, đưa ra các lập luận, luận điểm trên cơ sở chứng cứ và căn cứ pháp luật đế bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời phản bác lập luận, ý kiến của bên đối tụng. Do vậy, Luật sư không chỉ xây dựng phương án sử dụng chứng cứ để bảo vệ cho quyền lợi của khách hàng mà còn cần phân tích kỹ những chứng cứ mà phía đối tụng có thể sử dụng, những lập luận mà họ có thể đưa ra từ đó xây dựng phương án sử dụng chứng cứ của mình để phản bác lại một cách có hiệu quả những luận điểm của phía đối tụng.

Xem thêmVề Công ty Luật TNHH Everest

Nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân sự của Học viện Tư pháp.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án dân sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.26219 sec| 1128.414 kb