Kỹ năng của luật sư: hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

"Một luật sư giỏi thì am hiểu luật pháp, một luật sư thông minh thì am hiểu quan tòa."

- Tục ngữ Hoa Kỳ

Kỹ năng của luật sư: hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Kỹ năng hỏi tại phiên tòa sơ thẩm là một kỹ năng vô cùng quan trọng của Luật sư trong tranh tụng tại tòa, đặc biệt là trong những vụ việc phức tạp, có nhiều tình tiết chưa rõ ràng.

Tùy từng tình huống, vụ việc, đối tượng được hỏi mà Luật sư hình sự sẽ có phương pháp hỏi khác nhau. Việc hỏi tại phiên tòa đạt kết quả tốt sẽ góp phần thắng lợi cho Luật sư trong vụ việc đó, như luật sư bào chữa hỏi để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo, luật sư bảo vệ cho bị hại và đương sự, luật sư hỏi để làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo hoặc làm rõ trách nhiệm hình sự của bị cáo (có thể tăng nặng trách nhiệm hình sự)...

Liên hệ

I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG HỎI CỦA LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM

- Trường hợp luật sư bào chữa giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo, luật sư bào chữa hỏi để:

i) Làm rõ nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh do khách quan dẫn đến bị cáo phạm tội;

(ii) Làm rõ động cơ, mục đích phạm tội theo hướng có lợi cho bị cáo;

(iii) Làm rõ các tình tiết có lợi cho bị cáo (bị cáo không phải chủ mưu, người tổ chức, người xúi giục mà chỉ tham gia với vai trò người giúp sức; không chuẩn bị trước công cụ phạm tội...);

(iv) Làm rõ các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo;

(v) Làm rõ các đặc điểm về nhân thân được hưởng khoan hồng của bị cáo;

(vi) Làm rõ những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố ảnh hưởng đến kết quả điều tra;

(iii) Làm rõ những khoản yêu cầu bị cáo bồi thường không hợp lý.

- Trường hợp luật sư bảo vệ cho bị hại và đương sự, luật sư hỏi để:

 (i) Làm rõ hành vi phạm tội nếu bị cáo chối tội;

(ii) Làm rõ trách nhiệm hình sự của bị cáo (có thể tăng nặng trách nhiệm hình sự);

(iii) Làm rõ các thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

(iv) Làm rõ các yêu cầu bồi thường thiệt hại mà bị cáo có trách nhiệm bồi thường; các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu bồi thường.

- Trình tự luật sư hình sự xét hỏi:

Theo quy định tại Điều 307 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 thì khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Cũng có trường hợp chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi những bị cáo không nhận thực: hiện hành vi và khai do bị bức cung nên buộc phải ký biên bản hỏi cung thì sau khi chủ tọa hỏi xong có thể yêu cầu Kiểm sát viên hỏi làm rõ sự thật vì có liên quan đến chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra. Khi hỏi tưng người tham gia tố tụng cũng tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án, lời khai của người tham gia tố tụng trong hồ sơ mà chủ tọa phiên tòa quyết định hỏi người nào trước, người nào sau theo một thứ tự hợp lý. Luật sư cần chú ý trình tự hỏi do luật quy định để thực hiện các kỹ năng nghe, phát hiện vấn đề cần hỏi, người tham gia tố tụng sẽ hỏi và thứ tự hỏi những người này để đặt câu hỏi làm rõ các vấn đề có lợi cho thân chủ, bác bỏ những lời khai có mâu thuẫn gây bất lợi cho thân chủ nhưng không được hỏi lặp lại các câu hỏi của Hội đồng xét xử và những người hỏi trước.

- Yêu cầu đối với việc luật sư hình sự đặt câu hỏi:

Cần tôn trọng sự thật khách quan của vụ án: Luật sư thực hiện việc bào chữa, bảo vệ trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan của vụ án và sử dụng các biện pháp hợp pháp (tuân thủ các quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự). Vì vậy khi hỏi, luật sư không được xúi giục bị cáo, những người tham gia tố tụng khác cố tình khai báo sai sự thật, đổi trắng thay đen hoặc xúi giục bị cáo đổ tội cho người khác. Tuy nhiên, chức năng của luật sư là gỡ tội, làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo cho nên tôn trọng sự thật khách quan không có nghĩa là luật sư phải làm rõ cả các tình tiết buộc tội, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, luật sư khác chưa xét hỏi. Luật sư chỉ tập trung hỏi làm rõ các tình tiết có lợi, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho thân chủ của mình. Trong vụ án đồng phạm, việc luật sư hỏi để làm rõ sự thật vụ án có lợi cho thân chủ của mình có thể gây bất lợi cho bị cáo khác .

Luật sư không hỏi có tính chất buộc tội cho bị cáo khác thì vẫn là hỏi tôn trọng sự thật khách quan.

Đối với mỗi vấn đề cần hỏi, luật sư phải hỏi đầy đủ, không bỏ sót tình tiết nào để làm rõ vấn đề đó. Nếu luật sư chỉ hỏi qua loa sau đó chuyển sang hỏi vấn đề khác là hỏi thiếu đầy đủ. Việc hỏi này sẽ không đưa lại kết quả như mong muốn của luật sư.

- Phương pháp hỏi của luật sư hình sự

Sau khi theo dõi thân chủ và những người tham gia tố tụng khác khai tại phiên tòa, luật sư cần ghi chép những nội dung liên quan đến việc bảo vệ cho thân chủ. Việc ghi chép của luật sư khi phát hiện những vấn đề quan trọng như lời khai buộc tội cho thân chủ nhưng có nhiều mâu thuẫn với chứng cứ khác của vụ án; thân chủ khai chưa đầy đủ, còn thiếu tình tiết hoặc chưa rõ về diễn biến sự việc hoặc khai sai về thời gian, về tình tiết gây bất lợi, cũng như những tình tiết quan trọng liên quan đến việc đánh giá hành vi, tình tiết giảm nhẹ, vai trò của thân chủ nhưng chưa được Hội đồng xét xử hỏi sẽ giúp cho luật sư sửa đổi, bổ sung kế hoạch hỏi của mình cho phù hợp. Tuy nhiên, trong vụ án đồng phạm, khi Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên xét hỏi để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo khác mà thân chủ của mình không bị truy tố thì luật sư không cần ghi chép.

Sau khi nghe Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên và luật sư khác hỏi, Luật sư chỉnh sửa xong kế hoạch hỏi, đến lượt mình, luật sư đề nghị Hội đồng xét xử được hỏi những người tham gia tố tụng. Luật sư cần xác định đúng mục đích hỏi với từng người. Mục đích hỏi cũng rất đa dạng nhưng cái chung nhất là thu thập thông tin, làm rõ một số vấn đề, một số tình tiết của vụ án có lợi cho thân chủ. Thông qua câu trả lời của người được hỏi, luật sư muốn Hội đồng xét xử nắm được thông tin; hiểu rõ sự việc để có, những đánh giá về hành vi, vai trò, vị trí, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ có lợi cho thân chủ, kể cả thấy rõ những mâu thuẫn trong lời khai của; một người đãi buộc tội cho thân chủ nhằm bác bỏ lời khai này; Để đạt được mục đích của việc hỏi, luật sư cần có kỹ năng đặt câu hỏi tại phiên tòa, luật sư không chỉ hỏi thân chủ của mình mà còn hỏi những người khác, kể cả người có quyền lợi đối lập nhằm làm rõ các tình tiết, sự việc giúp Hội đồng xét xử thấy lời khai của thân chủ có cơ sở vì phù hợp với nhiều lời khai và chứng cứ khác trong vụ án, còn lời khai của người có quyền lợi đối lập có nhiều điểm mâu thuẫn nên không có cơ sở chấp nhận. Để phản biện câu hỏi buộc tội của Kiểm sát viên, luật sư bào chữa đặt câu hỏi theo hướng gỡ tội nhưng luật sư bảo vệ cho bị hại lại đặt cầu hỏi làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo.

- Khi hỏi, luật sư bào chữa có thể sử dụng một số loại cầu hỏi thông thường như sau:

Câu hỏi bổ sung lời khai khi thấy lời khai của một người chưa đầy đủ nhưng nếu được khai bổ sung tiếp nối lời khai đã khai sẽ rõ hơn tình tiết, sự việc có lợi cho thân chủ. Loại câu hỏi này thường đặt cho thân chủ hoặc người khai có lợi cho thân chủ của mình.

Đây là loại cầu hỏi để người được hỏi chỉ có thể trả lời theo một hướng nhất định. Trong vụ án hình sự, luật sư sử dụng câu hỏi đóng để tạo thế chủ động cho luật sư, đưa người được hỏi vào thế bị động. Người được hỏi chỉ có thể trả lời có hay không, đúng hay sai, chính xác hay không chính xác... Loại câu hỏi này giúp luật sư kiểm soát và dẫn dắt vấn đề một cách chủ động. Một khi luật sư đã nắm chắc sự việc thi có thể dùng câu hỏi đóng để dẫn dắt người được hỏi trả lời theo điều mình mong muốn nhằm chốt lại các thông tin cần thiết, loại bỏ thông tin không liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ.

+ Câu hỏi xác định một tình tiết, chứng cứ nào đó. Đây là câu hỏi để người được hỏi trả lời làm rõ một tình tiết, chứng cứ hoặc sự việc mà người này đã biết. Câu hỏi này được đặt cho người làm chứng khai có lợi cho thân chủ.                

- Khác với Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, luật sư có thể đặt các dạng câu hỏi khác nhau tùy theo phương pháp, chiến thuật bào chữa, bảo vệ được xác định. Có câu hỏi ở dạng đóng chỉ yêu cầu người trả lời khẳng định có hay không; có câu hỏi mở để người trả lời nêu rõ diễn biến sự việc đã biết hoặc có thể bình luận làm rõ vấn để; có cầu hỏi yêu cầu người được hỏi xác nhận hay phủ nhận một vấn đề nào đó; thậm chí có những câu hỏi làm cho người được hỏi có lời khai bất lợi cho thân chủ rất khó trả lời và chỉ biết im lặng

- Đối với thân chủ của mình, luật sư không nên hỏi quá nhiều, nhất là đặt câu hỏi phức tạp mà chưa được thống nhất trước với thân chủ. 

- Cùng với việc hỏi thân chủ của mình, luật sư còn hỏi các bị cáo khác, bị hại, người làm chứng buộc tội để làm rõ những bất hợp lý, những mâu thuẫn trong chính lời khai của họ hoặc mâu thuẫn giữa lời khai của họ với các chứng cứ khác. Đối với người làm chứng khai có lợi cho thân chủ, luật sư đặt các câu hỏi để họ trả lời làm rõ các chứng cứ gỡ tội cho bị cáo.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest 

II- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ HÌNH SỰ HỎI TỪNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG

Sau khi Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên đã kết thúc phần xét hỏi và được chủ tọa phiên tòa cho phép thì luật sư sẽ tiến hành hỏi. Luật sư muốn hỏi người nào thì đề nghị Hội đồng xét xử cho hỏi người đó. Những người được hỏi phải đứng trả lời các câu hỏi của luật sư; nếu có người không đứng dậy trả lời thì luật sư đề nghị chủ tọa phiên tòa yêu cầu họ đứng dậy. Trước khi đặt câu hỏi, luật sư đề nghị người được hỏi trả lời cho Hội đồng xét xử rõ về các câu hỏi của luật sư. Nếu người được hỏi xưng hô thưa luật sư và quay về phía luật sư thì luật sư yêu cầu họ thưa Hội đồng xét xử và quay về phía Hội đồng xét xử trả lời, vì việc hỏi của luật sư cũng chỉ nhằm giúp Hội đồng xét xử đánh giá đúng các tình tiết vụ án để ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

1- Hỏi bị cáo

Đặt các câu hỏi để bị cáo trả lời khẳng định không phạm tội như: không có mặt tại hiện trường vào thời điểm xảy ra tội phạm; không thực hiện hành vi như cáo buộc của bản cáo trạng; tài sản chiếm đoạt không đủ định lượng để cấu thành tội phạm và bị cáo cũng không bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội đang bị truy tố nhưng đã được xóa án tích...

Đặt các câu hỏi để làm rõ các tình tiết gỡ tội như: hoàn cảnh phạm tội do bị hại có lời nói xúc phạm bị cáo hoặc có hành động trái pháp luật gây ra đối với bị cáo hoặc người thân của bị cáo làm bị cáo bị kích động.                                                                       

Trong trường hợp thân chủ có lời khai nhận tội nhưng còn nhiều điểm chưa rõ hoặc nghi ngờ, luật sư đặt các câu hỏi để bị cáo giải thích những mâu thuẫn trong lời khai nhận tội.

Trường hợp vụ án đồng phạm, thần chủ của luật sư là người dưới 18 tuổi, còn bị cáo đầu vụ có nhân thần xấu, nhiều tiền án, tiền sự, đã rủ rê.

Nếu bị cáo không khai báo mà thấy việc không khai là có lợi thì luật sư tôn trọng ý chí của họ. Nếu thấy các chứng cứ buộc tội đã rõ, Hội đồng xét xử có thể sử dụng các chứng cứ này để ra bản án kết tội, còn việc không khai của bị cáo chỉ mất đi tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo” thì luật sư động viên bị cáo khai báo để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Đối với những bị cáo khác trong vụ án đồng phạm, luật sư đặt câu hỏi với những bị cáo khai có lợi cho thân chủ để làm rõ các tình tiết của vụ án. Còn các bị cáo khai bất lợi cho thân chủ, luật sư sử dụng loại câu hỏi vạch rõ sự gian dối để vạch rõ những điểm mâu thuẫn trong lời của họ bảo vệ cho thân chủ của mình. Nếu họ thừa nhận đổ lỗi cho thân chủ của mình thì cần hỏi làm rõ động cơ của người đó vì sao lại khai báo như vậy.

2- Luật sư hình sự hỏi người tham gia tố tụng khác

- Đối với bị hại, người làm chứng, tùy vào việc họ có lời khai như thế nào khi Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên hỏi mà luật sư đặt câu hỏi cho phù hợp. Nếu người làm chứng khai bỏ sót hoặc chưa rõ các tình tiết có lợi cho thân chủ thì luật sư đặt loại câu hỏi “bổ sung lời khai”, câu hỏi “gợi mở” để họ khai cho rõ. Nếu bị hại hoặc người làm chứng khai buộc tội cho thân chủ (nếu bào chữa cho bị cáo) luật sư cũng sử dụng loại câu hỏi “vạch rõ sự gian dối” chỉ ra những điểm vô lý, mâu thuẫn trong lời khai của họ tại phiên tòa, cũng như bác bỏ yêu cầu đòi bồi thường không hợp lý của bị hại. Nếu thấy lời khai của họ mâu thuẫn với lời khai của bị cáo khác hoặc người làm chứng gỡ tội thì để nghị cho họ đối chất với những người này.

- Hỏi bị hại, nguyên đơn dân sự về thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu bào chữa cho bị cáo). Luật sư đặt câu hỏi làm rõ những khoản yêu cầu bồi thường bất hợp lý như tiền bồi dưỡng sức khỏe, tiền chi phí chăm sóc sau điều trị cho bị hại khi bị hại chi bị thương tích dưới 80%, tiền thu nhập thực tế bị mất.

Đối với người giám định, định giá tài sản, luật sư hỏi họ làm rõ những điểm chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định, định giá tài sản hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án. Mục đích hỏi của luật sư để làm rõ kết luận giám định, kết luận định giá tài sản không chính xác hoặc kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ. Kết quả của việc hỏi này là cơ sở để luật sư đề nghị giám định lại, định giá lại tài sản hoặc giám định bổ sung.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư: hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.69417 sec| 1140.75 kb