Kỹ năng mềm trong Nghề Luật

"Nói hay và hùng hồn là một nghệ thuật, nhưng biết lúc nào cần ngừng lời cũng là một nghệ thuật chẳng kém hơn".

- Wolfgang Amadeus Mozart (Áo)

Kỹ năng mềm trong Nghề Luật

Các kỹ năng làm việc của Nghề Luật là những kỹ năng gắn với đặc trưng và môi trường nghề nghiệp, đồng thời là kết quả của quá trình đào tạo, ứng dụng, trải nghiệm kinh nghiệm làm nghề sâu sắc, liên tục được kiểm chứng qua thực tiễn hành nghề, từ đó khái quát hóa thành Kỹ năng mềm của người hành nghề luật. 

Cuốn sách: “Các Kỹ năng mềm cho Luật sư” (2008), Luật sư Guiseppe Guisti (tác giả) đã đưa ra nhận định vê các Kỹ năng mềm cần thiết cho thành công của Nghề Luật sư: [1] ở cấp độ cơ bản: (i) kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ; (ii) kỹ năng giao tiếp bằng lời nói. [2] Ở cấp độ cao hơn: (i) kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh; (ii) kỹ năng của Luật sư thành viên; (iii) kỹ năng phát triển kinh doanh; (iv) kỹ năng ủy thác; (v) kỹ năng nói chuyện trước công chúng; (vi) kỹ năng quản trị thời gian và căng thẳng.

Liên hệ

Tại Mỹ, nhiều khảo sát, nghiên cứu cũng xác định những Kỹ năng mềm cụ thể quan trọng đối với Nghề Luật. Báo cáo MacCrate của Hiệp hội Luật sư Mỹ (ABA) được công bố vào năm 1992 đã nhận diện 10 kỹ năng cơ bản và các giá trị nghề nghiệp mà một luật sư cần nắm vững trước khi bắt tay vào thực hiện các công việc cho khách hàng, trong đó có một số kỹ năng mềm như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và quản lý công việc.

Tại Tọa đàm của Đoàn luật sư Pennsylvania năm 2015, các Kỹ năng mềm đã trở thành chủ đề được trao đối nhiều nhất và đều được đánh giá là yếu tố quan trọng để quyết định đến sự thành công trong nghề nghiệp của Luật sư. Các Kỹ năng mềm cần thiết cho Nghề Luật sư đã được xác định trong Tọa đàm này bao gồm: kỹ năng tự định hướng và tự động viên; kỹ năng học hỏi không ngừng; kỹ năng giao tiếp hiệu quả và kỹ năng thuyết phục; kỹ năng bình tĩnh xử lý vấn đề; kỹ năng suy nghĩ một cách có chiến lược về nhu cầu của khách hàng; kỹ năng lãnh đạo; kỳ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng quản lý dự án; kỹ năng xây dựng lòng tin; kỹ năng giải trình; kỹ năng quản trị rủi ro.

Theo Bộ Tiêu chuẩn về Giáo dục pháp luật của Hiệp hội Luật sư Mỹ (Bộ tiêu chuẩn hướng dẫn chính thức cho hoạt động đào tạo Luật sư tại Mỹ), Tiêu chuẩn 304 - Khóa học và Lịch học thuộc Tiêu chuẩn và Quy định về Thủ tục Công nhận các Trường Đại học Luật của Hiệp hội Luật sư Mỹ (ABA Standards and Rules for Approval of Law Schools 2018 - 2019), yêu cầu về Chương trình đào tạo Luật được quy định: Trường luật cần cung cấp cho mỗi sinh viên sự giảng dạy thích đáng về các nội dung và kỹ năng cần thiết, trong đó có một số kỹ năng mềm như kỹ năng phân tích và tư duy pháp lý, kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp bằng lời, kỹ năng viết

Nói chung, người làm nghề luật, dù ở vị trí công việc và chức danh nào thì cũng cần rèn luyện để có những kỹ năng mềm cơ bản:

I- KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau bằng cách tạo ấn tượng ban đầu, lắng nghe đối tượng giao tiếp, tự chủ cảm xúc và sử dụng các phương tiện giao tiếp của chủ thể với chủ thể giao tiếp khác nhằm thực hiện những mục đích nhất định.

Giao tiếp trong Nghề Luật là cách thức giao tiếp, ứng xử của người hành nghề dưới sự điều chỉnh, tác động của “quy phạm xã hội”, vốn dĩ là những quy tắc xử sự chung, nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với nhau trong phạm vi cộng đồng Nghề Luật và trong xã hội.

Những ứng xử đó không chỉ làm nên giá trị cá nhân của người hành nghề luật trong lăng kính đánh giá của xã hội theo quy phạm xã hội, mà còn chứng tỏ giá trị nhân cách, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật, dựa trên chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, phù hợp với từng vị trí công việc và chức danh tư pháp/bổ trợ tư pháp.

Đó là kết quả của sự nhận thức, tư duy, lãnh đạo bản thân khi đưa ra những sự lựa chọn phù hợp trong cách hành xử và thực hiện hành vi hành nghe đối vói tùng bối cảnh, sự kiện hay tỉnh huống cụ thể. 

Ví dụ: Một Thẩm phản bị một đổi tượng xã hội “tấn công" bằng hình thức lăng mạ, xúc phạm danh dự cá nhân một cách vô căn cứ. Trong tình huông đó, ngưỏi Thẩm phán này sẽ đứng trước ít nhất hai sự lựa chọn trong cách phản ứng và hành xử: thức giao tiếp mang tính đối kháng cao. 

Kỹ năng thuyết trình, tranh luận, lập luận có thể được trau dồi, rèn luyện thông qua nhiều hoạt động, từ quá trình đào tạo nghề đến thực tiễn hành nghề sau này. Trong quá trình học nghề, thông qua các hoạt động đặc trưng của chương trình đào tạo các chức danh tư pháp như thuyết trình kết quả làm việc nhóm, diễn án... học viên sẽ có những cơ hội tốt để rèn luyện các kỹ năng này.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest.

II- KỸ NĂNG VIẾT PHÁP LÝ

Kỹ năng viết pháp lý là khả năng trình bày bằng hình thức văn bản nhằm thể hiện nội dung pháp lý nhất định, qua đó giải quyết vấn đề, xử lý vụ việc hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Cũng như nhiều ngành khác, đôi với Nghề Luật nói chung, kỹ năng viết đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động hành nghề.

Có thể nói, kỹ năng viết có vai trò căn bản trong việc xây dựng hình ảnh người hành nghề luật trong đời sống xã hội, khẳng định năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và hiệu quả công việc của họ. Qua từng văn bản, người hành nghề luật, đặc biệt là Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên đê lại tên tuổi, tâm huyết và dấu ấn của cuộc đời mình.

III- KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Đôi với Nghề Luật, mặc dù theo truyền thống là nghề gắn liền với sự độc lập, công việc tự chủ và có thể mang tính cạnh tranh cao giữa các cá nhân nhưng xu hướng hợp tác, làm việc theo nhóm ngày càng trở nên phố biến. Các nhóm làm việc có thể xuất hiện trong công ty luật, văn phòng Luật sư, Tòa án, Viện kiểm sát... Tăng cường làm việc nhóm là cách thức tốt để sử dụng tối ưu các nguồn lực về con người nhăm nâng cao chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc. 

Kỹ năng làm việc nhóm của người làm nghề luật đặt ra việc phải có “sự cam kết” từ phía bản thân mỗi cá nhân làm nghề trong việc thực thi các nguyên tăc, biện pháp để hợp tác, phối hợp tốt trong hành động và trong hoạt động làm việc nhóm.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư ly hôn tại Công ty Luật TNHH Everest.

IV- KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng tổng hợp của quá trình nhìn nhận, đánh giá và phân tích một vấn đề, một hiện tượng, một sự kiện nào đó để từ đó đưa ra những phán đoán, giải pháp và phương án xử lý phù hợp nhất. Đối với người làm nghề luật, đây là một trong những kỹ năng mềm rất cơ bản cần có, bởi Nghề Luật luôn gắn vói nhu cầu giải quyết những “vấn đề” của các vấn đề về đời sống xã hội và nhân sinh. 

Khi thuần thục kỹ năng giải quyết vấn đề thì việc ra quyết định của mỗi chức danh tư pháp hoặc bổ trợ tư pháp mới chính xác và có những giải pháp tốt nhất cho chính mình cũng như cho các chủ thể pháp luật khác.

Bên cạnh đó, lợi ích của kỹ năng giải quyết vấn đề còn giúp công việc hành Nghề Luật của từng cá nhân người làm nghề giảm thiêu rủi ro ở mức thấp nhất đối với quyêt định đã được đưa ra.  

Trên bình diện chung, các yếu tố “can thiệp” vào kỹ năng giải quyết vấn đề trong Nghề Luật có thể được hình dung là: kỹ năng nhận thức vấn đề; kỹ năng nghiên cứu, phân tích, phản biện, lập luận, khái quát hóa để hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề; kỹ năng đánh giá về độ tin cậy, chính xác của các giải pháp và kỹ năng ra quyết định để giải quyết vấn đề. 

Giải quyết vấn đề là một kỹ năng cơ bản, được đào tạo cho người hành nghề luật ở những chương trình đào tạo và đào tạo chuyên môn/nghiệp vụ/đào tạo nghề. Kỹ năng này không phụ thuộc vào khả năng thiên bẩm của người làm nghề mà trái lại, nó là kết quả của quá trình nhận thức, trải nghiệm, tích lũy, rút kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp thực tiễn, kết hợp với quá trình đào tạo và tự đào tạo theo nguyên lý học tập suốt đời.

Có 02 cách để tạo dựng kỹ năng này: (i) tự rèn luyện/trải nghiệm; (ii) quan sát/học hỏi cách giải quyết vấn đề từ những chủ thể/những mối quan hệ mà bản thân đang sở hữu. 

V- KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH

Đối với người hành nghề luật, phần nối tiếp cơ bản của kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng ra quyết định. Việc ra quyết định đối với Nghề Luật không tách rời thành kỹ năng độc lập, mà nó có mối quan hệ biện chứng với kỹ năng giải quyết vấn đề, tùy thuộc vào tính chất của vấn đề liên quan đến cá nhân người hành nghề hay liên quan đến chủ thể là đối tượng của hoạt động hành nghề. 

Ra quyết định là sự lựa chọn một giải pháp tốt nhất (hợp lý hơn cả) cho vấn đề đã xác định. Đối với người hành nghề luật, “rào cản” của việc ra quyết định thường là sự tích hợp của yếu tố nhận thức và những “vấn đề” nằm sâu bên trong cảm xúc, tâm lý của cá nhân người làm nghề.

Một trong những rào cản đó chính là: sự định kiến, theo nghĩa là sự thiên lệch trong nhận thức và cảm xúc; việc không giữ được sự độc lập cần thiết của nghề nghiệp trong quá trình giải quyết vấn đề và ra quyết định; việc có giải pháp là vấn đề. 

Trong Nghề Luật, ra quyết định cá nhân là một hoạt động nghề nghiệp thường xuyên và có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó tác động trực tiêp đên “số phận” pháp lý, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, uy tín... của cá nhân/tổ chức và mọi chủ thể trong xã hội. Việc ra quyết định cá nhân có sự tác động và chi phối của nhiều yếu tố, như cảm xúc, lý trí, bối cảnh, nội dung sự việc... 

Và dù cách quyết định của cá nhân người hành nghề theo trình tự logic hay sáng tạo thì vẫn cần phải hội tụ đủ lập luận và đi thẳng vào vấn đề, không để cảm xúc cá nhân điều khiển toàn bộ quá trình ra quyết định hay kết quả của quyết định, về lý thuyết cũng như trong thực tiễn, kỹ năng ra quyết định vốn là một kỹ năng được hình thành chủ yếu trong quá trình học tập, làm việc, tích lũy kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực khoa học, xã hội và nghề nghiệp. Do vậy, việc ra quyết định trong Nghề Luật cũng được thực hiện dựa trên sự tích hợp của các thành tố về kiến thức - năng lực tư duy, các kỹ năng cần có và trí tuệ cảm xúc (thái độ, hành vi phù hợp).

Trong quá trình ra quyết định, tính sáng tạo và phương pháp suy nghĩ thông minh là yêu cầu bắt buộc. Trong thực tiễn, tư duy sáng tạo của Nghề Luật là hoạt động diễn ra thường xuyên với nhiều cấp độ và dạng thức khác nhau, tương ứng với tính chất của từng nhóm Nghề Luật.  

Trong số các Nghề Luật, yêu cầu về khả năng và kỹ năng sáng tạo đối với những nhóm nghề hành nghề theo phương thức tự do, chẳng hạn như Nghề Luật sư... là rất cao, bởi đó là dạng Nghề Luật mà khả năng sáng tạo vừa là phẩm chất/tố chất của người hành nghề, vừa là công cụ hành nghề hiệu quả. 

Do tính đặc thù nghề nghiệp nên tư duy tri thức đối với Luật sư là một quá trình sáng tạo để tìm ra các mối liên hệ và quan hệ; tìm ra tính quy luật khách quan chi phối diên tiên của các tình tiết, sự kiện cũng như quá trình diễn ra trên thực tế của một sự việc/mối quan hệ/tình huống có vấn đề. Trong quá trình nhận thức sự thật khách quan đó, tư duy của Luật Sư không chỉ biết đặt ra các vấn đề mới, mà còn giải quyết chúng băng những phương pháp thích hợp.

Trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề là một yêu cầu nghề nghiệp đối với mỗi người hành nghề luật. Có nhiều cách thức để trau dồi kỹ năng này, như rèn sự tập trung; rèn luyện sự thuần thục của công cụ giao tiếp và làm việc (kỹ năng quan sát, phát hiện vấn đề, kỹ năng ghi nhớ,...) và nhất là rèn luyện tư duy tích cực trong giải quyết vấn đề. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest.

VI- KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC

Theo cách hiểu thông thường, cảm xúc được diễn giải như là một trạng thái phức hợp, là kết quả của sự thay đổi về sinh lý cũng như tâm lý, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của con người. Cảm xúc được nhận biết là một trong những chất liệu nền tảng, thể hiện những rung động của con người trước tác động của cuộc sống, thông qua cách thể hiện thái độ của một người trước đối tượng, sự vật, sự việc diễn ra trong các mối quan hệ. 

Cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ giao tiếp xã hội cũng như sự thành công của cá nhân trong cuộc sống và nghề nghiệp. Do vậy, dù được nghiên cứu ở góc độ tiếp cận nào thì giá trị và sức mạnh của cảm xúc luôn chiếm vị trí rất quan trọng đối với đời sống của con người. Làm thế nào để hiểu rõ cảm xúc cá nhân, phát huy vai trò của những cảm xúc tích cực, đem lại hiệu quả hoạt động cao trong đời sống và hoạt động nghề nghiệp, tránh tác hại do không kiểm soát được cảm xúc luôn là vấn đề của từng cá nhân nhưng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến các cá nhân khác trong xã hội. 

Cảm xúc trong Nghề Luật có những điểm tương đồng và khác biệt so với cảm xúc chung của con người. Đó là các trạng thái cảm xúc gắn với yếu tố nghề nghiệp cụ thể của từng chức danh. Với tính chất phức tạp, căng thẳng của công việc và yêu cầu giao tiếp trực tiếp với người khác trong công việc, kỹ năng quản lý cảm xúc được xác định là một trong những kỹ năng bắt buộc đối với những người hoạt động trong Nghề Luật. 

Mỗi cảm xúc thường có hai mặt tích cực và tiêu cực. Vì cảm xúc là không cố định, nên những kỹ năng đưa cảm xúc về trạng thái cân bằng và sử dụng cảm xúc vào đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục tiêu chính là cốt lõi của quản lý cảm xúc. Kỹ năng này trong Nghề Luật cũng không nằm ngoài cách tiếp cận chung, được xác định là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và những chủ thể có liên quan trong hoạt động hành nghề.

Những người có một mức độ trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ cảm nhận của người khác, để từ đó có thể tác động đến những chủ thể trong quan hệ công việc của người làm nghề. 

VII- KỸ NĂNG QUẢN LÝ CÔNG VIỆC

Quản lý công việc trong Nghề Luật là quá trình người làm nghề luật thực hiện các biện pháp cần thiết như lên kế hoạch giải quyết công việc, sắp xếp xử lý tài liệu, tổ chức quản lý công việc nội bộ của tổ chức thực hành Nghề Luật, sử dụng thời gian hiệu quả để giải quyết công việc cho khách hàng/công dân.

Để đảm bảo các công việc được thực hiện trôi chảy, các tổ chức hành nghề và cá nhân người hành nghề luật cần xây dựng cho mình kỹ năng quản lý công việc thích hợp. Đây không chỉ là kỹ năng của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hành nghề luật, mà còn của chính bản thân người hành nghề luật trực tiếp đảm nhận công việc, dịch vụ pháp lý. 

Đối với người hành nghề luật, yêu cầu về khẳ năng hoàn thành các công việc đúng hạn, giữ được sự tập trung cao độ, đồng thời hoàn thành đầy đủ và chính xác các công việc là thách thức không nhỏ, khi mà đặc thù công việc khiến người hành nghê luật luôn đối mặt với sự căng thẳng, áp lực. Do đó, kỹ năng quản lý công việc có thể quyết định đên việc thành bại của người hành nghề luật.

Mục tiêu nghề nghiệp lớn nhất của người hành nghề luật là hoàn thành tốt công việc được giao, bảo vệ công lý, bảo vệ khách hàng, đồng thời với việc cân bằng cuộc sổng cá nhân, duy trì nhiệt huyết trong công việc. 

Đây vốn không phải là mục tiêu dễ thực hiện, tuy nhiên hoàn toàn có thể đạt được nếu người hành nghề luật có chiến lược và ý thức rõ ràng về công việc mình đang theo đuổi. Ngoài việc thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật, chuyên môn, mài dũa và vận dụng thành thạo các kiến thức pháp luật, người làm nghề luật cần hướng tới mục tiêu rèn luyện kỹ năng cơ bản để quản lý công việc một cách hiệu quả nhằm làm giảm áp lực, nâng cao chất lượng và đáp ứng yêu cầu hành nghề luật.

Đối với các cơ quan, tổ chức hành nghề luật, quản lý công việc bao gồm nhiều tác vụ hơn, được thực hiện từ khâu tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, quản lý hồ sơ khách hàng, lên kế hoạch, kiểm soát tiến độ hoàn thành các công việc, thực hiện các hoạt động khác để duy trì hoạt động của tổ chức. Các hoạt động này đòi hỏi sự am hiểu về mục tiêu hành nghề, phương pháp tối ưu và những tác vụ cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.

Có thể khẳng định, việc hoàn thiện các kỹ năng quản lý công việc sẽ giúp người hành nghề luật nói riêng và các cơ quan, tổ chức hành nghề luật nói chung tiết kiệm được thời gian, chi phí thông qua việc sắp xếp hợp lý các quy trình; cải thiện sự hợp tác và mối quan hệ với khách hàng, phân bổ nguồn lực hợp lý và giữ cho cơ quan, tổ chức hành nghề vận hành công việc một cách hiệu quả.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest.

VIII- KỸ NĂNG XÂY DỰNG HÌNH ẢNH CÁ NHÂN

Một khi người hành nghề luật đã xác định được “đích đến” cụ thể trong hoạt động của mình thì mỗi người sẽ biết cách tự tìm những công cụ và phương tiện phù họp nhất để xây dựng hình ảnh cá nhân. Từ hình ảnh cá nhân, người hành nghề luật lại tiếp tục lựa chọn, sàng lọc và có tham vọng theo đuổi những thành công trong nghề nghiệp, mở rộng sự ảnh hưởng và lan tỏa giá trị, bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân. 

Nếu so sánh với hình ảnh cá nhân, có thể nhận thấy sự khác biệt nhỏ nhưng không kém phần quan trọng giữa hình ảnh cá nhân và thương hiệu cá nhân. Đó là, mỗi cá nhân, tổ chức đều có hình ảnh cá nhân nhưng không phải tất cả cá nhân đều có thương hiệu cá nhân. Như vậy, thương hiệu cá nhân “là tổng hợp tất cả những ấn tượng, niềm tin và tri giác của một cá nhân, hay còn gọi là nhãn hiệu - Thương hiệu của một con người, một cá nhân”. 

Gây dựng thương hiệu cá nhân không chỉ đơn thuần là gây dựng một hình ảnh ra thế giới bên ngoài mà còn là sự tự nhận thức về bản thân để phát huy năng lực, sở trường, hạn chế điểm yếu của bản thân nhằm tạo nên sự khác biệt cho bản thân và định hướng cho các quyết định của cá nhân đó. Càng ngày, thương hiệu cá nhân càng giữ vai trò quan trọng như một yếu tố thiết yếu để đạt tới thành công, đặc biệt là đối với những nghề nghiệp cần sự quảng bá, khẳng định uy tín trong công chúng để cung cấp dịch vụ.

Mỗi cá nhân và lĩnh vực hành nghề luật cụ thể sẽ có cách thức khác nhau để xây dựng hình ảnh cá nhân và thương hiệu cá nhân. Một Luật sư sẽ có cách thức xây dựng hình ảnh cá nhân, thương hiệu cá nhân khác với Thẩm phán hoặc Điều tra viên, Kiểm sát viên. Nhìn chung, hình ảnh, thương hiệu cá nhân có thể được xây dựng và hoàn thiện thông qua hình thức bên ngoài và các giá trị cốt lõi bên trong của chính cá nhân đó. Nền tảng của hình ảnh cá nhân, thương hiệu cá nhân phải được xây dựng từ những giá trị riêng của mỗi cá nhân về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, khả năng xử lý công việc, các kỹ năng mềm, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp chuẩn mực. 

Cá nhân cần có được các giá trị cốt lõi và cách thức phù họp để làm nổi bật các giá trị của mình, dần dần có sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng để mọi người công nhận và nhắc đến. Việc sở hữu thương hiệu cá nhân sẽ mang lại cho người hành nghề luật nhiều lợi ích, trước hết là giúp mồi người hiểu mình hơn, tăng sự tự tin, tăng cường khả năng kiểm soát bản thân, đồng thời cũng giúp người hành nghê luật có nhiều khả năng tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp, tăng cường mạng lưới khách hàng sử dụng dịch vụ. 

Việc xây dựng hình ảnh cá nhân, thương hiệu cá nhân không phải là công việc “một sớm, một chiều” mà là quá trình lâu dài, song hành với quá trình hành nghề của mỗi cá nhân. Do đó, bồi đắp các giá trị cốt lõi, chú trọng tới các kỹ năng, cách thức xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu cá nhân cũng là công việc thường xuyên của người hành nghề luật.

IX- KỸ NĂNG TIẾP XÚC VỚI TRUYỀN THÔNG

Trong một xã hội mà thông tin trở nên quan trọng và truyền tải dễ dàng hơn bao giờ hết như hiện nay, cách ứng xử và giao tiếp với báo chí, truyền thông và mạng xã hội vừa có thể đem lại những hiệu ứng tích cực, vừa có thể tạo nên những cuộc khủng hoảng truyền thông, về nguyên tắc, quan hệ với cơ quan báo chí phải thể hiện sự tôn trọng, hợp tác, vì báo chí là diễn đàn để thực hiện quyền tự do ngôn luận của người dân. 

Các cơ quan tư pháp vừa phải phối hợp với cơ quan báo chí, vừa phải cẩn trọng trong việc phát ngôn, vừa phải chuyên nghiệp hoá trong mối quan hệ với cơ quan báo chí. Người hành nghề luật cần lưu ý phát ngôn đúng thòi điểm, đúng nội dung thông tin được phép công bố, tránh có thái độ thách thức, coi thường báo chí, trôn tránh báo chí hoặc sử dụng báo chí như một hình thức để quảng bá, “đánh bóng” tên tuổi, hình ảnh cá nhân. 

Quá trình tiếp xúc với cơ quan báo chí cũng là quá trình người hành nghề luật bộc lộ hình ảnh, kiên thức, năng lực chuyên môn, sự tinh tế, nhạy bén trong nghề nghiệp trước công chứng. Mặt khác, việc tiếp xúc với cơ quan báo chí đôi với một số người hành nghề luật như Thẩm phán, Kiểm sát viên, các chức danh tư pháp khác trong hệ thống cơ quan nhà nước cần tuân thủ các quy định, quy chế liên quan. Do đó, việc rèn luyện, tích lũy các kỹ năng cân thiết trong quá trình tiếp xúc với cơ quan báo chí cũng như quá trình cung cấp, trao đổi thông tin nghề nghiệp nói chung, là một trong những yêu cầu đối với người hành nghề luật trong giai đoạn hiện nay. 

Như vậy, đối với Nghề Luật và người hành nghề luật, sự tồn tại của nhiều loại kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp là tất yếu khách quan. Những kỹ năng này gắn bó chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau để hình thành, phát triển và hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của người hành nghề luật. Với những kỹ năng đó, người làm nghề luật vừa phải được đào tạo căn bản từ cấp học cử nhân luật và các ngành học phù hợp cùng với đào tạo nghề theo quy định pháp luật, vừa phải tích cực trải nghiệm/đúc rút, từ đó khái quát hóa thành tri thức dưới dạng “kho kinh nghiệm thực tiễn” khi hành nghề luật.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa Công ty Luật TNHH Everest.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm trong Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng mềm trong Nghề Luật

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.43158 sec| 1168.195 kb