Kỹ năng phân tích, đánh giá nội dung bản kết luận giám định

"Công lý không phải chỉ dành cho một phía, nó phải dành cho cả hai phía"

- Eleanor Roosevell

Kỹ năng phân tích, đánh giá nội dung bản kết luận giám định

Khi nghiên cứu nội dung trong bản kết luận giám định, Luật sư cần phân tích tính khoa học, khách quan của bản kết luận giám định đó. Theo đó, Luật sư cần chú ý các nội dung như:

Nội dung Kết luận giám định có trả lời đúng nội dung yêu cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng hay không;

Kết luận giám định có phản ánh đúng diễn biến của sự việc; có phù hợp với các nguồn chứng cứ khác không;

Kết luận giám định có được sử dụng trong quá trình tố tụng hay không.

Liên hệ

Để phân tích và đánh giá được chính xác các yêu cầu về nội dung nêu trên, đòi hỏi Luật sư phải có phương pháp nghiên cứu và phân tích nội dung kết luận giám định khoa học.

Trước hết, Luật sư phải phân tích và nghiên cứu riêng tài liệu liên quan đến công tác giám định, để xem cách thức tiến hành và kết luận trong văn bản này thể hiện như thế nào. Tiếp theo, Luật sư phải phân tích, đánh giá các nội dung của bản kết luận giám định trong một chỉnh thể thống nhất với các chứng cứ, tài liệu khác bổ trợ cho công tác giám định và những chứng cứ, tài liệu đã được thu thập và phản ánh trong hồ sơ vụ án, qua đó Luật sư nhận định và đánh giá một cách khách quan và toàn diện nhất. Để đánh giá nội dung kết luận giám định chính xác, ngoài trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật, đòi hỏi Luật sư cũng cần nắm được kiến thức cơ bản về các lĩnh vực giám định tư pháp. Mỗi lĩnh vực giám định, chuyên ngành giám định có quy trình, quy chuẩn chuyên môn riêng và có đặc thù riêng, việc nắm vững kiến thức cơ bản trong lĩnh vực giám định sẽ giúp Luật sư có những định hướng bào chữa, bảo vệ cho khách hàng được đúng đắn, hiệu quả.

Ví dụ minh họa 1:

Trong giám định thương tích, để xác định mức độ tổn hại sức do hậu quả của thương tích phải căn cứ vào "Bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích", được han hành theo Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Trong giám định pháp y tâm thần phải căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10). Trong giám định dấu vết đường vân để kết luận đồng nhất, 2 dấu vết phải có đặc điểm chung giống nhau và ít nhất phải có 8 đặc điểm riêng giống nhau...

Khi nghiên cứu tài liệu, hồ sơ giám định, nếu nhận thấy kết luận giám định có tình tiết phức tạp, chuyên sâu chuyên ngành, Luật sư nên tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực đó. Theo đó, các chuyên gia về lĩnh vực chuyên ngành riêng, sẽ có những giải đáp về chuyên môn giúp Luật sư có những nhận định và xác định hướng bào chữa, bảo vệ cho khách hàng hiệu quả nhất.

Ví dụ minh họa 2:

Trong vụ án cố ý gây thương tích xảy ra vào ngày 12/01/2018, Trần Văn B đã gây thương tích cho bị hại là chị Nguyễn Thị Tú Tr. Theo yêu cầu của bị hại và để bảo đảm vụ án được giải quyết chính xác, cần tiến hành giám định để xác định chính xác tỷ lệ tổn thương cơ thể của chị Tr. Theo đó, Cơ quan điều tra Công an tỉnh H đã ra quyết định trưng cầu giám định đối với chị Tr. Kết luận giám định xác định mức độ tổn hại sức khỏe của chị Tr là 83%.

Căn cứ vào kết luận giám định này, bị can Bị truy tố về tội "Cố ý gây thương tích” theo điểm b khoản 5 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015. Qua nghiên cứu, đánh giá tài liệu liên quan đến kết luận giám định pháp y, Luật sư phát hiện có vi phạm trong việc áp dụng quy chuẩn chuyên môn, không áp dụng nguyên tắc cộng lùi. Trên cơ sở đó, Luật sư có văn bản kiến nghị đến Cơ quan điều tra đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng cho giám định lại. Nhận thấy đề nghị của Luật sư là có cơ sở, cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định trưng cầu giám định lại.

Kết quả giám định lại mức độ tổn hại sức khỏe của bị hại còn 60%. Bị can được chuyến khung hình phạt từ điểm b khoản 5 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sang điểm b khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015. Chính vì nắm rõ Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 về quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y và năm được nguyên tắc cộng lùi trong hoạt động giám định thương tích, đề xuất cho giám định lại Luật sư đã làm giảm nhẹ khung hình phạt cho khách hàng của mình.

Qua vụ án này cho thấy, để bào chữa, bảo vệ tốt nhất cho khách hàng đòi hỏi Luật sư phải nắm được những nội dung cơ bản liên quan đến công tác giám định, nếu Luật sư không nắm được nguyên tắc cộng lùi hoặc Thông tư số 20/2014/TT-BYT thì khách hàng của Luật sư đã không được bảo vệ tốt nhất trong vụ án nêu trên.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Khi phân tích, đánh giá nội dung kết luận giám định, Luật sư cần khai thác triệt để, hiệu quả các thông tin có trong hồ sơ, tài liệu giám định; đồng thời nghiên cứu, phân tích trong mối liên hệ với các tài liệu, chứng cứ khác được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử để tìm ra những chi tiết còn thiếu, những điểm mâu thuẫn, chưa phù hợp trong kết luận giám định. Qua đó, Luật sư có những kiến nghị, đề xuất hoặc trao đổi với các cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời, nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng mà mình đang nhận bào chữa, bảo vệ.

Ví dụ minh họa 3:

Anh Đỗ Tiến B và anh Nguyễn Văn Q là người cùng xóm. Ngày 01/01/2018, anh B và anh Q ngồi quán uống rượu cùng nhau, khi cả hai đã ngà ngà say, hai anh có lời qua tiếng lại dẫn đến xô xát với nhau. Anh B dùng con dao gọt hoa quả đâm vào người anh Q. Anh Q cầm chiếc điếu cày giờ lên định đánh lại thì anh B bỏ chạy, anh Q cầm điếu cày đuổi theo, được một lúc không đuổi kịp thì anh Q quay lại. Thấy đầu và tay anh Q cháy máu, mọi người đưa anh Q đi cấp cứu. Anh Q có đơn tố cáo anh B gửi đến Cơ quan điều tra và yêu cầu xử lý nghiêm đối với anh B. Cơ quan điều tra đã ra quyết định trưng cầu giám định, xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể đối với anh Q. Qua giám định, cơ quan giám định đã kết luận tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của anh Q là 15%. Anh B bị khởi tố bị can, truy tố để xét xử về tội cố ý gây thương tích theo điếm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015. Được mời bào chữa cho bị can B, khi nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ liên quan đến công tác giám định Luật sư thấy: Trong giấy chứng thương ghi nhận có 3 vết thương gồm:

01 vết thương ở mặt ngoài cổ tay phải, kích thước 3x0,2 cm. Bờ mép vết thương sắc gọn, còn chảy máu;

01 vết thương ở mặt ngoài cánh tay phải, kích thước 3x0,5cm;

01 vết thương ở vùng trán phải, kích thước 5x1 cm, bờ mép không gọn, có bầm tụ máu.

Qua nghiên cứu đặc điểm các thương tích này, Luật sư thấy không bóc tách từng thương tích đối với từng vết thương, cũng như không xác định rõ cơ chế hình thành các thương tích đó như thế nào, do vật gì gây nên. Theo đó, Luật sư đã soạn thảo văn bản kiến nghị gửi đến cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án, đề nghị cần trưng cầu giám định bổ sung để bóc tách từng thương tích của anh Q và cơ chế hình thành các thương tích đó.

Kết quả giám định bổ sung đã kết luận như sau:

Đối với vết thương ở mặt ngoài cổ tay phải gây tổn thương cơ thể 1%, do vật sắc nhọn tạo nên;

Vết thương ở mặt ngoài cánh tay phải gây tổn thương cơ thể là 3%, do vật sắc nhọn tạo nên;

Vết thương ở vùng trán gây tổn thương cơ thể là 11%, do vật tày tạo nên.

Với kết luận giám định bổ sung này, Luật sư xác định: quá trình đuổi đánh nhau anh B dùng dao đâm anh Q, ngoài ra, không dùng bất cứ vật tày nào khác để đánh anh Q. Kết luận các vết thương do vật sắc, nhọn tạo ra phù hợp với lời khai của bị hại và những người làm chứng cùng như lời khai của bị can.

Trên cơ sở đó, cơ quan tố tụng tiến hành điều tra và xác minh anh B chỉ gây ra 02 (hai) vết thương ở tay của anh Q. Còn vết thương ở vùng trán cua anh Q là do anh Q tự ngã trong lúc đuổi đánh anh B gây ra. Theo đó, với kết quả này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thay đổi quyết định khởi tố bị can từ điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 xuống khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest.

Qua vụ án trên cho ta thấy tầm quan trọng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự, với sự phân tích, nhận định và đánh giá chứng cứ sâu sắc, toàn diện trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc hồ sơ vụ án. Đồng thời Luật sư đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá toàn diện, đầy đủ từng tài liệu, hồ sơ liên quan đến công tác giám định, qua đó Luật sư đã giúp khách hàng của mình giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Việc am hiểu về cơ chế hình thành dấu vết, nắm vững kiến thức cơ bản trong công tác giám định đã giúp Luật sư thực hiện việc bào chữa tốt nhất của mình cho khách hàng.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn: Tổng hợp từ Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự (phần tự chọn) - Học viện Tư pháp và các nguồn khác.)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng phân tích, đánh giá nội dung bản kết luận giám định

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.46020 sec| 1114.219 kb