Kỹ năng tiếp xúc với cơ quan báo chí của Luật sư

"Không công bằng nếu yêu cầu người khác điều chính mình không sẵn sàng làm".

- Eleanor Roosevelt

Kỹ năng tiếp xúc với cơ quan báo chí của Luật sư

Trong quá trình hành nghề của Luật sư, báo chí có vai trò rất quan trọng và thực sự cần thiết. Bởi, báo chí là công cụ, phương tiện để truyền tải thông tin từ Luật sư đến với công chúng, đồng thời phản ánh ngược lại tình hình đời sống xã hội đến với Luật sư. Từ đó, Luật sư có thêm thông tin giúp cho việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp (bảo vệ khách hàng, bảo vệ công lý, chống tiêu cực, cải thiện môi trường hành nghề, khẳng định vị thế nghề nghiệp...), đóng góp ý kiến cho hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật, giúp cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi, đạt kết quả cao hơn.

 

Liên hệ

I- MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT SƯ VÀ CƠ QUAN BÁO CHÍ

Quan hệ giữa Luật sư và cơ quan báo chí là mối quan hệ hai chiều, có tính tương tác được thể hiện trên những mặt cơ bản sau:

Thứ nhất, đối với báo chí, để thực hiện tốt chức năng tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phản ánh những vấn đề liên quan tới pháp luật, tư pháp, báo chí cần sự hỗ trợ của những chuyên gia pháp lý, trong đó có Luật sư để có được những thông tin hữu ích về quy định pháp luật, việc áp dụng pháp luật. Có thế thấy, sự tham gia của rất nhiều Luật sư, luật gia trên các báo với các mục liên quan tới pháp luật, từ việc giải đáp pháp luật cơ bản đến những bình luận chuyên sâu, đa chiều về các vụ án.

Đối với các vụ án lớn, bên cạnh việc thông tin về vụ việc và quá trình giải quyết vụ việc, nhiều bài báo cũng đà đưa thêm ý kiến phỏng vấn Luật sư về các quan điểm, nhận định liên quan tới vụ việc. Đối với các quy định pháp luật mới, còn nhiều quan điểm khác biệt, các nhà báo cùng thường phỏng vấn, xin ý kiến đánh giá của Luật sư để cung cấp đến bạn đọc cái nhìn chuyên môn về vấn đề. Gần đây nhất là quy định về ghi tên các thành viên gia đình vào “sổ đỏ” trong Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 cùa Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều báo cũng đã phỏng vấn và đăng tải những ý kiến khác nhau của các Luật sư về quy định này.

Thứ hai, đối với Luật sư, truyền thông, báo chí là cầu nối quan trọng giữa Luật sư với cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng. Nhưng quan điểm, đánh giá của Luật sư về các quy định pháp luật, các vụ án được đăng tải đã giúp dư luận có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề và tạo được sức mạnh dư luận để cơ quan nhà nước cân nhắc ban hành hoặc sửa đổi quy định; cơ quan tiến hành tố tụng thận trọng, toàn diện hơn khi giải quyết vụ việc. Thực tế tố tụng đã chứng minh nhiều vụ án oan được làm sáng tỏ từ sự hỗ trợ, đồng hành của các cơ quan báo chí. Vụ án vườn điều, vụ án Nguyễn Thanh Chấn hay vụ án của “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén là những ví dụ minh họa điển hình. 

Có thể nói, báo chí là phương tiện, công cụ, chất xúc tác để Luật sư thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và trách nhiệm của mình trước khách hàng, người dân. nhà nước và xã hội. Báo chí là “quyền lực mềm” tác động lên các đối tượng của xã hội, góp phần điều chỉnh dư luận và phát triển xã hội.

Thời gian qua, các cơ quan thông tin đại chúng rất quan tâm đến hoạt động của Luật sư, đến vai trò của Luật sư trước những vấn đề nổi cộm của nhà nước, xã hội. Thông qua mối quan hệ với cơ quan báo chí, nhiều Luật sư bằng kỹ năng tiếp xúc của mình đã xây dựng được hình ánh tốt đẹp trong lòng dân chúng. Có Luật sư được báo chí và dư luận suy tôn là người của công chúng. Tuy nhiên, bên cạnh những Luật sư sẵn sàng họp tác, phối hợp với cơ quan báo chí thì vẫn còn không ít Luật sư vì thiếu kỹ năng hoặc sợ liên lụy đến bản thân nên ngại tiếp xúc với cơ quan báo chí. Bản thân các nhà báo cũng có nhiều tâm tư mỗi khi khó tiếp cận với Luật sư.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest

II- NGUYÊN TẮC CHUNG KHI LUẬT SƯ TIẾP XÚC VỚI CƠ QUAN BÁO CHÍ

Khi tiếp xúc với cơ quan báo chí, Luật sư cần lưu ý một số nguyên tắc chung như sau:

1- Nguyên tắc chính danh

Trước khi tiến hành phỏng vấn, Luật sư thường được cung cấp những thông tin cơ bản: Chủ đề và tâm điểm của cuộc phỏng vấn về nội dung gì? Cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra trong bao lâu? Cuộc phỏng vấn được ghi lại hay phát sóng trực tiếp? Cuộc phỏng vấn sẽ được phát sóng khi nào? Phỏng vấn sẽ được phát sóng toàn bộ hay chỉ để khai thác thông tin, lấy phát ngôn? Địa điểm và thời gian diễn ra phỏng vấn? Đây là cuộc phỏng vấn “một đối một” hay sẽ có thêm những đối tác phỏng vấn khác?

Tuy nhiên, nhà báo sẽ không đưa ra những câu hỏi cụ thể, chi tiết cho Luật sư trước cuộc phỏng vấn. Kể cả khi Luật sư là một nhân vật rất có uy tín, được cung cấp những câu hỏi cụ thể thì nhả báo vẫn thường có câu hỏi thêm, câu hỏi phụ trong quá trình phòng vấn. Luật sư hãy chủ động đón nhận những câu hỏi hóc búa của nhà báo. 

Theo nguyên tắc xã giao thông thường, nhà báo cần xưng danh khi tiếp xúc với Luật sư. Luật sư đừng ngại ngần đặt nhừng câu hòi tế nhị cho nhà báo để nắm chắc thông tin về tờ báo, kênh truyền hình, đài phát thanh, hãng truyền hình, tạp chí... của quốc gia nào mà nhà báo đó là một thành viên. 

Luật sư hãy lịch sự và tế nhị “kiểm tra” thẻ nhà báo hoặc chứng chỉ hành nghề cùng danh thiếp của họ. Khi đã nắm rõ thông tin về nhà báo và cơ quan báo chí của họ, Luật sư sẽ tự tin giao tiếp với họ. Nguyên tắc chính danh ở đây là chủ và khách đều phải biết rõ những thông tin cơ bản về nhau. Luật sư thích đóng vai chủ hay khách? Lời khuyên là Luật sư hãy là một người chủ đích thực của buổi gặp gỡ. Đừng bao giờ đánh mất vị trí của mình.

2- Nguyên tắc chân thành và cởi mở

Trung thực là điều quan trọng đầu tiên khi Luật sư làm việc với báo chí vì báo chí có đủ điều kiện, khả năng để kiểm chứng thông tin.

Cần cân nhắc trước khi phát ngôn bởi những lời Luật sư nói ra sẽ được phóng viên ghi âm lại. Chú ý tránh vi phạm các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư (bảo mật thông tin), tránh vi phạm pháp luật (làm lộ bí mật Nhà nước, xâm phạm quyền riêng tư của con người, xâm phạm lợ ích của Nhà nước, tổ chức, xã hội ). Tuy nhiên, không vì thế mà Luật sư tỏ ra dè dặt. Ngược lại. nên có thái độ vui vẻ, cởi mở, thoải mái trong tiếp xúc, quan hệ. Những ứng xử quá khích của Luật sư là điều cần tuyệt đối tránh trong giao tiếp, ứng xử nói chung và gao tiếp với báo chí, truyền thông nói riêng.

3- Nguyên tắc tự chủ trong giao tiếp

Khi báo chí gặp Luật sư, có nghĩa là chính Luật sư là nhân vật cần thiết và quan trọng đối với họ. Những thông tin và cảm xúc của Luật sư là “nguồn nguyên liệu quý giá” cho tác phẩm của họ. Luật sư là người chủ động cung cấp thông tin và cảm xúc trong cuộc trao đổi, phỏng vấn. Luật sư cần chủ động xác định thời gian, phạm vi thông tin khi làm việc với các nhà báo. Trong đó, Luật sư cần đặc biệt chủ động về phạm vi thông tin, dù bào chữa, hay bảo vệ, dù bức xúc với cơ quan tiến hành tố tụng hay muốn bênh vực cho  khách hàng, Luật sư cũng cần chủ động chọn cách trình bày phù hợp, chừng mực, tránh việc “nói xấu, nói quá” hay thể hiện sự bức xúc quá mức trên báo chí.

Hình thức, địa điểm làm việc với các nhà báo cũng là yếu tố có ý nghĩa quan trọng và Luật sư cần lưu ý để có lựa chọn phù hợp. Về hình thức, tùy từng trường hợp. Luặt sư có thể chọn trao đổi trực tiếp, trao đổi qua điện thoại hay trao đổi qua thư điện tử, văn bản thông thường, hình thức trao đổi bằng văn bản sẽ giúp Luật sư có sự chuẩn bị cẩn thận và thề hiện nội dung chính xác hơn, tránh những sai sót khi trả lời trực tiếp hoặc qua điện thoại, về địa điểm, nếu trao đổi trực tiếp, tốt nhất nên lựa chọn trụ sở làm việc của Luật sư, tránh lựa chọn những địa điểm “nhạy cảm như quán ăn, quán cà phê...

4- Nguyên tắc biết dừng đúng thời điểm

Hãy biết dừng khi câu chuyện bắt đầu có biểu hiện không cần thiết. Không có công thức cụ thể nào về thời gian tiếp xúc song thông thường, cuộc tiếp xúc không dưới 15 phút và không quá 01 giờ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

III- CÁC KỸ NĂNG LÀM VIỆC CẦN THIẾT CỦA LUẬT SƯ KHI TIẾP XÚC VỚI CƠ QUAN BÁO CHÍ

1- Lựa chọn cơ quan báo chí và duy trì mối quan hệ với cơ quan báo chí

Luật sư cần quan tâm, lựa chọn các phương tiện truyền thông, báo chí và nhà báo phù hợp để thiết lập các mối quan hệ. Luật sư cần trả lời câu hỏi có những cơ quan báo chí nào mà minh lưu ý tạo dựng mối quan hệ. Luật sư có thể liệt kê, cập nhật địa chỉ, điện thoại liên lạc của tòa soạn, đài truyền hình. Thông thường, có thể hướng tới hai nhóm cơ quan báo chí: nhóm phổ biến, có đông độc giả theo dõi như các báo điện tử VnExpress (vnexpress.net), báo điện tử Dân trí (dantri.com.vn...) và nhóm chuyên biệt về lĩnh vực pháp luật và tư pháp, như: Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh... Trong đó, Luật sư quan tâm nhiều hơn tới các phóng viên thuộc chuyên mục Pháp luật, Thời sự - Chính trị hoặc Nội chính.

Để tạo lập và duy trì mối quan hệ với các cơ quan truyền thông, báo chí, Luật sư cần có phương thức phù hợp. Luật sư có thể liên hệ trực tiếp hoặc thông qua một nhà báo đã quen biết trước để liên hệ: lưu ý tìm hiểu hoàn cảnh, sở thích, bút danh, ngày sinh nhật, gọi điện thoại thăm hỏi, cập nhật thông tin liên tục về công việc, cuộc sống của phóng viên để tạo mối quan hệ mật thiết và chân thành; nên duy trì thường xuyên mối quan hệ với nhà báo như những người bạn thông qua việc liên hệ; gọi điện hỏi thăm, nhắn tin; gặp gỡ, chào hỏi... mà không chỉ liên hệ khi “có công việc”. 

Trong mối quan hệ với các cơ quan truyền thông, phù hợp với tính chất hai chiều của mối quan hệ này, Luật sư nên chủ động và sẵn sàng cung cấp thông tin mà truyền thông và xã hội cần. Sừ dụng khả năng nhận thức pháp luật và thực thi nghề nghiệp, Luật sư có thể cung cấp nhanh, kịp thời các thông tin về tuyên truyền pháp luật, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và các tiêu cực xã hội đề giúp cơ quan truyền thông thực hiện chức năng tuyên truyền, thông tin về chính sách, pháp luật và đời sống đến công chúng. Luật sư nên cố gắng cung cấp đầy đủ những thông tin khi các phóng viên cần (kể cả khi điều đó đòi hỏi Luật sư phải bỏ thêm công sức hoặc gửi tài liệu). 

Để xây dựng và thúc đẩy phát triển hoạt động truyền thông nhằm phục vụ hoạt động hành nghề của Luật sư trong vụ án, Luật sư cần lưu ý một sô điểm cụ thể như sau:

Lưu ý lĩnh vực mà công chúng quan tâm: Trong quá trình hành nghề. Luật sư có thể lựa chọn cho mình một phạm vi hành nghề chuyên sâu: tranh tụng hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại hay tư vấn doanh nghiệp... Bất cứ ở lĩnh vực hành nghề nào, Luật sư cũng cần xây dựng và thúc đẩy hoạt động truyền thông của chính mình, tổ chức hành nghề của mình phục vụ cho hiệu quả công việc, uy tín nghề nghiệp.

Thực tế, người dân khi đọc báo, nghe đài hay xem truyền hình thường hay quan tâm đến các vụ án hình sự, nơi mà các quyền và lợi ích thiết thân nhất của con người bị xâm phạm, nơi có những số phận, hoàn cảnh... đau thương cần sự cảm thông và cũng có những kẻ, hành vi phạm tội bị toàn xã hội lên án. Vì thế, hình ảnh Luật sư tham gia phiên tòa hình sự để bào chữa cho khách hàng hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự là những hình ảnh mà người dân có sự quan tâm đặc biệt. Mỗi năm, Luật sư tham gia nhiều vụ án, dịch vụ pháp lý nhưng hẳn là người dân thường biết đến Luật sư hơn nếu họ tham gia những vụ án hình sự. Điều đó đến từ truyền thông.

Do báo chí đưa tin về các vụ án hình sự nhiều hơn, cụ thể hơn, nóng hổi hơn nên người dân quan tâm hơn, chắng hạn các vụ án hình sự như: vụ án tham nhũng ở Vinashin, Vinalines, vụ đại án kinh tế Bầu Kiên, Huyền Như, vụ án phi tang xác ờ Thẩm mỹ viện Cát Tường, vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, vụ án giết ngươi cùa Nguyễn Dức Nghĩa, vụ án Nguyen Văn Luyện giết người ớ Bắc Giang... luôn là những đề tài nóng hổi để báo chí khai thác vì tính thời sự của nó. Độc giả không chỉ quan tâm đến các tinh tiết vụ án, đến bị can, bị cáo mà cả những người tham gia tố tụng khác, đến cả cuộc sống riêng và công việc của những người đó.

Chính vì vậy, nếu Luật sư hành nghề trong vụ án hình sự, cần chú ý để xây dựng hình ảnh, uy tín và vai trò của mình thông qua việc xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với truyền thông. Thông qua hoạt động hành nghề của Luật sư trong các vụ án, bằng các ý kiến pháp lý, luận cứ bào chữa, bảo vệ, văn bản kiến nghị, tham gia xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, các bài trả lời liên quan đến những vấn đề bức xúc, nổi cộm được công chúng quan tâm, nhân dân và giới truyền thông sẽ có ấn tượng và chú ý tới những Luật sư có ý kiến thẳng thắn, sắc sảo, có tính chiến đấu cao.

Ngoài ra, Luật sư có thể chọn những đề tài nổi cộm, bức xúc liên quan đến hoạt động hành nghề của Luật sư, cùa cơ quan tư pháp (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) để viết bài. Lưu ý, chỉ viết những vấn đề bản thân hiểu sâu sắc. Văn phong nên ngắn gọn. súc tích, dễ hiểu, vừa có tính pháp lý, sát thực tế, vừa có tính chiến đấu cao. Khi viết bài trình bày các quan điểm cá nhân của Luật sư về một vụ án hình sự, một nhân vật, một tình tiết, sự kiện pháp lý hình sự. Luật sư cần chú ý cách trình bày văn viết khác với văn nói: các phân tích, quan điểm, bình luận phải logic, thuyết phục, có căn cứ.

Căn cứ các quy định của pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, các quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. đoàn Luật sư của mình, căn cứ vào tình hình thực tiễn của công việc, điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề, cơ quan tuyên truyền.... Luật sư tự xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp nhằm duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động hành nghề cũng như mối quan hệ của các bên liên quan.

- Về cập nhật thông tin trên báo chí: Luật sư cần cố gắng cập nhật càng nhiều thông tin trrrn báo chí càng tốt nheng cần chọn lọc những thông tin chính thống, có độ chính xác cao liên quan đến hoạt động hành nghề của Luật sư trong vụ án hình sự. Luật sư cần xác lập phưong pháp lưu trữ thông tin và tra cứu để sử dụng khi cần thiết. Việc này hoàn toàn mang tính cá nhân và dựa theo thói quen của mỗi người nhưng sẽ là rất hữu ích nếu như chúng ta có thói quen làm việc khoa học. ngăn nắp trong lưu trữ thông tin, trong đó có thông tin từ báo chí về các vụ việc mà Luật sư tham gia để đảm bảo dễ tra cứu, dễ sử dụng.

2- Kỹ năng trả lời phỏng vấn của Luật sư

Phỏng vấn là một thể loại báo chí, một thể loại đặc biệt mà việc nắm vững kỹ thuật và nghệ thuật phỏng vấn là một đòi hỏi cấp thiết của mỗi nhà báo. Có nhiều khái niệm về phỏng vấn, tuy nhiên khái niệm sau đây là một khái niệm đáng lưu tâm: Phỏng vấn là cuộc trò chuyện giữa một người biết (nhân vật, khách mời) và một người muốn biết (nhà báo. người dẫn chưong trình) được diễn ra một cách tự nhiên, sinh động vì mục đích báo chí và truyền thông. 

Phỏng vấn khác với một cuộc trò chuyện thông thường là yếu tố thời gian. Thông thường một cuộc phỏng vấn truyền hình có thời lượng từ 03 đến 20 phút.

Phỏng vấn của nhà báo luôn hướng đến việc lấy thông tin dễ hiêu và rõ ràng từ đối tác trong thời gian ngắn nhất. Luật sư nên biết câu hỏi của nhà báo là điều quan trọng nhất trong phởng vấn. Câu hỏi của nhà báo luôn ngắn gọn, chính xác và đúng trọng điểm để đạt được mục tiêu thông tin. Phỏng vấn phải đem lại cho khán giả những thông tin mà chỉ có người được hỏi mới có thế trả lời được. Nếu nhân vật trả lời quá chung chung thì nhà báo sẽ đặt những câu hởi cụ thể và ngược lại.

3- Những lưu ý khi tiếp xúc với báo chí cho mọi buổi phỏng vấn

[a] Tự tin: Khi một nhà báo đề nghị Luật sư lên sóng truyền hình, truyền thanh, trả lời phỏng vấn báo chí có nghĩa là họ cần những thông tin từ chính cá nhân Luật sư. Nội dung cuộc phỏng vấn có thể liên quan trực tiêp đen một vụ án mà Luật sư tham gia (bào chữa hoặc bào vệ quy33rn, lợi ích hợp pháp) hoặc liên quan đến một vụ án hình sự khác mà Luật sư không tham gia nhưng nhà báo cần ý kiến, quan điểm, bình luận, phân tích, dự báo... dưới góc nhìn của một Luật sư hành nghề (hoặc một chuyên gia thực tiễn pháp luật). Nha báo đã lựa chọn Luật sư, đặt hẹn và đê xuất yêu cầu, nội dung. Do vậy, hãy tỏ ra sẵn sàng trả lời phỏng vấn và đúng hẹn.

Tuy nhiên, ngược lại, cần phải hiểu sâu sắc vấn đề thì mới nhận lời phỏng vấn. Khi trả lời phỏng vấn phải sử dụng lập luận chặt chẽ. đúng mức, có tính xây dựng. Mạnh dạn từ chối những điều không biết, nắm không chính xác. Tận dụng báo chí để chuyển tới người nghe (công chúng) những suy nghĩ, dự định của Luật sư với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp cho đương sự trong vụ án hình sự; cho công chúng bièt rõ hơn về mình, về công việc của Luật sư.

[b] Thái độ tích cực: Luôn niềm nở, cởi mở, thân thiện, tạo cảm tình tốt của phóng viên; nhưng không thân mật quá, mà hãy tạo cảm giác Luật sư là một người có vị thế trong xã hội, một nhà trí thức.

[c] Đừng sợ tốn thời gian trả lời các câu hỏi.

[d] Hãy đoán trước những câu hỏi mà phóng vièn có thẻ hỏi để không bị lúng túng khi trả lời.

[đ] Hãy chuẩn bị kỹ thông tin trước khi trà lời phóng viên.

[e] Báo chí có quyền thế hiện quan điểm cùa họ. Bởi vậy, luôn lưu ý, giữ bình tĩnh và tìm cách trả lời thích hợp nếu phóng viên nêu những câu hỏi gay gắt, khó trả lời.

[f] Luật sư có quyền thể hiện quan điểm của mình, vì vậy hãy yêu cầu phóng viên cho xem lại bài phòng vấn trước khi đăng lên báo để kiểm tra lời lẽ, ý tứ có đúng với những gì Luật sư muốn nói không. Nếu thấy không phải, hãy yêu cầu phóng viên sửa lại cho đúng ý mình.

[g] Nhận biết những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân Luật sư khi tiếp xúc với báo chí. Tập trước để tránh mắc phải những điểm yếu (nói ngọng, lắp, dài dòng...).

[h] Hãy trao đổi một cách trung thực, không giấu diếm, nhưng không nói quá những vấn đề Luật sư biết. Hãy thể hiện cho độc giả thấy Luật sư có thể gặp phải một số khó khăn, hạn chế trong quá trình làm nghề, những thuận lợi và điểm mạnh cũng đủ để Luật sư hoàn thành tốt công việc của mình.

[i] Chuấn bị trước bài trả lời với các ý rõ ràng, đầy đủ; chuẩn bị trước một số câu nói ngắn nhưng nói được đúng ý mà người nghe muốn nghe, nếu được, sử dụng các câu thành ngữ, tục ngữ, điển hình của những vụ án mà Luật sư từng tham gia.

[k] Người nghe, người xem là nhân dân cà nước, vì vậy dùng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu, tránh dùng tiếng địa phương. Tuy nhiên, các câu từ, thuật ngữ pháp lý phài dùng chính xác. Cần phân biệt sử dụng chính xác giữa thuật ngữ khoa học pháp lý và pháp luật thực định.

[l] Trả lời rõ ràng, đủ ý từng câu hỏi. Không trả lời theo định hướng của phóng viên; dù câu hỏi về nội dung gì thì cùng nên trả lời những ý mà người nghe muốn nghe.

[m] Gặp câu hỏi khó, không nên trả lời: “Tôi không biết” hoặc "Tôi không có ý kiến gì”, mà nên nói: “Xin lồi, tôì chưa sẵn sàng trả lời câu hỏi này”.

[n] Trong khi trả lời phỏng vấn về vụ việc mà Luật sư đang tham gia, Luật sư phái thế hiện thái độ tự tin, trà lời thẳng thắn, chặt chẽ nội dung phỏng vấn nhưng đảm bảo bí mật điều tra, bí mật của khách hàng. Với những vấn đề Luật sư chưa năm chắc thông tin thì không nên trả lời theo cảm tính hay suy diễn. Từ thực tiễn hành nghề, các Luật sư cần thận trọng khi tiếp xúc, nghiên cứu các tài liệu có thể được coi thuộc về "bí mật điều tra" qua đó xác định và đảm bảo phạm vi những thông tin cung cap cho báo chí phù họp.

[o] Lưu ý khi cung cấp thông tin về vụ án hình sự: Các thông tin, tài liệu do cơ quan điều tra ban hành, cung cấp, trao đôi ý kiến với các cơ quan tiến hành tổ tụng, các cơ quan chức năng khác, các báo cáo sơ kết. tồng kết và báo cáo tiên độ điều tra liên quan trực tiếp đến vụ án có đóng dấu “Mật” mà nếu bị tiết lộ, có thể ảnh hưởng đến thẩm quyền, chức năng và hiệu quả tiến hành các hoạt động điều tra của cơ quan điều ưa.

• Những tin báo, tố giác về tội phạm mà nếu tiết lộ sẽ khiến cho việc điều tra tội phạm gặp khó khăn, kẻ phạm tội bỏ trốn hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống, an toàn của người cung cấp, tố giác tội phạm.

• Nội dung các thông tin, trao đổi đã được ghi nhận trong các biên ban hỏi cung bị can, biên bản đối chất, biên bản làm việc, biên bản xác minh, thực nghiệm... mà Điều tra viên đã cung cấp, sao chụp, thông báo cho Luật sư và lập biên bản yêu cầu Luật sư phải giữ bí mật.

• Các yêu cầu điều tra bổ sung do Viện kiểm sát hoặc Kiểm sát viên yêu cầu đối với cơ quan điều tra có đóng dấu “Mật”, mà nếu tiết lộ có thể ảnh hưởng đến quá trình điều tra.

• Về thời điểm xác định giới hạn bắt đầu và hết hiệu lực của những thông tin được coi là “bí mật điều tra” mà Luật sư có trách nhiệm không được tiêt lộ, đó là toàn bộ thời hạn từ khi cơ quan điều tra chấp thuận tư cách người bào chữa cho bị can hoặc chính thức thông báo về nghĩa vụ tuân thủ “bí mật điều tra” và được lập thành biên bàn chính thức, cho đến khi kết thúc điều tra, tống đạt bản kết luận điều tra cho bị can hoặc những người tham gia tố tụng khác.

• Luật sư cũng cần hiểu, chính các cơ quan tiến hành tố tụng mói có quyền xác định giá trị “mật” của hồ sơ vụ án và yêu cầu Luật sư giữ bí mật theo Điều 177 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về không được tiết lộ bí mật điều tra: “Trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này được ghi vào biên bản”. Do vậy, khi cung cấp các thông tin cho báo chí, Luật sư cần năm rõ những quy định này, tránh vi phạm pháp luật.

[o] Lưu ý đối với phỏng vấn truyền hình: Khi Luật sư xuất hiện trước truyền hình, người nghe không chỉ nghe những điều Luật sư nói mà còn chú ý quan sát Luật sư, từ tư thế ngồi, nét mặt, cử chỉ, đầu tóc, quần áo... Qua đó, người nghe có thể có ấn tượng tốt hoặc không tốt về Luật sư, ảnh hưởng đến uy tín. Vì vậy, Luật sư lưu ý:

• Ngồi thẳng, tư thế thoải mái trong suốt cuộc phỏng vấn;

• Giữ nét mặt bình tĩnh, tự tin. Sử dụng cử chi tay tự nhiên, không đưa tay quá màn hình máy quay hoặc che màn hình máy quay;

• Tóc chải gọn gàng, quần áo đơn giản, lịch sự; 

• Tránh mặc quần áo kẻ sọc hoặc có hoa văn và những chi tiết lấp lánh. Chọn màu phù hợp, tránh lòe loẹt. Tốt nhất là mặc trang phục chính thức của Luật sư khi tham gia phiên tòa;

• Đối với phụ nữ, nếu trang điểm hãy trang điểm nhẹ nhàng, đậm hơn thường ngày để lên hình không bị nhợt nhạt, nhưng không quá đậm. Tránh đeo những trang sức to, nặng có thể gây tiếng động vào micro;

• Khi trả lời qua truyền thanh, ngôn ngữ nói rất quan trọng. Âm lưọng giọng nói, tốc độ nói, ngữ điệu, cách dùng từ... cần tuân theo văn bản đã chuẩn bị trước (nếu có).

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest


Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng tiếp xúc với cơ quan báo chí của Luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.44315 sec| 1172.438 kb