Kỹ năng của luật sư: tư vấn pháp luật về huy động vốn

"Nếu bạn muốn biết giá trị của tiền, hãy thử đi vay một ít xem"

Benjamin Franklin

Kỹ năng của luật sư: tư vấn pháp luật về huy động vốn

Huy động vốn là quá trình hình thành cơ cấu nguồn vốn kinh doanh và phát triển các nguồn vốn khác tài trợ cho hoạt động kinh doanh, từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Huy động vốn bao gồm các giao dịch tài chính: (i) Vay vốn tín dụng ngân hàng hoặc vay vốn của tổ chức, cá nhân khác; (ii) Phát hành trái phiếu doanh nghiệp; (iii) Huy động vốn (chiếm dụng vốn) của nhà cung cấp hoặc của sói tác kinh doanh thông qua quan hệ hợp đồng. 

Để có đủ các dữ liệu đầu vào cho hoạt động tư vấn. Luật sư cần thu thập và phân tích, làm rõ các thông tin của khách hàng: (i) năng lực tổ chức quản lý kinh doanh, (ii) năng lực tài chính và (iii) hồ sơ pháp lý doanh nghiệp.

Liên hệ

Luật sư cần quan tâm xem xét và tư vấn cho khách hàng về các vấn đề pháp lý trong quá trình huy động vốn được ghi nhận tại chỉ tiêu nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) thuộc phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán; bao gồm:

- Thẩm quyền quyết định huy động vốn: (i) Đối với vốn đầu tư trung hạn (từ trên 01 một năm đến 05 năm) và vốn đầu tư dài hạn (trên 05 năm) dùng để mua sắm tài sản cố định và có giá trị giao dịch bằng hoặc lớn hơn 35% tống giá trị tài sản ghi lại báo cáo tài chính ngân hàng; (iii) Thời hạn hoàn thành việc phân phối chứng khoán là chín mười ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực và có thể được Ủy bán Chứng khoán Nhà nước gia hạn thêm không quá ba mươi ngày.

- Kiểm soát các rủi ro pháp lý liên quan đến quyết định đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc quyết định hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng của ủy ban Chứng khoán Nhà nước, theo các quy định hiện hành của pháp luật chứng khoán.

- Tham chiếu theo các chế định khác của pháp luật về chứng khoán, để chuẩn bị thông tin và nám vừng cơ sở pháp lý, sẵn sàng tư vấn cho khách hàng thủ tục chào bán, hợp đồng góp vốn đầu tư (hợp đồng góp vốn bằng tiền hoặc tài sản giữa các nhà đầu tư với tổ chức phát hành hợp đồng, nhằm mục đích lợi nhuận và được phép chuyển đổi thành chứng khoán khác) ra công chúng, nhằm tạo lập vốn bổ sung cho doanh nghiệp.

I- HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA HỢP ĐỒNG VAY VỐN

Đây là kênh huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Vay vốn ngân hàng với phương thức phổ biến và điển hình là thông qua hợp đồng tín dụng giữa doanh nghiệp với tổ chức tín dụng (thường là ngân hàng thương mại). Do đỏ. Luật sư cần xem xét và tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ vay vốn và thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng như sau:

(i) Hồ sơ vay vốn bao gồm:

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp: Điều lệ công ty; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (nếu có); chứng nhận (Tờ khai) thông tin đăng ký thuê; báo cáo cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh, bộ máy kế toán, chức danh quản lý chủ chốt, đặc biệt là làm rò thông tin về người đại diện theo pháp luật và Kế Toán trường.

- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của tổ chức tín dụng) nêu rõ mục đích sử dụng vốn vay. dự án đầu tư/phương án kinh doanh có tính khả thi và hiệu quả (có lợi nhuận) kèm theo nghị quyết phê duyệt của lệ đồng quản trị;

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Báo cáo tài chính 03 năm gần nhất hoặc Báo cáo tài chính từ khi doanh nghiệp thành lập đến thời điểm vay vốn kèm theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phê duyệt báo cáo tài chính; tỷ lệ vốn tự có tài trợ cho dự án kinh doanh; cơ chế quản lý tài chính minh bạch và hiệu quả (hồ SƯ kế toán và quản lý tài chính); nguồn tài chính (dòng tiền vào) đề trả nợ gốc và lãi vay;

- Mức tín nhiệm: Phần Ánh mức độ tin cậy, mức độ rủi ro đầu tư và khả năng hoàn trả các khoản vay hoặc kết qua xếp hạng tín dụng và kết quả phân loại nợ gần nhất của tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp, theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh (nếu có) cho khoản vay dự kiến;

(ii) Hợp đồng tín dụng thường sử dụng màu do tổ chức tín dụng phát hành, bao gồm các điều khoản chủ yếu sau: (i) Điều kiện vay: Hồ sơ pháp lý và hổ sở dự án kinh doanh, hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm...; (ii) Mục đích sử dụng vốn vay; (iii) Phương thức cho vay: Hồ sơ đề nghị rút vốn, thủ tục giải ngân...; (iv) số vốn vay; (và) Lãi suất cho vay; (vi) Thời hạn cho vay; (với) Hình thức bao đêm; (viii) Giá trị tài sản bảo đảm: (ix) Phương thức trả nợ: và (x) Những cam kết khác được các bên thỏa thuận: Hồ sơ kế toán và kiểm tra vốn vay, sử dụng vốn tự có, bảo hiểm tài sản, thủ tục thông báo... và khi tổ chức lại doanh nghiệp. Mặt khác. Luật sư cùng cân quan tâm xem xét và tư vấn cho khách hàng thực hiện đúng và đủ các thủ tục pháp lý về phê duyệt hoặc thông qua hợp đồng tín dụng theo quy định tại Điều lệ công ty và Luật Doanh nghiệp.

Đối với các hợp đồng vay vốn giữa doanh nghiệp với cá nhân hoặc tổ chức khác, thì Luật sư hướng dẫn khách hàng tham khảo, làm rõ các vấn đề pháp lý nêu trcn và các vấn đề pháp lý khác trên cơ sở kỹ năng tư vấn pháp luật hợp đồng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp (M&A).

II- HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Trái phiếu là bảng chứng xác nhận khoản vay (chứng khoán nợ) do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ tra gốc. lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu. Trái phiếu thường có mệnh giá là một trăm nghìn đóng hoặc bội số của một trăm nghìn đồng. Trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, bao gồm loại trái phiếu chủ yếu sau: (i) Trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành (chi loại hình công ty cổ phần) theo điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu; và (ii) Trái phiếu có bảo đảm: Trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba. hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán.

Quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp có trình tự và thủ tục gần giống quy trình phát hành cổ phần, bao gồm các thủ tục và do cơ quan hoặc người quản lý doanh nghiệp thực hiện hoặc phê duyệt như sau: (i) Lập phương án phát hành trái phiếu: Giám đốc (Tổng Giám đốc); (ii) Thẩm định phương án phát hành trái phiếu: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; (iii) Phê duyệt phương án phát hành trái phiếu: Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông; (iv) Đăng ký phát hành trái phiếu: Hội đồng quản trị và Giám đốc; (v) Tổ chức thực hiện phương án phát hành trái phiếu: Hội đồng quản tộ và Giám đốc.

Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành thông hai hình thức sau đây:

1-  Chào bán trái phiếu riêng lẻ 

Định nghĩa: Phát hành trái phiếu cho dưới một trăm (> 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet). Một số vấn đề pháp lý chính yêu mà Luật sư cần xem xét làm rõ. tư vấn cho khách hàng:

- Chủ thể phát hành trái phiếu phái hội du nhừng điều kiện theo quy định của pháp luật chứng khoán: (i) Doanh nghiệp có thời gian hoạt động toi thieu lãi một năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; (ii) Kết quả hoạt động kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lai. báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần...; (iii) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại pháp luật chuyên ngành; (iv) Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận; và (iv) Đòi với phát hành trái phiếu để tài trợ vốn cho các dự án đầu tư. thì doanh nghiệp phát hành phái dám báo duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu là hai mươi phần trăm (20%) trong Tổng Mức Đầu Tư của dự án đó.

- Phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung co ban sau: (i) Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; (ii) Mục đích phát hành trái phiếu và phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu; (iii) Khối lượng, loại hình, kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành; (iv) Tỷ lệ chuyển đối, thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi và biên độ biến động giá cổ phiếu (nếu có) đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi (Lưu ý: các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phủi cách nhau ít nhất sáu tháng, giá và thời điểm thực hiện mua cổ phiếu đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền; (và) Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu; (vi) Kế Hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu: và (vii) Các cam kết khác đối với chủ sở hữu trái phiếu.

Riêng đối với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền, thì chỉ duy nhất Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu.

- Hồ sơ phát hành trái phiếu bao gồm: (i) Phương án phát hành trái phiếu và quyết định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp; (ii) Các tài liệu và văn bản pháp lý chứng minh doanh nghiệp đii điều kiện để phát hành trái phiếu; (iii) Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có); (iv) Các hợp đồng bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, hợp đồng dụi lý và các tài liệu liên quan khác (nếu có); và (v) Hồ sơ pháp lý chứng minh dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng nguồn vốn trái phiếu đà hoàn thành các thủ tục về đầu tư và đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, trong trường hợp phát hành trái phiếu để thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp.

- Chủ thể mua trái phiếu doanh nghiệp bao gồm các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài; cần phải lưu ý về hạn chế chuyển nhượng trong thời gian tối thiếu một năm đối với chủ thể mua trái phiếu chuyển đổi. chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu, theo quy định của pháp luật chứng khoán và đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành. Riêng trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp, thì phải tuân thủ theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước (Thông tư số 22/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016).

- Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành thông qua các phương thức sau: (i)đấu thầu phát hành trái phiếu: Lựa chọn các tổ chức đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành; (ii) Bảo lãnh phát hành trái phiếu: Bán trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành; (iii) Đại lý phát hành trái phiếu: ủy thác cho một tổ chức khác thực hiện bản trái phiếu cho các đối tượng mua trái phiếu. Các nhà tư vấn tài chính tham gia cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành bao gồm các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác được phép cung cấp dịch vụ đầu thu, báo lành và đại lý phát hành. Hợp đồng mua bán trái phiếu giữa doanh nghiệp phát hành với nhà đầu tư có các nội dung tương tự như hợp đồng tín dụng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Chào bán trái phiếu ra công chúng

Định nghĩa: việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu (chào bán trái phiếu doanh nghiệp) theo một trong các phương thức sau đây: (i) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kế cả internet; (ii) Chào bán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; (iii) Chào bán cho một sổ lượng nhà đầu tư không xác định. Đây cũng là một trong những trường hợp điển hình của công ty đại chúng phát hành chứng khoán ra công chúng, bao gồm những vấn đỏ pháp lý tưởng tự như hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng đà được đồ cặp ở Mục 1.1.2 nêu trcn. Nhưng có một số điểm khác biệt cần được làm rõ như sau:

- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm;

- Ngoài các yêu cầu về chủ thể phát hành trái phiếu như đã đề cập thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước và ra thị trường quốc tế có nghĩa vụ thông báo bang văn ban về việc phát hành trái phiếu với Bộ Tài chính;

- Trái phiếu doanh nghiệp có thể được đưa ra chào bán tại thị trường quốc tế, khi đáp ứng đủ các điều kiện và thực hiện đúng các thu tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật chứng khoán (Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018).

III- HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA HỢP ĐỒNG KINH DOANH - THƯƠNG MẠI (NỢ THƯƠNG MẠI)

Đây chính là các thỏa thuận giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp (người bán), người mua, đối tác kinh doanh về điều khoản đặt cọc, thanh toán (tạm ứng) trong hợp đồng kinh doanh - thương mại hoặc chuyển giao tài sản cho mượn, cho thuê, góp vốn, cung ứng trước vật tư...

Theo đó, trên cơ sở các chi tiêu tài chính (chi phí vốn. lợi nhuận, thời gian sử dụng vốn...) của dự án kinh doanh. Luật sư cần tư vấn cho khách hàng phân tích (áp dụng mô hình SWOT - Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức) các phương án huy động vốn (nợ thương mại. vay vốn ngân hàng, vay vốn của cá nhân hoặc doanh nghiệp khác), đánh giá tính hợp lý của phương án huy động vốn từ nhà cung cấp, người bán hoặc đối tác kinh doanh, lựa chọn các điều khoản sau đây:

- Ứng trước nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ, tiền hàng (tạm ứng) của người mua hàng: Có thể đưa thêm mệnh đề "Hợp đồng chi cổ hiệu lực khi doanh nghiệp nhận được dù số tiền tạm ứng từ người mua... " vào phần cuối của hợp đồng;

- Đặt cọc thực hiện hợp đồng bảng tiền;

- Thanh toán chậm tiền hàng của người bán;

- Đối tác kinh doanh, người mua. người bán hỗ trợ cho doanh nghiệp thuê tài sản cố định để thực hiện hợp đồng thương mại và bù trừ chi phi thue khi thanh lý hợp đồng thương mại giữa hai bên;

- Đối tác kinh doanh chuyển giao tài sản cho doanh nghiệp theo thỏa thuận hợp tác kinh doanh; người mua, người bán hỗ trợ cho doanh nghiệp mượn tài sản dê thực hiện hợp đồng thương mại giữa hai bên.

Luật sư cần tham chiếu Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 để sẵn sàng tư vấn cho khách hàng về thủ tục phát hành, sử dụng công cụ thương phiếu (Hối phiếu nhận nợ, Hối phiếu đòi nợ...) trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với quy luật vận động, phát triển của thị trường tài chính.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp từ Giáo trình Tư vấn Pháp luật cho Doanh nghiệp - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư: tư vấn pháp luật về huy động vốn

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.57471 sec| 1141.813 kb