Làm sao để khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn?

03/06/2024
Đinh Hồng Giang
Đinh Hồng Giang
Khi ly hôn, tòa án sẽ chỉ định bố hoặc mẹ có quyền nuôi con. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, người bố hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con muốn giành lại quyền nuôi con. Vậy trình tự, thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ được tiến hành như thế nào?

1- Ai được quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn?

Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi ly hôn, vợ chồng chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc sau đây:

(i) Căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

(ii) Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Không được cho gặp con sau khi ly hôn phải làm sao?

Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 năm quy định:

(i) Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

(ii) Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

(iii) Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở, trừ trường hợp bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con theo quy định.

Người nào hạn chế quyền thăm gặp con của người không trực tiếp nuôi con thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5 triệu đến 10 triệu đồng trừ trường hợp Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người không trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn Công ty Luật TNHH Everest

3- Có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức sau đây, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

(i) Người thân thích;

(ii) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

(iii) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

(iv) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là hoàn toàn có thể và được thực hiện khi có quyết định của Tòa án về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

4. Căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

(i) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.

(ii) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu con đã đủ 07 tuổi trở lên thì trước khi quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, Tòa án sẽ xem xét thêm nguyện vọng của con về vấn đề này.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

5- Làm thế nào để giành lại quyền nuôi con sau ly hôn?

Khi muốn giành lại quyền trực tiếp nuôi con thì cha/mẹ (người không trực tiếp nuôi con) có thể nộp đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con đến Tòa án nhân dân cấp huyện (hoặc cấp tỉnh trong trường hợp có yếu tố nước ngoài) nơi người trực tiếp nuôi con cư trú để được giải quyết theo thẩm quyền.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

(i) Đơn khởi kiện về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn;

(ii) Bản án ly hôn (đối với trường hợp ly hôn đơn phương) hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn (đối với trường hợp ly hôn thuận tình);

(iii) Bảo sao giấy khai sinh của con;

(iv) Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người khởi kiện;

(v) Các tài liệu, chứng cứ chứng minh có căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện hợp lệ, Tòa án sẽ có thông báo để người khởi kiện nộp tạm ứng án phí. Khi đó người khởi kiện tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Sau khi nhận biên lai tạm ứng án phí, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Làm sao để khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Làm sao để khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Làm sao để khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.81884 sec| 964.141 kb