Lên kế hoạch và các bước chuẩn bị thành lập công ty luật

"Những giấc mơ sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu bạn không đi tìm chúng".

- Vince Lombardi 

Lên kế hoạch và các bước chuẩn bị thành lập công ty luật

Lên kế hoạch là bước quan trọng trong các bước của quá trình chuẩn bị trước khi thành lập công ty luật. Những hoạt động ban đầu của công ty luật thường sẽ phát sinh ba (03) loại chi phí lớn, đó là: [1] tiền lương trả cho nhân viên, [2] tiền thuê văn phòng, và [3] chi phí mua sắm các trang thiết bị văn phòng. Luật sư cần lên danh sách các vị trí nhân viên dự kiến sẽ được tuyển dụng, một số địa điểm tiếm năng dự kiến sẽ được thuê làm trụ sở văn phòng và các loại trang thiết bị văn phòng tối thiểu cần mua trong thời gian tối thiểu là 06 tháng, kể từ khi công ty luật được thành lập. Đồng thời, luật sư cần lưu ý những chuẩn bị khác cho thành lập công ty luật.

Liên hệ

I- LÊN KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ THÀNH LẬP CÔNG TY

Lên kế hoạch này là bước quan trọng trong các bước của quá trình chuẩn bị trước khi thành lập công ty luật. Những hoạt động ban đầu của công ty luật thường sẽ phát sinh ba loại chi phí lớn nhất đó là tiến lương trả cho nhân viên, tiền thuê văn phòng và chi phí mua sắm các trang thiết bị văn phòng. Bạn cần lên danh sách các vị trí nhân viên dự kiến sẽ được tuyển dụng, một số địa điểm tiếm năng dự kiến sẽ được thuê làm trụ sở văn phòng và các loại trang thiết bị văn phòng tối thiểu cẩn phải mua trong thời gian tối thiểu là 06 tháng từ khi công ty luật được thành lập.

1- Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự 

Kinh nghiệm cho thấy, trong giai đoạn đẩu mới thành lập, công ty luật nên tuyển dụng những ứng viên nào mà có thể làm được nhiều loại công việc khác nhau trong văn phòng để tận dụng họ ở nhiều vị trí công việc khác nhau trong bối cảnh công ty luật chưa có hoặc có rất ít công việc pháp lý của khách hàng. Tại thời điểm này, do không có nhiều công việc hành chính và bạn cũng chưa thể chuyên môn hóa nhân viên vào từng vị trí công việc riêng biệt nên bạn có thể tận dụng tối đa nguồn lực bằng cách giao nhiều vai trò công việc cho một cá nhân. Ví dụ, kế toán sẽ kiêm luôn thủ quỹ, tiếp tần sẽ kiêm luôn nhân viên trà nước và vệ sinh văn phòng, trợ lý luật sư sẽ kiêm luôn thư ký, luật sư tranh tụng sẽ kiêm luôn luật sư tư vấn và làm thủ tục giấy tờ pháp lý.

Do đó, một công ty luật lý tưởng ban đầu mới thành lập nên gồm có bạn với tư cách là giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật và cần thêm ít nhất 6 người hỗ trợ nữa, bao gồm: 01 luật sư tranh tụng để ra tòa hay trung tâm trọng tài, 01 luật sư tư vấn để cung cấp tư vấn pháp lý, 02 trợ lý luật sư kiêm thư ký để hỗ trợ cho luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn ở trên, 01 kế toán kiêm thủ quỹ và 01 lễ tân kiêm văn thư.

Tiền lương trả cho nhân viên thường sẽ bao gồm các khoản sau đây: lương cố định (sẽ là lương trước thuế (gross) hay lương sau thuế (net) tùy thuộc vào quyết định từ đầu của bạn), các khoản trợ cấp và khoản thưởng. Ngoài các khoản có liên quan đến tiền lương như trên, công ty luật còn phải đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc chẳng hạn như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí công đoàn thuộc nghĩa vụ của người sử dụng lao động cũng như chi trả các khoản chi phí huấn luyện nhân viên cho các nhà cung cấp dịch vụ huấn luyện bên ngoài, tiền trang phục, khám sức khỏe định kỳ, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho nhân viên.

2- Lên kế hoạch mua sắm tài sản cố định ban đầu

Để vận hành công ty luật trong giai đoạn đẩu mới thành lập, bạn cần phải mua sắm các loại trang thiết bị văn phòng tối thiểu phải có chẳng hạn như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in, máy quét tài liệu, tủ đựng hồ sơ, máy thu ầm, may chụp hình, điẹn thoại để bàn, máy sao chụp tài liệu, phần mềm kế toán, phần mềm quản trị nhân sự, phần mềm quản lý khách hàng, mềm tính phí dịch vụ pháp lý và ứng dụng tra cứu văn bản quy phạm pháp luật.

Trước khi quyết định mua sắm bất kỳ loại trang thiết bị văn phòng nào, bạn nên lập ra một danh sách chi tiết các loại trang thiết bị văn phòng mà bạn dự kiến sê mua và khảo giá ở một vài nơi để lên một bảng ngần sách chính xác nhất có thể, bạn cũng nên tìm hiểu công năng và nhãn hiệu của từng loại trang thiết bị văn phòng để từ đó sẽ quyết định bạn nên mua cái gì, loại gì và với giá tiền là bao nhiêu mà được xem là phù hợp lĩhất cho tình hình tài chính của công ty luật vào thời điểm đó.

3- Lên kế hoạch tài chính

(i) Lên ngân sách:

Việc lên ngân sách cho việc thành lập công ty luật và duy trì hoạt động của nó trong một khoảng thời gian tối thiểu hợp lý nào đó, thường sẽ là từ 03 đến 06 tháng từ khi thành lập, sẽ tùy thuộc rất nhiều vào việc bạn muốn hoạt động hành nghề một mình hay sê hợp tác với các luật sư hợp tác khác.

Bên cạnh đó, việc định hướng lĩnh vực pháp luật nào sẽ là lĩnh vực pháp luật chính cho công ty luật cũng như những đối tượng khách hàng tiềm năng nào sẽ là đối tượng khách hàng chính của công ty luật cũng không kém phẩn quan trọng trong việc lên ngần sách hoạt động cho công ty luật

Bên cạnh đó, việc định hướng lĩnh vực pháp luật nào sẽ là lĩnh vực pháp luật chính cho công ty luật cũng như những đối tượng khách hàng tiềm năng nào sẽ là đối tượng khách hàng chính của công ty luật cũng không kém phẩn quan trọng trong việc lên ngân sách hoạt động cho công ty luật.

Lấy ví dụ, nếu lĩnh vực pháp luật thế mạnh mà bạn chọn lựa cho công ty luật là pháp luật về hình sự thì những khách hàng mục tiêu của công ty luật đa phần sẽ là người Việt Nam. Do đó, như được trình bày ở trên, bạn không cần phải chọn cho công ty luật một văn phòng quá sang trọng trong một tòa nhà văn phòng hạng A, B mà chỉ cần một căn nhà hay một căn biệt thự phố mặt tiền nào đó gần các tòa án, viện kiểm sát, hay trại giam nơi các khách hàng mục tiêu của bạn thường phải lui tới và vì vậy chi phí thuê văn phòng sẽ không quá cao.

Ngược lại, nếu lĩnh vực pháp luật mà bạn chọn là thế mạnh cho công ty luật là đầu tư nước ngoài thì những khách hàng mục tiêu của công ty luật của bạn đa phần sẽ là các công ty có yếu tố nước ngoài muốn vào đầu tư hay đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, bạn cần chọn văn phòng trong những tòa nhà văn phòng sang trọng ở tiêu chuẩn hạng B, B+ hay A với phí thuê khá cao trong trung tâm các thành phổ lớn. Bạn cũng phải tốn khá nhiều chi phí để thuê dịch vụ thiết kế văn phòng sao cho có được một không gian sang trọng, ấm cúng để góp phần tạo nên sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty luật. Bên cạnh đó, bạn cũng phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để tuyển dụng những nhân viên có trình độ chuyên môn khá hoặc giỏi, có trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề cao và có sự hiểu biết sâu rộng về hệ thống pháp luật của Việt Nam và quốc tế cũng như thông thạo một trong số ngoại ngữ phổ biến ví dụ như tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc để giao tiếp với khách hàng.

(ii) Chuẩn bị góp vốn:

Sau khi đã xác định được dự toán ngân sách cho việc thành lập và duy trì hoạt động cho công ty luật trong khoảng từ 03 đến 06 tháng kể từ khi thành lập, bước tiếp theo mà bạn cẩn làm là tìm nguồn tài chính để chi trả cho ngân sách dự kiến đó. Như bạn đã biết, đối với một doanh nghiệp dịch vụ vừa mới thành lập như công ty luật thì việc tìm nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng tại Việt Nam là gần như không thế. Bởi lẽ, tại thời điểm đó công ty luật chưa có lịch sử tín dụng với ngân hàng cũng như công ty luật cũng không có tài sản cố định nào được xem là có giá trị làm tài sản thế chấp để Vay vốn hay nếu có đi chăng nữa thì cũng không đáng để các tổ chức tín dụng quan tâm.

Do đó, nguồn tài chính của công ty luật vào thời điểm đó sẽ chủ yếu đến từ tiền tiết kiệm nhiều năm làm việc và của người phối ngẫu của bạn, nếu có; tiền mà bạn được gia đình, người thân của bạn cho vay, mượn hoặc từ những luật sư hợp tác nếu bạn chọn hình thức hợp tác với họ; vốn vay ngân hàng của cá nhân bạn và những người trong gia đình bạn hay từ nguồn vốn vay phục vụ cho các mục đích cá nhân khác của bạn.

Kinh nghiệm cho thấy rằng chi phí trung bình cho việc thành lập một công ty luật với 01 đến 02 luật sư thành viên và có từ 05 đến 06 nhân viên vào năm 2022 sẽ vào khoảng từ 250 đến 300 triệu đổng và chi phí duy trì hoạt động của công ty luật trong khoảng từ 03 đến 06 tháng đầu tiên từ khi thành lập sẽ vào khoảng từ 400 đến 500 triệu đồng. Tổng cộng, bạn và các luật sư cộng tác phải có trong tay ít nhất là từ 650 đến 800 triệu đồng thì mới có thể tự tin khi thành lập công ty luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

II- CÁC BƯỚC THÀNH LẬP CÔNG TY LUẬT

1- Biên bản ghi nhớ (Thoả thuận ban đầu)

Nếu có ý định thành lập văn phòng luật sư của mình, bạn sẽ không cần phải lo lắng về chuyện ký biên bản ghi nhớ với ai vì văn phòng luật sư sẽ chỉ có một mình bạn là chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định mời các luật sư hợp tác khác tham gia thì trước hết các bên phải thỏa thuận với nhau những vấn đề quan trọng nhất trong việc hợp tác hành nghề luật sư ví dụ như tỷ lệ vốn góp, cách phân chia thu nhập giữa các luật sư thành viên, quyền quản lý, điều hành và phần công công việc chuyên môn. Các điều khoản này sẽ là cơ sở nên tảng để từ đó các bên sẽ xây dựng nội dung chi tiết cho điều lệ công ty luật. Các thỏa thuận ban đẩu đó có thể được thực hiện dưới hình thức của một biên bản ghi nhớ (memorandum of understanding) không có sự ràng buộc về mặt pháp lý hay dưới dạng một hợp đồng nguyên tắc có hoặc không có ràng buộc pháp lý. Thậm chí, các bên cũng có thể chỉ thỏa thuận miệng với nhau về các vấn đề quan trọng vừa nêu ngay trước khi thành lập công ty luật.

Trên thực tế, việc chọn lựa một trong hai hình thức thỏa thuận nêu trên sẽ ít nhiều tùy thuộc vào việc bạn và các luật sư hợp tác đánh giá xem nếu trong trường hợp việc hợp tác giữa các bên không thành công thì mỗi bên sẽ phải chịu những thiệt hại gì ví dụ như gánh chịu các chi phí đầu tư ban đầu, các chi phí cơ hội, thiệt hại vì mất công việc làm hiện tại, V.V., để sử dụng hình thức biên bản ghi nhớ cho đơn giản, không phải mất thời gian của các bên. Tuy nhiên, nếu các bên nhận thấy rằng các bên sẽ có sự thiệt hại đáng kể từ việc hợp tác không thành công thì nên giao kết với nhau một hợp đồng nguyên tắc mà trong đó có quy định chi tiết về việc bổi thường thiệt hại cho mỗi bên theo từng trường hợp phát sinh cụ thể để có tính ràng buộc về mặt pháp lý và chế tài khi một bên nào đó vi phạm.

Bên cạnh đó, việc sử dụng hợp đồng nguyên tắc cũng sẽ giúp giải quyết một vấn đề tế nhị khác đó là có một số thỏa thuận nào đó có tính chất riêng tư và bảo mật, không tiện nêu ra trong điều lệ công ty luật mà phải nộp cho cơ quan cấp phép địa phương khi nộp hồ sơ thành lập pháp nhân theo yêu cầu của pháp luật về doanh nghiệp. Hợp đồng nguyên tắc có thể được các bên thỏa thuận rằng nó sẽ tiếp tục có giá trị pháp lý và ràng buộc các bên sau khi điều lệ công ty luật được ký kết và giấy đăng ký thành lập công ty luật được cấp để sử dụng cho mục đích ở trên nhằm thay thế cho việc phải đưa những thỏa thuận đó vào điều lệ công ty luật rồi có rủi ro là các bên thứ ba có thể biết nội dung của những thỏa thuận đó.

Về vấn đề này, pháp luật về doanh nghiệp và luật sư không có quy định nào yêu cầu các luật sư thành viên phải nộp biên bản ghi nhớ hay hợp đồng nguyên tắc giữa các thành viên góp vốn cho cơ quan cấp phép địa phương khi làm thủ tục cấp giấy đăng ký hoạt động hay trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cho nên sẽ không có biểu mẫu nào cho các loại tài liệu như vậy. Do đó, các bên hợp tác sẽ tự soạn tài liệu đó theo cách thức nào mà cảm thấy phù hợp nhất cho sự thỏa thuận giữa các bên miễn sao nội dung của những thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật.

2- Điều lệ công ty Luật

Sau khi có biên bản ghi nhớ hay hợp đồng nguyên tắc được các bên ký kết, để cho các luật sư thành viên có thể yên tầm bắt tay ngay vào các công việc chuẩn bị cho hoạt động của công ty luật thì ngoài các công việc quan trọng khác sẽ được trình bày ở các phần dưới, đây là lúc mà điều lệ công ty luật cần được soạn thảo để các bên ký kết.

Bạn nên xem điều lệ công ty như là khung sườn, nền móng của công ty luật trong khi tài chính sẽ là máu huyết lưu thông nuôi sống các bộ phận trong cơ thể của công ty luật. Bạn nên dành thời gian hợp lý cho việc dự thảo điều lệ, tránh trường hợp việc soạn thảo điều lệ chỉ là hình thức nhằm thỏa mãn các điểu kiện theo quy định của pháp luật để được cấp giấy đăng ký hoạt động mà quên đi vai trò quan trọng của điều lệ là quy định các vấn đề nội bộ giữa các luật sư thành viên.

Bạn cũng không nên tự mình soạn thảo điều lệ công ty cho dù bạn có thể làm được điều đó mà nên cùng với các luật sư hợp tác khác soạn thảo chúng hay bạn cũng có thể soạn thảo trước và đưa cho các luật sư thành viên khác đóng góp ý kiến hoàn thiện điều lệ công ty hoặc ngược lại. Bạn cần lưu ý rằng nếu điều lệ chỉ được soạn thảo có tính chất sơ sài theo yêu cầu của pháp luật thì trong tương lai khi gặp các tình huống phát sinh thực tế trong quá trình hoạt động thì bạn và các luật sư thành viên khác sẽ không biết cách xử lý như thế nào cho hợp tình, hợp lý nhất hoặc có thể các bên lại không đổng thuận vê cách xử lý để rồi dẫn đến những bất hòa không đáng có. Thậm chí, sẽ có thể phát sinh tranh chấp mà phải nhờ đến sự giải quyết theo pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà hệ quả của nó là làm cho công ty luật có nguy cơ bị tan vỡ.

Pháp luật về luật sư và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành không cung cấp mẫu điều lệ công ty luật mà chỉ yêu cầu dự thảo điều lệ công ty luật phải bao gồm ít nhất những nội dung chính sau đây:

(i) Tên và địa chỉ của trụ sở công ty luật;

(ii) Loại hình công ty luật;

(iii) Lĩnh vực hành nghề;

(iv) Họ và tên và địa chỉ thường trú của luật sư thành viên;

(v) Quyền và nghĩa vụ của luật sư thành viên;

(vi) Phần vốn góp của luật sư thành viên;

(vii) Điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên luật sư thành viên khỏi danh sách luật sư thành viên;

(viii) Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành;

(ix) Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

(x) Nguyên tắc phần chia lợi nhuận và trách nhiệm của luật sư thành viên đối với các nghĩa vụ của công ty luật;

(xi) Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản; và Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ.

Tuy nhiên, trong thực tế các nội dung bắt buộc như trên là chưa đủ vì vẫn còn khá nhiều những vấn đề khác cũng rất quan trọng đối với hoạt động của công ty luật mà cần phải được quy định chi tiết trong điều lệ công ty chẳng hạn như:

(i) Trục xuất luật sư thành viên vi phạm điều lệ và vi phạm quy định của pháp luật;

(ii) Tăng, giảm vốn điều lệ;

(iii) Thời gian luật sư thành viên dành cho công việc của công ty luật;

(iv) Tài khoản ngân hàng, tài khoản ủy thác của khách hàng;

(v) Hồ sơ sổ sách tài chính, kế toán, thuế;

(vi) Các hạn chế đối với luật sư thành viên;

Quy định về giải thể công ty luật:

(i) Nguyên tắc thanh lý tài sản của công ty luật khi có luật sư thành viên rút vốn, bao gồm cả tài sản vô hình, ví dụ như khách hàng, thương hiệu, nhân viên...);

(ii) Quy định về phân chia thu nhập cho luật sư thành viên mới;

(iii) Quy định việc mở hay đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa phương khác;

Quy định về điều kiện và thủ tục chia, tách, sáp nhập công ty luật; và Các vấn đề đặc thù khác.

3- Thủ tục thành lập công ty Luật

Theo quy định của pháp luật, để đăng ký hoạt động công ty luật, bạn phải chọn hình thức hoạt động là văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hay công ty luật hợp danh.

Nếu hình thức hoạt động của công ty luật là văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì bạn phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc của công ty luật là luật sư thành viên của Đoàn luật sư đó. Nếu hình thức hoạt động là công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hay công ty luật hợp danh mà các luật sư thành viên của công ty luật đêu là luật sư thành viên của một Đoàn luật sư nào đó thì bạn phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp địa phương nơi có Đoàn luật sư đó đặt trụ sở. Tuy nhiên, nếu là công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hay công ty luật hợp danh mà các luật sư thành viên của công ty luật là thành viên của các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì bạn phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tại địa phương nơi trụ sở của công ty luật  tọa lạc.

Hồ sơ đăng ký hoạt động của công ty luật sẽ bao gồm các loại giấy tờ dưới đây:

(i) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu;

(ii) Dự thảo Điều lệ công ty luật;

(iii) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư và bản sao Thẻ luật sư của các luật sư thành viên;

(iv) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của công ty luật (ví dụ như hợp đồng thuê nhà, hợp đồng cho mượn nhà); và

(v) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Công ty Luật hợp danh, Công ty Luật TNHH hai thành viên trở lên.

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ được nêu trên, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố sẽ cấp giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật và trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, với tư cách là trưởng văn phòng luật sư hoặc giám đốc công ty luật, bạn phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà bạn đăng ký là luật sư thành viên

4- Các thủ tục sau giấy phép (con dấu, bố cáo, lấy mã số thuế)

Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, công ty luật sẽ tiến hành thủ tục khắc dấu để được phép sử dụng mẫu dấu theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi công ty luật đăng ký thành lập có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho các cơ quan thuế, thống kê và các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền, ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Đoàn luật sư nơi công ty luật đặt trụ sở. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, công ty luật phải tiến phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp vê' những nội dung chính sau đây:

(i) Tên tổ chức hành nghề luật sư;

(ii) Địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch;

(iii) Lĩnh vực hành nghề;

(iv) Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác;

(v) Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Việc đăng ký để được cấp mã số thuế cho công ty luật sẽ được thực hiện sau đó theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

Tham khảo: "Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề Luật sư" của Luật sư Nguyễn Hữu Phước - Công ty Luật Phuoc & Partner.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Lên kế hoạch và các bước chuẩn bị thành lập công ty luật

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.35861 sec| 1175.844 kb