Lệnh về thủ tục số 1 (P01)

20/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Lệnh về thủ tục số 1 (P01) được quy định như thế nào?

Trong thực tiễn trọng tài quốc tế thì các quyết định tố tụng này đều do Hội đồng trọng tài soạn thảo và ban hành, ngoài Điều khoản tham chiếu ra thì đáng lưu ý nhất đối với các luật sư Việt Nam là lệnh về thủ tục số 1 (P01). Vậy lệnh về thủ tục số 1 (P01) được quy định như thế nào? Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc.

1- Lệnh về thủ tục số 1 (P01)

 Ngoài Điều khoản tham chiếu thì Lệnh về thủ tục số 1 cũng có ý nghĩa pháp lý quan trọng trong tố tụng trọng tài quốc tế. Do tầm quan trọng của văn bản này mà Hội đồng trọng tài thương mại quốc tế (ICCA) đã ban hành một danh mục của ICCA về các vấn đề mà Lệnh về thủ tục số 1 có thể quy định như sau :

  •  Các vấn đề về mặt cấu trúc: thẩm quyền, biện pháp khẩn cấp tạm thời, khiếu nại ngược lại, thủ tục rút gọn (fast track), tranh chấp nhiều bên, các vụ kiện có liên quan, sáp nhập vụ kiện.
  •  Phiên họp quản lý vụ kiện : họp trực tiếp hay họp qua điện thoại/video, những nỗ lực thỏa thuận về các điều khoản của Lệnh về thủ tục số  , kế hoạch cho phần còn lại của tố tụng trọng tài .
  •  Thời biểu tố tụng : tất cả các sự kiện cho đến phiên họp giải quyết tranh chấp, ngoài phạm vi phiên xử cho đến khi chấm dứt tố tụng trọng tài .
  • Luật điều chỉnh: cho thỏa thuận trọng tài, cho thủ tục tố tụng và cho nội dung tranh chấp .
  • Bảo mật : quy định bảo mật nào sẽ áp dụng, những quy định bảo mật đó có điều chỉnh tố tụng trọng tài, đệ trình bằng văn bản, chứng cứ, các quyết định và phán quyết .
  • Đặc quyền miễn trừ (privilege) : quy tắc nào sẽ áp dụng .
  • Đạo đức của cố vấn pháp lý : quy tắc nào sẽ áp dụng, nghĩa vụ tiết lộ xung đột lợi ích của luật sư.
  • Thư ký hành chính : khi nào thì sử dụng và dưới những điều kiện nào .
  • Để trình bằng văn bản : bao nhiêu vòng, bằng giấy hay bản điện tử, khổ giấy, việc đánh số, cách ghi trích dẫn, giới hạn số trang văn bản và có kèm theo chứng cứ bằng văn bản hay người làm chứng hay không.
  • Những đơn không nộp theo lịch trình đã thống nhất thủ tục thông báo cho Hội đồng trọng tài và bên kia.
  • Chứng cứ bằng văn bản: nộp kèm theo các bản đệ trình hoặc sau này, bằng giấy hay bản điện tử. khuôn khổ giấy, cách đặt tên và đánh số phụ lục.
  • Các văn bản không theo ngôn ngữ tố tụng trọng tài: ai sẽ trình bày và trả chi phí dịch thuật cho những văn bản này, so sánh, đối chiếu với bản gốc và cách bố trí.
  • Lời khai của người làm chứng, chuyên gia: nộp cùng với bản đệ trình hoặc sau này, có bao nhiêu vòng, nộp bản giấy hay bản điện tử, khuôn khổ giấy, thay thế lời khai trực tiếp hay chỉ mục lục, cách đánh số, đặt tên các phụ lục.
  • Chứng cứ của người làm chứng, chuyên gia không bằng ngôn ngữ trọng tài: việc dịch thuật, ai sẽ thu xếp việc dịch trực tiếp tại phiên xử.
  • Trao đổi văn bản tố tụng và các lời khai: thực hiện đồng thời hay nối tiếp nhau, thời hạn ở các múi giờ khác nhau.
  • Yêu cầu bên tranh chấp cung cấp văn bản và việc xuất trình văn bản: thời hạn, quy tắc áp dụng, sự cụ thể, thủ tục là quyết bất đồng.
  • Xuất trình các văn bản được yêu cầu: cho ai, theo khuôn khổ như thế nào,  trả chi phí, có được tự động ghi nhận lại không
  • Phiên họp chuẩn bị xét xử thời gian và địa điểm, họp trực tiếp hay qua điện thoại, video
  • Phiên họp chuẩn bị xét xử của Hội đồng trọng tài: Hội đồng trọng tài có lên danh sách các vấn đề hay câu hỏi không
  • Phiên họp giải quyết tranh chấp: ai sẽ đặt phòng họp, phòng nghỉ giải lao và chi trả cho chi phí đặt phòng, liệu có cần chuẩn bị hồ sơ sẵn tại phòng họp hay không: ai có quyền tham dự phiên họp và phải tuân theo những giới hạn nào (đại diện các bên, người làm chứng, chuyên gia làm chứng, họp trực tiếp hay qua video) ; phân bổ thời gian, phạm vi xét xử, cách thức và phạm vi kiểm tra người làm chứng, chuyên gia làm chứng; kết thúc trực tiếp hay tóm tắt sau phiên họp.
  • Biên bản các phiên họp : theo thời gian thực hay theo biên bản tốc ký, ai sẽ phụ trách thư ký ghi biên bản tốc ký, ngôn ngữ của biên bản tốc ký, ghi âm hay ghi hình, ghi âm một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau, làm thế nào để biên bản tốc ký trở thành bản cuối cùng .
  • Chi phí : bảo đảm chi phí, ngân sách và những kỹ thuật giới hạn chi phí khác, vấn đề chi phí sẽ được quyết định trong phán quyết về nội dung hay không, cách thức đệ trình về chi phí, thời hạn cho những đệ trình về chi phí  trước hay sau phiên xử về nội dung hoặc sau phán quyết từng phần về nội dung), có yêu cầu tiết lộ nguồn tài trợ cho việc tranh tụng tại trọng tài hay không.

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Lệnh về thủ tục số 1 (P01)

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.72295 sec| 945.906 kb