Liên đoàn luật sư Việt Nam

"Công lý không phải chỉ dành cho một phía, nó phải dành cho cả hai phía".

- Eleanor Roosevelt

Liên đoàn luật sư Việt Nam

Liên đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc của các Đoàn Luật sư và các Luật sư Việt Nam, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; có chức năng đại diện, tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các Luật sư, Đoàn Luật sư thành viên; có trách nhiệm xây dựng, duy trì các chuẩn mực đạo đức, quy tắc nghề nghiệp Luật sư, đảm bảo tính độc lập và chất lượng dịch vụ pháp lý, thực hiện cơ chế tự quản của Luật sư.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam có các cơ quan: Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc, Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Văn phòng Liên đoàn và Cơ quan đại diện Liên đoàn luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị trực thuộc khác.

Liên hệ

I- ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM 

Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 46/SL về tổ chức đoàn thể Luật sư. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946, 1959, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, 1992 đều khẳng định vai trò, vị trí của Luật sư và tổ chức Luật sư trong việc giúp đỡ về mặt pháp lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, đồng thời góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với những thắng lợi vẻ vang của cách mạng, của dân tộc và những bước phát triển của đất nước, đội ngũ Luật sư Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tự khẳng định vai trò, vị trí của Nghề Luật sư trong xã hội. 

Cùng với tiến trình phát triển của nền dân chù, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vai trò, vị trí quan trọng của Luật sư ngày càng được khẳng định và nâng cao. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa là quyền cơ bản của con người, từ đó đề cao vai trò của Luật sư trong việc góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, bảo vệ các quyền cơ bản của con người, quyên công dân trong giai đoạn mới xây dựng, phát triển dân chủ và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 

Liên đoàn Luật sư Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 12/5/2009, với tư cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc, ở thành ngôi nhà chung của giới Luật sư cả nước. Sau 02 nhiệm kỳ, số lượng Luật sư cả nước đã phát triển nhanh từ 5300 Luật sư vào năm 2009, đến nay đã tăng lên 14.400 Luật sư chính thức và khoảng 5000 người tập sự hành nghề Luật sư, dạt tỷ lệ 01 Luật sư /trên 9.000 người, riêng Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chi Minh chiếm hơn 2/3 tổng số Luật sư của cả nước.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đội ngũ Luật sư cỏ bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sạch, tạo lập niềm tin với Đảng. Nhà Nước và cộng đồng xã hội về đội ngũ Luật sư đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, góp phần vào ổn định an ninh chính trị, trật tự. an toàn xã hội, phát triển kinh tế và hội nhập như Nghị Quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra. Việc xây dựng và ban hành Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam năm 2011 (được ban hành mới năm 2019) đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng các giá trị chuẩn mực của Nghề Luật sư ở Việt Nam. 

Bằng sự trải nghiệm và kiến thức đấu tranh vì chính nghĩa, đội ngũ Luật sư Việt Nam đã tạo được niềm tin với xã hội. Luật Luật sư năm 2006, các Bộ luật tố tụng mới được ban hành năm 2015 đã tạo ra một vị thế mới cho Nghề Luật sư, ở đó vai trò của Luật sư được khẳng định góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Sự tham gia ngày càng tích cực hơn vào các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý cho nhân dân và doanh nghiệp của Luật sư đã trở thành điểm tựa tin cậy của thống chế chính trị nước nhả, nền tư pháp có được sự phản biện cần thiết đố có được sự cân bằng, khách quan. Có thể nói đó là thành quả lớn nhất của đinh hướng cải cách tư pháp, cùng với những chuyển biến ban đầuđáng khích lệ của hệ thống xét xử coi kết quả tranh tụng dân chù là cơ sở hình thành phán quyết của Tòa án. 

Hệ thống các Doanh nghiệp nhà nước và các Cơ quan tiến hành tố tụng đã có được nhận thức mới và có sự hỗ trợ nhất định cho đội ngũ Luật sư hành nghề và tham gia tố tụng, cơ chế quản lý đã tạo điều kiện cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp chủ động tiến hành các biện pháp tự quản. Cơ hội tham gia thị trường dịch vụ pháp lý, tư vấn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, đoành nghiệp trong nước và quốc tế đã được mà ra khi đất nước hội nhập sâu vào đời sống kinh tế quốc tế. tạo sự tin cậy từ Đảng, Nhà nước và người dân. Những thành quả đó tuy còn khiêm tốn, nhưng rất cơ bản, không thể phủ nhận. 

Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, hoạt động tố tụng hiện nay còn nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn xuất phát từ nhận thức của một số cơ quan người tiến hành tố tụng. Khuôn khổ pháp lý cho việc hành nghề Luật sư khá thông thoáng nhưng hiện còn bất cập trong vấn đề phát huy vai trò của đội ngũ Luật sư. Nhà Nước chưa ban hành các chính sách cải thiện môi trường dịch vụ pháp lý, bao gồm tăng các ưu đãi về thứ, hỗ trợ tài chính, dịch vụ ngân hàng trong việc hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho hoạt động dịch vụ pháp lý, áp dụng chính sách bào giảm và ưu đãi trong vay vốn hành nghề tư vấn pháp luật; chưa có cơ chế pháp lý bào đảm cho việc tham gia ngày càng nhiều hơn của Luật sư trong đàm phán thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài và soạn thảo, ký kết các hiệp định song phương và đa phương giữa Việt Nam các nước.

Ngoài ra, về mặt quản lý nhà nước, hiện nay thị trường dịch vụ pháp lý chưa được phân bố một cách đồng đêù, làm phát sinh sự mất cân đối ưong nhu cầu thụ hưởng về dịch vụ pháp lý. Nhànước chưa có chiến lược xây dựng các mô hình hành nghề Luật sư, trong đó tập trung phát triển một số tổ chức hành nghề tám cỡ, dù sức cạnh tranh trên thị trường dịch vụ pháp lý quốc tế. Việt Nam về cơ bản vẫn là một nước với nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, dân số ở vùng nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng hoạt động dịch vụ pháp lý ở phạm vi nông thôn rất hạn hẹp, mức độ tăng trưởng chậm, rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước. Mô hình tổ chức pháp chế ngành hoạt động chưa hiệu quả. Do đó, nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật nhằm hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Luật sư nói chung, của phạm vi hành nghề tư vấn pháp luật nói riêng trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường không chỉ xuất phát từ bản thản nội tại của tổ chức Luật sư, mà còn xuất phát từ chính yêu cầu quản lý của Nhà Nước. 

Nhu cầu hoàn thiện cơ chế và pháp luật về tổ chức và hoạt động của Luật sư như một thành tố bảo đảm thực hiện các quyền và tự do dân chủ của công dân, góp phần vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền đang được đặt ra cấp thiết, chỉ có thể nói đến dân chủ và bảo bảo tôn trọng quyền con người trong hoạt động tư pháp, là nhân tố đảm bảo sự công bằng khi Luật sư có được một vị thế bình đẳng thật sự với các Cơ quan tiến hành tố tụng và Luật sư có được vị thế là một chức danh tư pháp độc lập. Cần nhấn mạnh đến vai trò và sự đồng góp của đội ngũ Luật sư trong điều kiện đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và sẵn sàng đối diện với những thách thức trong thị trường dịch vụ pháp lý trong và ngoài nước.

Cải cách tư pháp hiện nay không chỉ phải bảo đảm các nguyên tắc và định hướng như Đảng và Nhà Nước đã đề ra. màn đặt tiến trình cải cách này trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế. Các thủ tục tố tụng, sự phối hợp, phân công và tính độc lập của các cơ quan tố tụng cần phải được hoàn thiện theo hướng giảm thiểu những xung đột về quyền tài phán và luật áp dụng, thống nhất vềmặt nhận thức và các quy phạm pháp luật trong việc điều chỉnh và giải quyết các vụ án. các tranh chấp kinh tế - dân sự; nhanh chóng hoàn thiện các quy định về tố tụng nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các đoành nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển, tiết giảm tối đa những chỉ phí ngoài pháp luật nhằm nâng cao tính minh bạch và sức cạnh tranh của nền kinh tế. 

Có thể nói, sự ra đời của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là phù hợp với đòi hỏi khách quan của tiến trình đổi mới đất nước, cải cách tư pháp vì hội nhập quốc tế. Việc thành lập Liên đoàn Luật sư Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển tổ chức và hoạt động của Luật sư. Cụ thể: 

Thứ nhất, góp phần hoàn thiện hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp Luật sư từ Trung ương tới địa phương, thực hiện có hiệu quả hơn nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư đã được Luật Luật sư ghi nhận. 

Thứ hai, là đổi mới thống nhất đại diện, bảo vệ quyền và lợi Ích hợp pháp của các Đoàn Luật sư, các Luật sư, đặc biệt là góp phần bảo đảm cho Luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của minh theo đúng quy định của pháp luật. Liên đoàn Luật sư Việt Nam để trở thành chỗ dựa tin cậy của các Luật sư trong phạm vi cả nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các Luật sư. đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực của Luật sư và hoạt động Luật sư. 

Thứ ba, Luật sư tổ chức đại diện thống nhất cho 62 Đoàn Luật sư và toàn thể các Luật sư Việt Nam. Liên đoàn Luật sư Việt Nam có trách nhiệm phát triển đội ngũ Luật sư ở Việt Nam cái về số lượng và chất lượng, đồng thời, tạo diễu kiện cho Luật sư hành nghề chuyên nghiệp hơn. hiệu quả hơn. 

Thứ tư, giữ vai trò quan trọng trong phát triển các Tổ chức hành nghề Luật sư và nâng cao vai trò của Tổ chức hành nghề Luật sư trong việc quản lý Luật sư và thông qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý của Luật sư. 

Thứ năm, là cầu nối giữa Luật sư và các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, mà rộng giao lưu giữa Luật sư Việt Nam với Luật sư của các nước trên thế giới và trong khu vực. Liên đoàn Luật sư Việt Nam với tư cách Luật sư tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư trong phạm vi cả nước có vai trò hỗ trợ chính cho các thành viên của mình trong môi trường hành nghề Luật sư quốc tế, trong việc giao lưu, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của các đoành nghiệp nước ngoài.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam: là tổ chức xã hội - nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc của các Đoàn Luật sư và các Luật sư Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; có chức năng đại diện, tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các Luật sư, Đoàn Luật sư thành viên; đồng thời có trách nhiệm quan trọng xây dựng và duy trì các chuẩn mực đạo đức, quy tắc nghề nghiệp Luật sư, đảm bảo tính độc lập và chất lượng dịch vụ pháp lý của nghề Luật sư, thực hiện chế sở tự quản của Luật sư theo quy định của Hiến pháp, pháp luật vi Điều luật của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định về tổ chức, hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam của Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyền, nghĩa vụ của các thành viên Liên đoàn; quan họ của Liên đoàn với các thành viên của minh, với các cơ quan, tổ chức có hèn quan trong và ngoài nước.

Biểu tượng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là hình tròn nền xanh da trời, chính giữa là cán cân công lý gắn với hình tượng cuốn sách, dưới cán cân công lý là dòng chữ “VIETNAMESE BAR FEDERATION”, hai bên mỗi bên có ba dải màu vàng đậm, phía trên là ngôi sao vàng hình ở Tổ quốc Việt Nam và dòng chữ: LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM. 

Tên giao dịch quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam: Vietnam Bar Federation (viết tắt là: VBF).

Trụ sở của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại: Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có chức năng đại diện, tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Luật sư. Đây không chỉ là tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ được thể hiện trong các văn bản pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam mà còn là sự khát khao, mong đợi và là một trong các lý do để ra đời tồn tại của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, chính sự ra đời của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã là sự kiện quan trọng và có tinh chất quyết định nhất trong công tác bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư Việt Nam. Luật sư Việt Nam đã có tổ chức đại diện ở cấp cao nhất của mình được thành lập theo quy định của pháp luật, có địa vị pháp lý, bình định và tự chủ trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác, đặc biệt là với các Cơ quan tiến hành tố tụng. 

Thứ hai, Liên đoàn Luật sư Việt Nam bảo vệ quyền hành nghề Luật sư thông qua công tác xây dựng pháp luật. Liên đoàn đã có đồng góp quan trọng thông qua các hoạt động của minh, thông qua các biên bản góp ý hoặc trực tiếp cừ thành viên tham gia soạn thảo, thẩm định các văn bản pháp luật trong đó có những văn bản trực tiếp tác động đến quyền hành nghề của Luật sư như Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự các văn bản pháp luật về Luật sư.

Thứ ba. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã giới thiệu hoặc cử đại diện để bầu hoặc tham gia Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tham gia các tổ chức, đoàn phí, hợp tác quốc tế,... thông qua đó trực tiếp hoặc gián tiếp bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư.

Thứ tư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã trực tiếp thực hiên hoạt động bảo vệ Luật sư, quyến hành nghề Luật sư trong các vụ việc cụ thể. Liên đoàn đã trực tiếp kiến nghi, trực tiếp cử đoàn công tác để giải quyết rất nhiều vụ việc cụ thể theo dé nghề của Luật sư. nhiều vụ việc, kiến nghị, yêu cầu của Luật sư được giải quyết.

Điều 65 Luật Luật sư năm 2006 quy định cụ thể các nhiệm vụ quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam:

- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Đoàn Luật sư, các Luật sư trong phạm vi cả nước.

- Giám sát Luật sư, Đoàn Luật sư trong việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; đề nghề Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề Luật sư. 

- Ban hành và giám sáp việc tuân theo Quy ttắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam không được trái với Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

- Tổ chức đào tạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam; xây dựng chương trình và hướng dẫn các Đoàn Luật sư thực hiện bói đường bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản trị. diễu hành Tổ chức hành nghề Luật sư.

- Tổ chức kiểm tra và chịu ách nhiệm vụ kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Luật sư theo quy định của Luật Luật sư và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

- Tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề Luật sư trong cả nước; tổ chức bình chọn, vinh danh Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư có uy tín, có nhiều cống hiến trong hoạt động nghề nghiệp.

- Quy định mẫu trang phục Luật sư tham gia phiên tòa, mẫu giấy đề nghị gia nhập Đoàn Luật sư; mẫu Thẻ Luật sư, việc cấp, đổi, thu hồi Thẻ Luật sư; hướng dẫn việc thực hiện rà soát, đánh giá hàng năm chất lượng đội ngũ Luật sư.

- Quy định việc miễn, giảm thù lao, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thù lao, chi phí của Luật sư.

- Quy định khung phí tập sự hành nghề Luật sư, khung phí gia nhập Đoàn Luật sư, phí thành viên.

- Hướng dẫn và giám sáp thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của Luật sư.

- Cho ý kiến về Dự án tổ chức đại hội, phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư; chỉ đạo Đại hội của Đoàn Luật sư.

- Đình chi thi hành và yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn Luật sư trái với Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; kiến nghị Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đối nghị quyết, quyết định, quy đ|nh của Đoàn Luật sư trải với quy định của pháp luật.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền. 

- Tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đồng góp, kiến nghị của Luật sư.

- Tham gia xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về Luật sư.

- Phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị và báo cáo cơ quan có thẩm quyền vềđè án tổ chức Đại hội, phương án nhân sự bầu các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

- Báo cáo Bộ Tư pháp việc tổ chức, hoạt động của Luật sư trong phạm vi toàn quốc và tổ chức, hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, kết quả Đại hội của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; báo cáo Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu; gửi Bộ Tư pháp nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

II- CÁC CƠ QUAN CỦA LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM

1- Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc:

Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc do Hội đống Luật sư toàn quốc triệu tập theo nhiệm kỳ năm (05) năm một lần. Đại hội có thế được triệu tập bất thường theo quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu câu của ít nhất hai phần ba (2/3) tong sõ ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phải sửa đói. bó sung Điều lệ Liên đoàn Luật sư. bầu bổ sung ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc.

Đại biểu Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc gồm: 

- Đại biểu đương nhiên là các ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc đương nhiệm và các ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc đã miễn nhiệm do không tái cử Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tại Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư trước Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc;

- Đại biểu do Đại hội nhiệm kỳ các Đoàn Luật sư bầu với số lượng theo sự phân bổ của Hội đồng Luật sư toàn quốc.

Đại biểu Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc phải là Luật sư có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư. Nội quy Đoàn Luật sư; có tinh thần trách nhiệm và khả năng đồng góp vào những quyết định của Đại hội; không phải là người đã bị xử lý kỷ luật trong nhiệm kỳ do vi phạm Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư, Nội quy Đoàn Luật sư hoặc đang bị Đoàn Luật sư. Liên đoàn Luật sư xem xét xử lý kỷ luật; không phải là người đang bị tạm giữ. tạm giam, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc hợp lệ nếu có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu được triệu tập tham dự. Trong trường hợp không dù hai phần ba (2/3) số đại biểu được triệu tập tham dự Đại hội thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày triệu tập lần thứ nhất phải triệu tập Đại hội lần thứ hai. Đại hội triệu tập lần thứ hai hợp lệ khi có trên một phần hai (1/2) số đại biểu được triệu tập tham dự. 

Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 

- Thảo luận báo cáo của Hội đồng Luật sư toàn quốc về kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ tiếp theo;

- Thông qua việc xóa đói, bổ sung Điều lệ (nếu có);

- Bầu ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư;

- Thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc của Ban Thường vụ Liên đoàn.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc được thông qua khi có trên một phần hai (1/2) số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành. 

Căn cứ quy định Điều lệ này và quy định của pháp luật, Hội đồng Luật sư toàn quốc hướng dẫn cụ thể cho từng kỳ Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc về nội dung, thành phần tham dự Đại hội, việc bầu đại biểu tham dự Đại hội; chuẩn bị các vân kiện và thực hiện các thủ tục cần thiết khác trình Đại hội thông qua.

2- Hội đồng Luật sư toàn quốc:

Đây là cơ quan lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc. Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ năm (05) năm theo nhiệm kỳ của Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc. Nhiệm kỳ của Hội đồng Luật sư toàn quốc kết thúc tại thời điểm Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc bầu ra Hội đồng Luật sư toàn quốc nhiệm kỳ mới.

Thành phần Hội đồng Luật sư toàn quốc gồm:

- Ủy viên đương nhiên là Chủ nhiệm đương nhiệm của các Đoàn Luật sư;

- Ủy viên do Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc bầu. Số lượng ủy viên do Đại hội bầu không quá một phần hai (1/2) số lượng ủy viên đương nhiên của Hội đồng Luật sư toàn quốc. 

Luật sư có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì có thể được bầu làm ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc: 

- Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 

- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chỉ hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư; 

- Có trình độ chuyên môn. năng lực xử lý công việc, đưa ra quyết định; có uy tín và tinh thần trách nhiệm, khả năng đồng góp vào những quyết định của Hội đồng; 

- Có điều kiện về thời gian, sức khỏe để tham gia hoạt động của Hội đồng và các ủy ban của Liên đoàn khi được phân công. 

Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được ứng cử Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc:

- Đã bị Đoàn Luật sư. Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc tổ chức đoàn thế mà đó tham gia xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong nhiệm kỳ; 

- Đang bị Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam xem xét xử lý kỷ luật; 

- Đang b| tạm giữ. tạm giam, truy cứu trách nhiệm hình sự

Việc bầu ủy viên Hội đồng LÝ toàn quốc được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. 

Người trúng cử ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc phải đạt được sổ phiếu trên một phần hai (1/2) tổng số phiếu bầu hợp lệ. Trong trường hợp số người đạt được số phiếu trên một phần hai (1/2) tống có phiếu bầu hợp lệ lớn hơn so với số ủy viên cán bầu thì người có số phiếu cao hơn LÀ người trúng cử; nếu có số phiếu bằng nhau thì người có thâm niên Luật sư lâu hơn sẽ là người trúng cử.

Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Ban hành Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư; 

- Quyết định những chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện nghị quyết và các quyết định của Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc; 

- Thông qua báo cáo công tác, báo cáo tài chính và chương trình hoạt động hàng năm của Liên đoàn; 

- Hướng dẫn vẽ thời gian tổ chức Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư; hướng dẫn nội dung và thủ tục tổ chức Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư; 

- Hướng dẫn việc bầu đại biểu tham dự Đại hội, chuẩn bị các văn kiện, quy trình đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng cử viên và các vấn để chi tiết liên quan đến việc bầu cử Hội đồng lý toàn quốc, Ban Thường vụ. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; bầu hoặc phê chuẩn Tổng Thư ký; giới thiệu ES vào danh sách ứng cử viên bầu vào Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ mới; 

- Quyết định số lượng ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch; bầu ủy viên Ban Thường vụ, các Phó Chủ tịch; bầu hoặc phê chuẩn Tổng Thư ký của Liên đoàn; miên nhiệm, bãi nhiệm ủy viên Ban Thường vụ. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc; 

- Quyết định việc triệu tập Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc; 

- Quy định khung phí tập sự hành nghề Luật sư, khung phí gia nhập Đoàn Luật sư, mức phí thành viên và tỷ lệ trích nộp phí thành viên của Liên đoàn; 

- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ này hoặc do Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc giao.

Hội đồng Luật sư toàn quốc họp thường kỳ một (01) lần trong một năm theo điệu tập của Ban Thường vụ Liên đoàn. Ban Thường vụ có thể triệu tập Hội đồng Luật sư toàn quốc họp bất thường để quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn hoặc một phần ba (1/3) số ủy viên Hội đổng yêu cầu. 

Các cuộc họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số ủy viên Hội đồng tham gia.

Nghị quyết của Hội đồng Luật sư toàn quốc phải được trên một phần hai (1/2) số ủy viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp biểu quyết tán thành. 

Hội đồng Luật sư toàn quốc có thể thông qua nghị quyết, quyết định bằng hình thức lấy ý kiến của các ủy viên Hội đồng bằng văn bân. Trong trường hợp này, nghị quyết được thông qua khi có trên một phần hai (1/2) số ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc tán thành. 

Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm vụ, quyền hạn sau: 

- Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc;
- Tham gia thảo luận những ván đế trong chương trình nghề sự của Hội dõng; biểu quyết thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng;
- Gương mẫu chỉ hành và thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng; phổ biến, thuyết phục Luật sư thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng;
- Hoàn thành tốt những nhiệm vụ, chức trách do Hội đồng hoặc Ban Thường vụ Liên đoàn phân công.

Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc thực hiện không đầyđủ hoặc không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì tùy theo mức độ có thế bị Hội đồng Luật sư toàn quốc khiển trách; hoặc bị tạm đình chỉ tư cách ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc; bị bãi nhiệm theo quy định tại các khoản 2. 3 Điều 11 của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. 

3- Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam:

Đây là cơ quan điều hành công việc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng Luật sư loàn quốc. Ban Thường vụ Liên đoàn có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Liên đoàn nhằm thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc, Hội đồng Luật sư toàn quốc và các nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn. 

Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn phải có đủ các tiêu chuẩn sau: 

- Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Có bàn lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư, Quy tắc đạo đức vì ứng xử nghề nghiệp Luật sư; 

- Am hiểu pháp luật, hoạt động tư pháp vấn Luật sư; 

- Có năng lực tổ chức, điều hành;

- Có uy tín trong giới Luật sư;

- Có điều kiện về thời gian và sức khỏe bé tham gia hoạt động của Ban thường vụ.

- Luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam thì không được ứng cử vào Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. 

Ban Thường vụ Liên đoàn do Hội đồng Luật sư toàn quốc bầu ra trong số ủy viên Hội đồng. Ban Thường vụ Liên đoàn gôm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Số lượng ủy viên Ban Thường Vụ Do Hội đồng Luật sư toàn quốc quyết định và không vượt quá hai mươi mốt (21) Luật sư.

Thể thức bầu Ban Thường vụ được áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Ban Thưởng vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Quyết định thành lập và quy định về tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan giúp việc của Liên đoàn, các đơn vị trực thuộc Liên đoàn; căn cứ nghị quyết của Hội đồng  Luật sư toàn quốc ban hành các quy chế, quy định nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn trong các lĩnh vực công tác;

- Cho ý kiến về Đề án tổ chức Đại hội, phương án nhân sự bầu vào các cơ quan của Đoàn Luật sư; hướng dẫn việc thực hiện nội dung, thủ tục tổ chức Đại hội nhiệm kỳ của Đoàn Luật sư theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam của Hội đồng Luật sư toàn quốc; 

- Triệu tập cuộc họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc; quyết định những vấn đề về chủ trương trong quá trình diễu hành giữa các kỳ họp của hội đồng Luật sư toàn quốc; quyết định kế hoạch công tác cụ thể sáu (06) tháng, hàng năm của Liên đoàn theo chương trình hoạt động, nghị quyết, quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc; 

- Phê duyệt giáo trình đào tạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, kế hoạch đào tạo Nghề Luật sư hàng năm;

- Hướng dẫn Đoản Luật sư quản lý tập sự hành nghề Luật sư; quyết định kế hoạch kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư và giám sáp hoạt động của Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư; quy định các loại biểu mẫu bổ tập sự hành nghề Luật sư, gia nhập Đoàn Luật sư; 

- Tổ chức giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư;

- Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; giám sát Luật sư, Đoàn Luật sư trong việc tuần thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nghị quyết của Hội đồng Luật sư toàn quốc, của Ban Thường vụ Liên đoàn; đinh chi thi hành, yêu cầu sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ nghị quyết, quy định, quyết định của Đoàn Luật sư trái với Điếu lệ, nghị quyết, quy định, quyết định của Liên đoàn; đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề trong trường hợp phát hiện Luật sư thuộc một trong các trường hợp phải bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề Luật sư theo quy định của pháp luật; kiến nghị Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dinh chỉ thi hành, yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn Luật sư trái với quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn nội dung, quyết định kế hoạch tổ chức b6i dưỡng bắt buộc và bồi dưỡng thường xuyên kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề; bồi dưỡng, giáo dục về chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho Luật sư; 

- Quy định cụ thể nghĩa vụ tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí của các Luật sư; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định này;

- Giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật sư và mười Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam;

- Tổ Chức tổng két, trao đổi kinh nghiệm hành nghề Luật sư và thực hiện các biện pháp khác nhau nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ Luật sư trong cả nước; tổ chức bình chọn, vinh đanh Luật sư, Tổ chức hành nghề Luật sư; 

- Tập hợp và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đồng góp của Luật sư với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Tổ chức để Luật sư tham gia xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Quyết định kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; quy định và hướng dẫn công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các thành viên;

- Báo cáo hàng năm và báo cáo theo yêu cầu của các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; gửi Bộ Tư pháp nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn Luật sư;

- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc do Hội đồng Luật sư toàn quốc giao.
Ban Thường vụ Liên đoàn họp thường kỳ ba (03) lần trong một năm và có thể họp bất thường dé thảo luận, quyết định những ván dễ thuộc thím quyển của Ban Thường vụ theo dó nghị của ít nhất một phim hai (1/2) sổ ủy viên Ban Thường vụ hoặc theo quyết định của Thường trực Liên đoàn. Cuộc họp của Ban Thường vụ hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba (2/3) SỔ ủy viên Ban '1 hường vụ tham dự.

Nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ Liên đoàn phái được trên một phần hai (1/2) SỐ ủy viên có mặt tại cuộc họp biểu quyết tán thành.

Ban Thường vụ Liên đoàn có thẻ thông qua nghị quyết, quyết định, bằng hình thức lấy ý kiến các ủy viên Ban Thường vụ bằng văn bản. Trong trường hợp này, nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trẽn một phần hai (1/2) SỐ ủy viên Ban Thường vụ tán thành. 

Thường trực Liên đoàn gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch có nhiệm vụ điều hành hoạt động thường xuyên của Liên đoàn giữa các kỳ họp của Ban Thường vụ Liên đoàn.

Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tham gia dãy đủ các phiên họp của Ban Thường vụ;

- Tham gia thảo luận những ván đế trong chương qlnh nghị sự của Ban Thường vụ; biểu quyết thông qua nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ;

- Gương mẫu chấp hành và thực hiện các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ; phổ biến, thuyết phục Đoàn Luật sư, Luật sư thành viên của Liên đoàn thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ; 

- Hoàn thành tốt những nhiệm vụ, chức trách được Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ phân công.

Ủy viên Ban Thường vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình từ khi được Hội đồng Luật sư toàn quốc bầu cho đển thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của Hội đồng Luật sư toàn quốc, trừ trường hợp miễn nhiệm theo quy dinh tại các điểm b. c, d khoản 1 Điều 11 hoặc bị bãi nhiệm theo quy định tại khoản 2 Dieu 11 của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Ủy viên Ban Thường vụ thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện nhiệm vụ. quyền hạn của minh thl tùy theo mức độ có thế bị Ban Thường vụ khiển trách hoặc bị tạm đình chỉ tư cách ủy viên Ban Thường vụ, bị bãi nhiệm theo quy định tại khoản 2,3 Điều 1 I của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

4- Văn phòng Liên đoàn và Cơ quan đại diện Liên đoàn luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Văn phòng Liên đoàn là cơ quan giúp việc của Liên đoàn. Chủ tịch Liên đoàn quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh, Phó Văn phòng Liên đoàn theo Nghị quyết của Ban Thường vụ Liên đoàn. 

Cơ quan đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan giúp việc thường trực của Liên đoàn tại khu vực phia Nam; Chủ tịch Liên đoàn quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng, Phó Cơ quan đại diện theo Nghị quyết của Ban Thường vụ Liên đoàn. 

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn Phòng Liên đoàn, Cơ quan đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ chí Minh do Ban Thường vụ Liên đoàn quy định căn cứ quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

5- Các đơn vị trực thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam:

Trường đào tạo Nghề Luật sư: có nhiệm vụ tổ chức đào tạo nguồn Luật sư; được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Luật sư, pháp luật về giáo dục, đào tạo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; có tải khoăn và con dấu theo quy định của pháp luật.
Câu lạc bộ Luật sư Thương mại quốc tế Việt Nam: có chức năng, nhiệm vụ tập hợp, phát huy trí tuệ và nguồn lực của các Luật sư, Tổ chức hành nghề Luật sư hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư, kinh đoành, thương mại có yếu tố nước ngoài đáp ứng nhu cầu tư vấn pháp lý vả tham gia tranh tụng các vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế; có tài khoản vả con dấu, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Quy chế của Câu lạc bộ. 

Trung tâm Tư vấn pháp luật: được thành lập và hoạt động theo quy dinh của pháp luật về tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và quy định của Điếu lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; có tài khoản và con dấu theo quy định của pháp luật. 

Tạp chí Luật sư: là cơ quan ngôn luận, là diễn đàn của giới Luật sư Việt Nam, nghiên cứu khoa học và ding tải các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ Luật sư; được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về báo chí Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; có tài khoản và con dấu theo quy định của pháp luật. 

Việc thành lập các đơn vị khác trực thuộc Liên đoàn theo quyết định của Hội đồng Luật sư loàn quốc tín cứ quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và quy định của pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Liên đoàn Luật sư Việt Nam do Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định.

Xem thêm: Dịch vụ Pháp chế doanh nghiệp (hay Luật sư nội bộ doanh nghiệp)

III- ĐIỀU LỆ CỦA LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ

Điều lệ là văn bản quan trọng nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Thực tế cho thấy, các quy định của Điều lệ liên quan tới tất cả các Luật sư giữ vị trí trong Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, Thường trực, Ban Thường vụ và hoạt động của các Luật sư. Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam không định được địa vị pháp lý, xác định được chức năng, nhiệm vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp trung ương và mối quan hệ với các Đoàn Luật sư, các Luật sư. Đây là văn bản quan trọng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, tác động đến các thành viên của Liên đoàn và các Đoàn Luật sư và đồng thời là văn bản thống nhất trong hoạt động của đội ngũ Luật sư cở nước, phù hợp với Luật Luật sư.

Căn cứ quy định của Luật Luật sư và pháp luật về hội, Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc thông qua Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, ký từ ngày được thông qua, Hội đồng Luật sư toàn quốc gửi Bộ Tư pháp Điếu lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam để xem xét phê duyệt. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Điếu lộ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày được phê duyệt.

Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam được áp dụng thống nhất đối với Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn Luật sư.

Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam Nam gồm những nội dung chính sau đây:

• Tôn chỉ, mục đích và biểu tượng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; 

• Quyền, nghĩa vụ của thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam; 

• Mối quan hệ giữa Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư; 

• Thủ tục gia nhập Đoàn Luật sư, rút tên khỏi danh sách Luật sư của Đoàn Luật sư, chuyên Đoàn Luật sư của Luật sư; 

• Nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của Luật sư; 

• Mẫu trang phục Luật sư tham gia phiên tòa; mẫu Thẻ Luật sư, việc cấp, đối, thu hồi Thẻ Luật sư; 

• Nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức, thl thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư; mối quan hệ phối hợp giữa các Đoàn Luật sư trong việc quản lý Luật sư  và Tổ chức hành nghề Luật sư; 

• Cơ cấu, số lượng đại biểu, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội Đại biểu Luật sư loàn quốc, Đại hội toàn thể hoặc Đại hội Đại biểu Luật sư của Đoàn Luật sư; trình tự. thủ tục tiến hành Đại hội của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư; 

• Việc ban hành nội quy của Đoàn Luật sư; 

• Tài chính của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư; 

• Khen thưởng, kỷ luật Luật sư và giải quyết khiếu nại, tổ cao; 

• Nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư; 

• Quan hộ với cơ quan, tổ chức khác. 

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật sư và Đạo đức nghề Luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Liên đoàn luật sư Việt Nam

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.82937 sec| 1257.68 kb